mô hình Nông lâm kết hợp
Theo dự án, phân tích giá trị kinh tế môi trường hấp thụ CO2 của một số loài cây gỗ trong mô hình Nông lâm kết hợp, có sự biến động khác nhau, thay đổi về trữ lượng, giá cả thị trường CO2.
Từ số liệu nghiên cứu về lượng CO2 hấp thụ ở một số loài cây gỗ trồng trong mô hình NLKH ở bảng 4.7 chúng ta có thể tính lượng CO2 và lượng chứng chỉ giảm phát thải (CER) mà các loài cây gỗ tích lũy được, mỗi CER tương đương với 1 tấn CO2. Đề tài tiến hành tìm hiểu giá thị trường carbon tại thời điểm cập nhất gần nhất để áp dụng tính toán giá trị tiền mặt cho lượng carbon tích lũy trong mô hình NLKH đã nghiên cứu. Áp dụng theo nghiên cứu của PGS.TS Bảo Huy (2009) 01 tấn CO2 = 20 (USD).
Kết quả tính trữ lượng CO2 ở một số loài cây gỗ trồng trong mô hình NLKH được tổng hợp trong bảng dưới đây.
Bảng 4.8. Giá trị kinh tế hấp thụ CO2 của cây gỗ trong mô hình NLKH
OTC Loài cây D1.3
(cm) VN H (m) N (cây/ha) Tổng trữ lượng CO2 (tấn/ha) Giá trị (USD) Giá trị (VNĐ) 1 Xoan ta 9,52 5,96 273 16,69 333,8 7.009.800
Keo tai tượng 9,03 11,13 113 5,61 112,2 2.356.200
2 Mỡ 10,36 6,30 213 8,19 163,8 3.439.800
Keo tai tượng 9,25 11,80 133 6,83 136,6 2.868.600
3 Keo lai 9,8 12,7 213 9,63 192,6 4.044.600
Xoan ta 8,80 5,66 127 6,7 134 2.814.000
Có thể thấy, giá trị hấp thụ CO2 của một số loài cây gỗ trồng trong mô hình NLKH Chè - Rừng có sự chênh lệch nhau đáng kể. Giá trị hấp thụ CO2 của các loài cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, mật độ...và đặc biệt là giá trị này phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường CO2.
Qua bảng 4.8 cho thấy trong OTC 1 loài Xoan ta có tổng trữ lượng CO2 là 16,69 tấn/ha và đạt giá trị 7.009.800 triệu đồng/ha. Loài Keo tai tượng tổng trữ lượng CO2 là 5,61 tấn/ha và đạt giá trị kinh tế là 2.356.200 triệu đồng/ha.
Với OTC 2 thì loài cây Mỡ có tổng trữ lượng CO2 là 8,19 tấn/ha và đạt giá trị 3.439.800 triệu đồng/ha. Loài Keo tai tượng với tổng trữ lượng là 6,83 tấn/ha và đạt giá trị 2.868.600 triệu đồng/ha.
Đối với OTC 3 tổng trữ lượng của loài Keo lai là 9,63 tấn/ha và đạt giá trị 4.044.600 triệu đồng/ha. Loài Xoan ta có tổng trữ lượng CO2 là 6,7 tấn/ha và đạt giá trị 2.814.000 triệu đồng/ha (đơn vị tính là VNĐ). Đây thực sự là nguồn lợi nhuận rất đáng quan tâm.
Có thể thấy, giá trị hấp thụ CO2 của một số loài cây gỗ trồng trong mô hình NLKH có sự chênh lệch nhau đáng kể. Giá trị hấp thụ CO2 của cây gỗ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, mật độ, loài cây... và đặc biệt là phụ thuộc vào giá cả thị trường.
Như vậy nếu có chính sách khuyến khích phát triển NLKH trên cơ sở chi trả dịch vụ môi trường hấp thụ CO2 thì nông dân sẽ tăng thêm được thu nhập.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ