Kỹ thuật tạo cây con và trồng rừng:

Một phần của tài liệu Bài giảng thuc vat trong thao cam vien (Trang 32 - 35)

Quả chai vỏ thường có màu vàng nhạt hoặc một phần quả có màu cánh dán, mắt quả to mẩy, nhân hạt chắc, cứng , một số mắt quả nứt để hạt tung ra ngoài. Nếu được bảo quản lạnh, hạt phi lao có thể cất trữ được 1-2 năm.

Trước khi gieo, ngâm hạt trong nước ẩm 45 độ C và để nguội dần sau l0-12h, vớt ra cho vào túi vải ủ trong bao tải, mỗi ngày rửa lại 1 lần trong nước ầm 30-40 độ C, khi hạt nút nanh đem gieo ra luống. Sau 8-10 ngày khi cây mạ cao 2-3cm thì nhổ cấy vào túi bầu 15x20cm hay 12x20cm với ruột bầu có tỉ lệ đất cát trẽn 50%. Tưới thường xuyên trong 3 tháng đầu mỗi ngày tưới 1 lần, 4-5lít/m2, 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần, tưới NPK pha loãng 1 %.

Cây xuất vườn phải đạt 7-8 tháng tuổi, có chiều cao l - l,20m, đường kính cổ rễ > 1cm.

Ngoài phương pháp tạo cây từ hạt, có thể tạo cây con bằng cành (dân gian thường gọi là lá) theo phương thức nhân vô tính, đặc biệt áp dụng đối với các giống phi lao chịu hạn Trung quốc dòng 601 ,701 mà Trạm giống cáy trồng Hàm Minh thuộc Trung tâm giống cây trồng Bình Thuận đã thực hiện thành công trong nhiều năm qua. Trong trồng rùng phòng hộ,phi lao có thể trồng theo mật độ từ 2.500-3.300 cây/ ha (2x2m hoặc 2 x l.5m) tùy theo kỹ thuật thiết kế cụ thể.

Lâm vồ

Lâm vồ hay Đa bồ đề - Ficus rumphii Blume, thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.

Mô tả: Cây gỗ lớn, có nhánh to, dày cỡ 5cm, rất nhẵn, vỏ mốc trắng. Lá hình tam giác cụt, có khi hơi thót lại ở cuống, có mũi nhọn hình tam giác và sắc dài 1cm, hơi dày, màu lục nhạt ở cả hai mặt, dài 8-12cm (tới 15cm) rộng 6-11cm, gân gốc 5, cuống lá mảnh, dài 3-5cm, quả sung xếp từng cặp trên những nhánh có lá, không có cuống, hình cầu, đường kính 7-12mm, khi chín màu đỏ sẫm.

Bộ phận dùng: Cành, nhựa, quả- Ramulus, Latex et Fructus Fici.

Nơi sống và thu hái: Loài của vùng Ấn Ðộ, Malaixia thường gặp ở các tỉnh phía Nam, lúc nhỏ phụ sinh. Thường được trồng làm cây cảnh. Còn phân bố ở Ấn Ðộ, Mianma, Malaixia, Inđônêxia.

Tính vị, tác dụng: Nhựa cây gây nôn, sát trùng; vỏ chống độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Ấn Ðộ, nhựa được dùng trị giun và làm dịu khi bị hen suyễn, vỏ cây dùng trị rắn cắn. Ở Inđônêxia, quả chín dùng chế thuốc bôi trị ghẻ.

Chi Thốt nốt hay chi Thốt lốt[1] (danh pháp khoa học: Borassus) là một chi của 5-10 loài thốt nốt thuộc họ Cau (Arecaceae), có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới châu Phi như Ethiopia, Niger, Nigeria, miền bắc Togo, Senegal v.v, miền nam châu Á và New Guinea. Chúng là các loại cây thân cau/dừa cao thẳng đứng, có thể cao tới 30 m. Lá dài, hình chân vịt, dài 2 - 3 m. Các lá chét dài 0,6-1,2 m. Cuống lá (mo) mở rộng. Hoa nhỏ, mọc thành cụm dày dặc, thuộc loại đơn tính khác gốc. Hoa đực nhỏ, có 3 lá đài, 3 cánh rời xếp lợp, 6 nhị ngắn, bao phấn 2 ô. Hoa cái to, gốc có lá bắc, đài và tràng rời, bầu hình cầu, có 3 - 4 ô, 3 đầu nhị cong. Quả lớn màu nâu hoặc nâu hạt dẻ hình dạng hơi tròn với 3 hạch, hạt thuôn chia 3 chùy ở đỉnh. Tại Việt Nam mọc và được trồng ở các tỉnh khu vực Nam Bộ giáp với

Campuchia. Tên gọi thốt nốt trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Khmerth'not. Đây là loài cây biểu tượng không chính thức của Campuchia.

Cây lược vàng (tên khoa học là Callisi fragrans) vốn được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở Nga. Có thông tin cho rằng, ở Nga, loại cây này được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như viêm đường hô hấp, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày, đau xương khớp, bệnh về tim mạch, huyết áp, thậm chí cả ung bướu... Tuy vậy, trên thế giới có rất ít công bố khoa học về thành phần và tác dụng của nó. Tại Việt Nam , cây lược vàng cũng mới chỉ được dùng chữa bệnh theo kinh nghiệm.

Hà thủ ô đỏ (danh pháp khoa học: Fallopia multiflora, đồng nghĩa: Polygonum multiflorum) là một loài hà thủ ô cây thân mềm, thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), bộ Cẩm chướng (Caryophyllales). Loài cây được sử dụng làm thuốc.

Hà thủ ô đỏ chủ yếu được biết đến như là một vị thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc.

• Tên gọi khác: Giao đằng, dạ hợp (xem tại đây)

• Nhận dạng: Hà thủ ô đỏ sống lâu năm, thân mềm dạng dây leo quấn với nhau, rễ phình to thành củ màu đỏ. Lá hình tim, đầu nhọn, dài 5 - 7cm, rộng 3 - 5cm. Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành hoặc nách lá, mang nhiều hoa. Hoa nhỏ, màu trắng, 3 mảnh vòng ngoài lớn lên cùng quả. Quả 3 cạnh, khô, không tự mở.

• Mức độ nguy cấp: bậc R

Do dược tính, hà thủ ô đỏ trong văn học (đặc biệt là trong thể loại tiểu thuyết kiếm hiệp) được hình tượng hoá lên thành một vị thuốc trường sinh.

Sâm đại hành

Tên khác: Tỏi lào, Hành lào, Kiệu đỏ. Eleutherine subaphulla Gagnep, thuộc họ Lay ơn (iridaceae). Cây cỏ, sống lâu năm, thân hành, có dò (củ) hình trứng giống như củ hành nhưng dài hơn, màu đỏ nâu, mọc hoang và được trồng ở khắp các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc bộ. Sâm đại hành dùng làm thuốc bổ máu, chữa mệt mỏi tiêu độc, kháng sinh, chống viêm, dùng dưới dạng nước sắc, ngâm rượu uống hoặc chế thành viên.

Xuyen tamlien:Thân mọc thẳng đứng, cao từ 0,3-0,8 m, nhiều đốt, nhiều cành. Lá nguyên, mềm, mọc đối, cuống ngắn, phiến lá ình trứng thuôn dài hay hơi có hình mác, hai đầu nhọn, mặt nhẵn, dai 3-12cm, rộng 1-3cm. Hoa màu trắng, điểm hồng, mọc thành chùm hình chuỳ ở nách lá hay đầu cành. Quả dài khoảng 15mm, rộng 3,5mm, hơi nhẵn. Hạt hình trụ, thuôn dài. Mùa hoa từ tháng 9 đến tháng 10.

Một phần của tài liệu Bài giảng thuc vat trong thao cam vien (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w