Kết quả nghiên cứu lượng carbon tích lũy của một số loài cây gỗ được thể hiện ở bảng 4.6.
trong mô hình NLKH
OTC Loài cây D1.3
(cm) VN H (cm) N (c/ha)
Khối lượng Carbon (tấn/ha) Tổng Thân Cành Lá Rễ
1 Xoan ta 9,52 5,96 273 4,55 2,42 0,97 0,25 0,91
1 Keo tai tượng 9,03 11,13 113 1,54 0,95 0,20 0,08 0,31
2 Mỡ 10,36 6,30 213 2,23 1,43 0,24 0,11 0,45
2 Keo tai tượng 9,25 11,80 133 1,86 1,14 0,24 0,11 0,37
3 Keo lai 9,8 12,7 213 2,63 1,57 0,36 0,17 0,53
3 Xoan ta 8,80 5,66 127 1,83 0,98 0,39 0,09 0,37
Qua bảng trên cho thấy, trong OTC 1 lượng carbon tích lũy giữa hai loài cây có sự khác nhau rõ rệt. Loài Xoan ta có lượng tích lũy carbon lớn đạt 4,55 tấn/ha; trong đó thân chiếm 2,42 tấn/ha, cành chiếm 0,97 tấn/ha, lá chiếm 0,25 tấn/ha và rễ chiếm 0,91 tấn/ha.
Với OTC 2 loài cây Mỡ có tổng lượng tích lũy carbon lớn đạt 2,23 tấn/ha; trong đó thân chiếm 1,43 tấn/ha, cành chiếm 0,24 tấn/ha, lá chiếm 0,11 tấn/ha và rễ chiếm 0,45 tấn/ha. Còn loài Keo tai tượng tổng lượng tích lũy carbon đạt 1,86 tấn/ha; trong đó thân chiếm 1,14 tấn/ha, cành chiếm 0,24 tấn/ha, lá chiếm 0,11 tấn/ha và rễ chiếm 0,37 tấn/ha.
Đối với OTC 3 loài Keo lai có tổng lượng tích lũy carbon đạt 2,63 tấn/ha; trong đó thân chiếm 1,57 tấn/ha, cành chiếm 0,36 tấn/ha, lá chiếm 0,17 tấn/ha và rễ chiếm 0,53 tấn/ha. Loài Xoan ta lại có tổng lượng tích lũy carbon thấp hơn đạt 1,83 tấn/ha.
Qua bảng 4.6 ta thấy lượng tích lũy carbon có sự khác nhau giữa các loài cây và sự chênh lệch tích lũy carbon giữa các bộ phận của cây, chiếm chủ yếu ở thân cây, cành, rễ và ít nhất là lá. Như vậy cùng với sự tăng lên của đường kính thì lượng carbon cũng tăng lên theo, đồng thời lượng tích lũy carbon trên mặt đất và dưới mặt đất cũng có sự khác biệt đáng kể. Kết quả phân tích này cho biết rằng yếu tố loài khác nhau thì khả năng tích lũy carbon trong cây khác nhau.
Để thấy rõ lượng tích lũy carbon của một số loài cây gỗ trồng trong mô hình được mô phỏng qua biểu đồ sau:
Hình 4.4. Biểu đồ cấu trúc lượng tích lũy carbon của một số loài cây gỗ trồng trong mô hình NLKH