Vị trí và vai trò của ngƣời kể chuyện trong hệ thống nhân vật

Một phần của tài liệu Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky.PDF (Trang 77)

5. Bố cục luận văn

3.2. Vị trí và vai trò của ngƣời kể chuyện trong hệ thống nhân vật

Như trên đã nói, người kể chuyện trong tác phẩm Những kẻ tủi nhục là nhân

vật Vanhia - người tham gia trực tiếp vào cốt truyện. Chính vì vậy, nhân vật này có điều kiện tiếp xúc và lắng nghe toàn bộ câu chuyện rồi kể lại theo cái nhìn và quan điểm của mình.

Vanhia trong tác phẩm vừa đứng ở vị trí người trong cuộc kể lại câu chuyện của chính mình, vừa đứng ở vị trí bên ngoài quan sát, lắng nghe, sau đó thuật lại sự việc. Tuy nhiên, dù ở vị trí nào, Vanhia trước hết vẫn là một nhân vật tham gia vào cốt truyện, có những đặc điểm và thân phận cụ thể. Đối với mỗi sự kiện và nhân vật, Vanhia luôn bày tỏ suy nghĩ và quan điểm của riêng mình. Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định vai trò đặc biệt của người kể chuyện đối với hệ thống nhân vật.

Vai trò của người kể chuyện Vanhia được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, người kể chuyện đóng vai trò xâu chuỗi, gắn kết các sự kiện, chi tiết của cốt truyện. Đọc tác phẩm, ta thấy Vanhia là người chứng kiến hoặc được nghe kể toàn bộ các câu chuyện xảy ra với mọi nhân vật. Mạch truyện chính là mạch kể lại của nhân vật này với những tình tiết, tình huống nhân vật được tham gia hay nghe kể lại. Thậm chí, cách sắp xếp kể gì trước, kể gì sau cũng là do nhân vật quyết định (có sự tham gia ngầm của tác giả), đôi khi là do diễn biến các câu chuyện nhưng cũng có khi là do cảm xúc, mối quan tâm của chính nhân vật Vanhia. Nhờ có sự sắp xếp này, tác phẩm được tổ chức thành một chỉnh thể hợp lí với những logic riêng. Hai tuyến truyện về gia đình Nenli và gia đình Natasa tưởng chừng như không có mối quan hệ, nhưng nó đã được xâu chuỗi, liên kết lại nhờ một mối quen biết chung là nhân vật Vanhia. Đồng thời, chính Vanhia còn trở thành cầu nối cho sự kết giao giữa các tâm hồn và hoàn cảnh đồng điệu này. Đó là sự kiện Vanhia sắp xếp để Nenli trở thành con nuôi cho gia đình Ikhmênhep, giúp ông già

78

này nhận ra sai lầm của mình, từ đó gia đình được đoàn tụ, cuối cùng Nenli cũng trở thành một thành viên trong gia đình ấy. Có thể nói, chính Vanhia là người xâu chuỗi các sự kiện trong tác phẩm, biến chúng từ sự tách rời ngẫu nhiên trở nên gắn kết và có mối liên hệ. Đồng thời, chính nhân vật này đã làm cho các nhân vật trở nên thân thiết và liên quan đến nhau.

Thứ hai, người kể chuyện Vanhia còn bộc lộ thái độ, đánh giá, cái nhìn đối với mỗi nhân vật cũng như hành động, tình cảm của họ. Có thể nói, đứng ở vị trí kể lại các sự kiện, diễn biến cốt truyện, Vanhia luôn bộc lộ cái nhìn của riêng mình. Đó có thể là sự yêu, ghét, đồng tình hay phản đối. Sự kiện có thể mang màu sắc khách quan, nhưng kèm theo đó là những đánh giá của người kể chuyện. Nó đóng vai trò giống như một kiểu định hướng đối với người đọc, cung cấp một cái nhìn để người đọc căn cứ vào đó nhận định thêm về sự kiện cũng như nhân vật.

Trong tác phẩm, ta thấy thái độ và những đánh giá của người kể chuyện được thể hiện ở mọi nhân vật cũng như hầu hết các sự kiện diễn ra. Thông qua thái độ này, ta thấy được quan điểm, tư tưởng của nhà văn. Ta sẽ phân tích điều này trong từng trường hợp cụ thể thông qua một số dẫn chứng tiêu biểu nhất.

Đầu tiên, trong sự kiện Aliôsa mắc lỗi và trở về xin Natasa tha thứ, nhìn nhận của Vanhia khá là tinh tế. Chẳng hạn như nhận định về Natasa: “Cô nghe chuyện của cậu ta với một nụ cười buồn rầu trên môi, đồng thời lại ngắm nghía cậu ta như cách người ta ngắm nghía một chú bé vui vẻ đáng yêu, và lắng nghe những câu chuyện huyên thuyên chẳng ra ngô ra khoai gì nhưng lại thú vị” [7, tr. 101] hay: “Cô ta lập tức đoán ra ngay là anh chàng lại phạm lỗi, nhưng cô ta không thể hiện ra nét mặt, không bao giờ nói trước về chuyện ấy và cũng không hề tò mò dò hỏi, ngược lại cô lại càng âu yếm cậu ta, lại càng dịu dàng và vui vẻ hơn, - và đấy không phải là trò đùa cợt hay thủ đoạn tinh quái của cô. Hoàn toàn không phải, mà bởi con người tuyệt vời ấy luôn tìm thấy hạnh phúc bất tận trong việc bao dung và tha thứ, dường như chính trong hành động tha thứ ấy cô đã rực sáng lên một vẻ đẹp tinh tế, đặc biệt” [7, tr. 152 - 153]. Hay nhận xét về Aliôsa: “Nhìn thấy vẻ đẹp dịu dàng và bao dung tha thứ của cô, Aliôsa không còn nén nổi, liền lập tức thú thật hết

79

mọi chuyện, không đợi phải hỏi, để làm dịu bớt con tim và “trở lại như cũ” như cậu ta nói. Được tha thứ, cậu ta cảm động sung sướng, thậm chí đôi lúc còn khóc lên vì vui mừng và xúc động, cậu ôm choàng lấy cô hôn. Đoạn, cậu ta lập tức vui vẻ ngay, bằng tất cả sự hồn nhiên của con trẻ, cậu bắt đầu kể lại chi tiết câu chuyện của mình với Giôdephin, cậu cười như phá, chúc tụng và tán dương Natasa hết lời và buổi tối kết thúc thật hạnh phúc vui vẻ” [7, tr. 153]. Người tha thứ và người được tha thứ ở đây đã được người kể chuyện xưng tôi nhìn thấu. Bản chất hành động cũng được chỉ ra: Natasa bao dung, vị tha; còn Aliôsa chỉ là đứa trẻ ham chơi, khi quay về được tha thứ thì vui mừng, sung sướng. Qua đây, ta thấy rõ thái độ đề cao lòng bao dung, tha thứ trong những người phụ nữ Nga truyền thống. Đây dường như vẫn là một cái nhìn khá cổ điển của nhà văn về dân tộc cũng như phụ nữ Nga. Một cái nhìn cổ điển mà chất chứa biết bao sự tôn sùng, ngưỡng mộ trước đức hi sinh và lòng bao dung!

Còn sự kiện quan trọng là cuộc chia li giữa Aliôsa và Natasa qua cái nhìn của

người kể chuyện xưng tôi hiện lên như sau: “Cô vẫn siết chặt tay Aliôsa trong tay

mình. Anh chàng vẫn lặng lẽ khóc khổ sở, thỉnh thoảng lại tò mò sợ hãi đưa mắt nhìn cô”[7, tr. 383] hay: Và ngày chia tay của họ đã đến. Natasa phát ốm, - trông cô xanh rớt, ánh mắt hừng hực, môi mím chặt, thỉnh thoảng lẩm bẩm một mình, đưa ánh mắt sắc nhọn liếc nhìn tôi rất nhanh, cô không khóc, cũng không đáp lại các câu hỏi của tôi, và run bắn lên như chiếc lá trên cành khi nghe thấy tiếng nói vang vang của Aliôsa đang bước vào. Cô chợt đỏ bừng mặt như rạng hồng, vội vã lao lại và ôm ghì lấy anh chàng mà hôn, rồi lại cười… Còn Aliôsa thì cứ nhìn cô, thỉnh thoảng lại lo lắng hỏi xem cô có khỏe không, an ủi cô, rằng cậu ta sẽ đi rất chóng, và lúc về sẽ tổ chức lễ thành hôn - Natasa đã gắng gượng ra mặt để cố nén mình và ghìm giữ những giọt nước mắt. Cô không hề khóc trước mặt cậu ta” [7, tr. 557]. Bản chất yếu đuối, nhút nhát của Aliôsa trước một Natasa khoan dung đã được thể hiện rõ. Một lần nữa, ta thấy rõ nét hơn thái độ của người kể chuyện cũng như của tác giả Dostoevsky. Đó là sự cảm phục tấm lòng khoan dung, thứ tha của người phụ nữ trước những nam nhân tầm thường.

80

Còn về lão công tước, trong cái nhìn của tôi, lão ta hiện lên với vẻ ngoài vô

cùng xấu xa và giả tạo: “Đấy là một người trạc tuổi bốn nhăm không hơn, gương

mặt cân đối, tuyệt đẹp, luôn luôn biến đổi theo hoàn cảnh, mà biến đổi một cách đột ngột, hoàn toàn và nhanh chóng kỳ lạ từ rất vui vẻ sang rất cau có và bực bội, cứ như bật lò so vậy”[7, tr. 201] hay: “Nó gây ấn tượng rằng đây không phải là gương mặt thật, nó luôn luôn có một vẻ gì gượng gạo, vay mượn và giả tạo, nó khiến cho bạn đinh ninh rằng bạn sẽ không bao giờ nhận ra được gương mặt thật của ông ta ra sao. Quan sát kĩ hơn, bạn sẽ bắt đầu nghi ngờ đằng sau cái mặt nạ thường trực ấy là một tâm địa độc ác, giảo hoạt và ích kỷ đến cao độ”[7, tr. 202]. Đây là một sự miêu tả hoàn toàn qua cái nhìn chủ quan của nhân vật Vanhia. Thế nhưng, người đọc dường như tuyệt đối tin tưởng vào những nhận định ấy. Nói cách khác, chính những nhận định này của người kể chuyện Vanhia đã cho chúng ta cái nhìn đầu tiên khá rõ nét về bản chất của lão công tước. Có thể nói, đó là một kẻ rất quỷ quyệt và khó nắm bắt được dã tâm. Sau này, phải qua một thời gian tiếp xúc, trò chuyện và

va chạm với lão, Vanhia mới đưa ra những nhận xét xác đáng và gay gắt hơn: “Lão

gây cho tôi cảm giác về một loài bò sát, một thứ nhện khổng lồ - mà tôi rất thèm đập cho chết tươi. Lão có vẻ hoan hỉ vì nhạo báng được tôi, lão vờn tôi như mèo vờn chuột, đinh ninh là tôi đã nằm trong tay lão. Tôi có cảm giác (và tôi hiểu điều này) rằng lão đang tìm kiếm một cảm giác thỏa mãn, một cảm giác gì đó thậm chí là có thể là sự thèm khát nhục dục trong sự bần tiện, sự láo xược, sự vô sỉ mà sau rốt cùng với chúng lão đã chút bỏ mặt nạ của mình ngay trước mặt tôi. Lão muốn nhấm nháp cái ngạc nhiên, cái ghê sợ của tôi. Lão thật lòng khinh mạn và chế nhạo tôi”[7, tr. 479]. Ở đây, tất cả sự xấu xa đáng ghê tởm trong con người lão công tước đều được người kể chuyện nói thẳng ra bằng ngôn từ đầy sự bức xúc, bất bình. Mặc dù ngôn từ hoàn toàn mang màu sắc chủ quan của Vanhia, nhưng nó không tạo cho người đọc cảm giác giả tạo mà vẫn rất thật. Người đọc dường như bị cuốn vào mạch suy nghĩ và cảm xúc của chính nhân vật người kể chuyện để cùng đồng cảm và chia sẻ. Đồng thời, ta cũng nhận thấy rõ sự nhập tâm của tác giả Dostoevsky vào hình tượng người kể chuyện để bày tỏ thái độ phản đối, phê phán quyết liệt trước cái ác.

81

Nói cách khác, Vanhia ở đây giống như người phát ngôn cho tác giả, thể hiện lập trường quan điểm trước bản chất con người. Đó là sự phủ định tuyệt đối trước cái ác, sự giả tạo và lối sống trụy lạc, ích kỉ. Đến đây, ta hoàn toàn có thể khẳng định lập trường giai cấp của nhà văn: lên tiếng phản đối bọn quý tộc tha hóa bản chất đã trở thành nô lệ cho đồng tiền cùng những thú vui sa đọa. Xét từ khía cạnh triết lí tình yêu, ta thấy rằng ở đây hoàn toàn không có chỗ đứng cho tình cảm thiêng liêng ấy. Tình yêu và cái thiện sẽ không bao giờ xuất hiện nơi những con người độc ác. Họ sẽ mãi mãi bị nhấn chìm trong dục vọng và địa ngục, không thể vượt thoát được đến ranh giới của tình yêu thương.

Trong thái độ và sự phản ứng của Natasa đối với Vancôpxki, cũng chính

Vanhia là người nhìn thấy và phân tích rõ nhất: “Natasa đa nghi nhưng tâm hồn cô

lại quá trong sáng và trung thực… Đối với sự khinh thị của những kẻ thấp hèn nhất tất nhiên cô luôn đáp lại bằng sự khinh bỉ, tuy vậy cô rất đau lòng khi mà có người chế giễu những điều mà cô coi là thiêng liêng, dù là ai chế giễu đi nữa. Điều đó không phải là do nhược điểm của sự cứng rắn. Một phần là do sự hiểu biết quá ít ỏi về cuộc sống, do ít gần gũi với xã hội, do giam mìn trong một góc. Suốt đời cô chỉ sống trong cái góc của mình, hầu như không bước chân ra ngoài. Và cuối cùng bản chất của những con người quá độ lượng mà có lẽ là do ông bố truyền lại - luôn ca ngợi con người, đánh giá con người cao quí hơn trong thực tế, luôn hăng hái phóng đại lòng tốt trong con người, - ở cô ta điều này còn phát triển mạnh hơn. Những con người như vậy sau này thường trở nên thất vọng buồn chán, và khi họ cảm thấy lỗi bởi chính mình thì họ càng thất vọng hơn. Họ còn chờ đợi gì hơn những điều có thể có? Một sự thất vọng như vậy đang luôn luôn chờ đợi những con người như thế. Nếu họ chỉ ngồi trong một xó, không bước ra với đời thì còn tốt hơn, tôi thậm chí còn nhận thấy rằng họ yêu cái góc của mình đến mức hóa thành hoang dại đi ngay trong cái góc đó. Vả lại, Natasa đã chịu quá nhiều bất hạnh và tủi nhục. Đấy là một con người ốm yếu và không thể kết tội cô nếu chỉ qua những lời của tôi”[7, tr. 263 - 264]. Qua sự phân tích của Vanhia, ta mới thấy được đâu là nguồn gốc sâu xa trong thái độ của Natasa trước lão công tước gian ác. Trong tác phẩm, Natasa đóng vai trò

82

là đại diện tiêu biểu trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, là cái thiện trực tiếp đương đầu với cái ác chính là lão công tước. Thế nhưng, trong cô vẫn có một nét gì đó yếu đuối. Và Vanhia đã “thanh minh” giúp cô, cho rằng đó là bởi bản chất lương thiện quá độ lượng được kế thừa từ chính người cha. Qua đây, ta thấy phần nào thái độ của nhà văn đang bênh vực cái thiện.

Ngay cả sự giằng xé trong tâm hồn ông già Ikhmênhep về thái độ, tình cảm

đối với cô con gái Natasa cũng được Vanhia nhìn thấu: “Ông già khóc nức nở như

một đứa trẻ, như đàn bà. Tiếng nức nở tức tưởi nén sâu trong lồng ngực ông như chợt xé tung nó ra. Cái ông già dữ tợn phút chốc yếu đuối hơn cả một đứa trẻ. Ồ, bây giờ thì ông không sức đâu mà nguyền rủa, ông cũng không còn biết xấu hổ trước bất cứ ai trong chúng tôi, và trong cơn xúc động mãnh liệt của lòng yêu thương, ngay trước mặt chúng tôi, ông phủ lên tấm huy chương những chiếc hôn bất tận, tấm chân dung mà một phút trước đó ông đã giày xéo dưới chân. Dường như tất cả lòng thương yêu, nâng giấc của ông dành cho con bấy lâu bị nén lại trong lòng, bây giờ được dịp khát khao ùa ra không giấu giếm với một sức mạnh không có gì ngăn nổi và cái sức mạnh bột phát ấy đã khiến toàn thân ông tê liệt” [7, tr. 150]. Nói đúng hơn, đây là giây phút ông già Ikhmênhep không che giấu được tình yêu thương với cô con gái Vanhia, trong xúc động đã thể hiện sự nhớ nhung, thương mến đối với cô. Và giây phút này đã được Vanhia chứng kiến, nhìn thấu. Ở đây không chỉ có sự miêu tả trạng thái, hành động nhân vật thông thường, khách quan mà còn ẩn chứa cảm nhận, đánh giá chủ quan của nhân vật người kể chuyện. Vanhia là người nhận ra rõ nhất bản chất hành động của ông già Ikhmênhep ở đây là xuất phát từ tình yêu thương con mãnh liệt nhưng bấy lâu đã bị kìm nén lại trong lòng bởi sự sĩ diện, lòng tự tôn của người cha bị chính cô con gái hết mực thương yêu phản bội.

Đặc biệt, đối với nhân vật cô bé Nenli, ta nhận thấy người kể chuyện Vanhia dường như có một sự gắn bó, thân thiết đến lạ kì. Xét trong mối quan hệ tình yêu, như trên phân tích cho thấy Vanhia là người khá thờ ơ khi không nhận ra tình yêu đặc biệt của Nenli dành cho mình. Nhưng ở một khía cạnh khác, trong tư cách là người kể

83

chuyện gắn bó với Nenli, Vanhia chính là người phát hiện bản tính lương thiện, đáng yêu ở cô bé này. Vanhia đã cảm thấu rõ nhất và miêu tả lại phản ứng của Nenli trước

những tấm lòng tốt dành cho nó: “Con bé ngắt lời như thể ngại ngần không muốn tiếp

tục câu chuyện mà những trái tim tinh tế và rất mực cao thượng vẫn thường như vậy

Một phần của tài liệu Triết lí tình yêu trong Những kẻ tủi nhục của F. Dostoevsky.PDF (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)