Khái quát tình hình sinh trưởng của một số loài cây gỗ trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH tại xã Vô Tranh, Phú Lương Thái Nguyên (Trang 38)

mô hình NLKH

mô hình NLKH sinh trưởng của cây, cây sinh trưởng nhanh thì sinh khối tạo ra càng lớn, hàm lượng CO2 hấp thụ càng nhiều. Kết quả điều tra về sinh trưởng của một số loài cây gỗ trong mô hình NLKH được thể hiện ở bảng 4.1 sau:

Bng 4.1. Sinh trưởng của một số loài cây gỗ trồng trong mô hình NLKH

OTC Loài D1.3 (cm) VN H (m) N (cây/ha) Gi (m2) TB V (m3) M (m3/ha) 1 Xoan ta 9,52 5,96 273 1,942 0,019 5,19 Keo tai tượng 9,03 11,13 113 0,723 0,031 3,50 2 Mỡ 10,36 6,30 213 1,795 0,024 5,11 Keo tai tượng 9,25 11,80 133 0,893 0,034 4,52 3 Keo lai 9,8 12,7 213 1,606 0,041 8,73 Xoan ta 8,80 5,66 127 0,772 0,015 1,91 Qua bảng 4.1 cho thấy, đường kính bình quân (D1.3) của loài Xoan ta biến động từ 8,80 - 9,52cm; chiều cao vút ngọn bình quân (Hvn) dao động từ 5,66 - 5,96m; trữ lượng (M) của loài Xoan biến động từ 1,91 – 5,19m3

. Loài Keo tai tượng có đường kính bình quân (D1.3) biến động trong khoảng từ 9,03 - 9,25; chiều cao vút ngọn bình quân (Hvn) dao động từ 11,13 - 11,80; trữ lượng (M) biến động từ 3,50- 4,52m3; trữ lượng của cây Mỡ là 5,11m3 của cây Keo lai là 8,73m3. Nhìn chung các chỉ tiêu sinh trưởng, chiều cao có sự biến động giữa các loài cây. Nhân tố có biến động mạnh và rõ rệt nhất là trữ lượng, có những lâm phần mật độ thấp tạo điều kiện cho đường kính và chiều cao phát triển và dẫn đến trữ lượng tương đối lớn. Ngược lại có những lâm phần mật độ quá cao, gây cạnh tranh mạnh về không gian dinh dưỡng, đường kính thân và chiều cao trung bình thấp và dẫn đến sự giảm dần về trữ lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình NLKH tại xã Vô Tranh, Phú Lương Thái Nguyên (Trang 38)