3. Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty sữa cô gái Hà La n Hà Nam
3.2. Phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty
3.2.1. Căn cứ để lập kế hoạch sản xuất
Phòng kế hoạch của tổng công ty có nhiệm vụ lập nên bản kế hoạch tổng thể, sau đó trình lên ban giám đốc phê duyệt. Tuy nhiên trong quá trình vận hành sản xuất cán bộ lập kế hoạch còn phải dựa vào năng lực sản xuất của nhà máy, cũng như dự báo bán hàng và lượng hàng tồn kho để tính toán lại các chỉ tiêu kế hoạch cũng như có những điều chỉnh kịp thời và hợp lý. Do đó để lập được một bản kế hoạch sản xuất cần phải dựa vào các căn cứ sau:
3.2.1.1. Căn cứ vào năng lực sản xuất của công ty
Năng lực sản xuất của nhà máy là một yếu tố cực kì quan trọng, hàng tháng các cán bộ lập kế hoạch tính toán các chỉ tiêu kế hoạch phải dựa trên công suất của từng hệ thống máy và dây chuyền. Việc theo dõi công suất cũng như hoạt động của hệ thống máy sẽ giúp cán bộ kế hoạch nắm được những sự cố cũng như hỏng hóc
xẩy tra để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất của mình để đưa nhà máy sản xuất đúng tiến độ.
3.2.1.2. Căn cứ vào dự báo bán hàng
Khách hàng cũng như những thay đổi thị hiếu của khách hàng là một trong những việc mà bộ phận bán hàng cần theo dõi thường xuyên. Hàng tháng bộ phận bán hàng của công ty sẽ cung cấp cho công ty về sản lượng bán của từng loại mặt hàng trong tháng, những sản phẩm có xu hướng bán chạy và những sản phẩm có xu hướng bị ngừng trệ. Đồng thời phân tích xu hướng tiêu dùng, cầu của khách hàng về thị trường sữa trong thời gian tới. Cán bộ lập kế hoạch sẽ căn cứ vào bản báo cáo của bộ phận bán hàng để điều chỉnh và hoàn thiện bản kế hoạch sản xuất của mình. 3.2.1.3. Căn cứ vào lượng hàng tồn kho
Việc lên kế hoạch sản xuất ngoài căn cứ vào năng lực sản xuất của công ty và dự báo nhu cầu bán hàng, còn phải căn cứ vào lượng hàng còn tồn kho. Nhân viên lập kế hoạch phải thường xuyên cập nhật số lượng hàng hoá còn lại trong kho để tính toán số lượng sản xuất. Việc cập nhật hàng tồn kho sẽ giúp nhân viên lập kế hoạch kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất khi cần thiết. Họ sẽ chủ động nắm bắt những mặt hàng thiếu để ưu tiên sản xuất trước, đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng hàng cần thiết.
3.2.2. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế hoạch
3.2.2.1. Phương pháp dự báo
Trước hết là phương pháp dự báo lấy ý kiến từ ban điều hành, Cán bộ lập kế hoạch sẽ lấy ý kiến từ ban giám đốc, những người phụ trách các công việc, các bộ phận quan trọng của công ty. Bên cạnh đó các cán bộ kế hoạch còn sử dụng các số liệu thống kê về các chỉ tiêu tổng hợp như: Doanh thu bán hàng, chi phí, lợi nhuận của kì kế hoạch trước.
Thứ hai là dự báo về nhu cầu bán hàng của công ty, người bán hàng là những người tiếp xúc với khách hàng, do đó họ hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Họ có thể dự đoán được lượng hàng tiêu thụ nơi mình phụ trách. Sau khi tổng hợp các yếu tố biến động trên thị trường cũng như khả năng tiêu thụ các mặt hàng, từ đó sẽ tổng hợp được nhu cầu về từng loại sản phẩm.
3.2.2.2. Phương pháp cân đối
Đó là việc cân đối giữa công suất dây chuyền công nghệ và các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào, cân đối nguồn lực (lao động, vật tư, nhu cầu thị trường), cân đối giữa kết quả sản xuất của kì trước và khả năng phát triển của kì kế hoạch.
Công ty tính toán sản lượng kế hoạch từng tuần trên các dây chuyền sản xuất, dựa trên số ca làm việc trên ngày, số sản lượng sản phẩm được tạo ra từ mỗi ca. Với mỗi loại sản phẩm Công ty lại có cách tính toán các chỉ tiêu khác nhau.