Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa công tác quản lý nhà nước đối với các

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các trường mầm non tư thục (Trang 64)

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

3.3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa công tác quản lý nhà nước đối với các

Thiết nghĩ trong thời gian tới, để việc xử phạt vi phạm hành chính đối với trường mầm non tư thục trong lĩnh vực giáo dục có hiệu quả hơn, Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nên sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định cụ thể mức tối thiểu và tối đa mà chủ thể có thẩm quyền áp dụng xử phạt đối với đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nói chung và các trường mầm non tư thục nói riêng. Cũng như quy định mức xử phạt áp dụng riêng giữa các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình công lập với loại hình ngoài công lập. Theo đó, thì nên quy định mức xử phạt áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập cao hơn mức xử phạt áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

3.3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa công tác quản lý nhà nước đối với các trường mầm non tư thục các trường mầm non tư thục

*Đối vớicông tác quản lý của các chủ thể có thẩm quyền:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa về giáo dục, sao cho mọi cá nhân,

tổ chức trong xã hội hiểu được đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển của đất nước và đầu tư cho giáo dục không những là trách nhiệm của nhà nước, mà còn là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức trong toàn xã hội. Ngoài việc đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa về giáo dục, thì cần phải có chính sách hỗ trợ đối với chủ đầu tư thành lập các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, nhằm tạo sự công bằng giữa các cơ sở giáo dục công lập và các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Có như vậy, thì mới thu hút được nguồn lực từ bên ngoài xã hội đầu tư phát triển cho sự nghiệp giáo dục của nước ta.

Thứ hai, việc thành lập ra các trường mầm non là điều cần thiết, nhưng phải đảm bảo

hiệu quả hoạt động của nhà trường mới là điều cần thiết hơn. Vì vậy khi thực hiện thủ tục cho phép thành lập và hoạt động của các trường thì cơ quan có thẩm quyền cần phải xem xét kỹ lưỡng ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan, không nôn nóng mà bỏ qua các giai đoạn, cần phải thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Khi đủ điều kiện không được gây khó khăn, phiền hà cho chủ đầu tư, mà phải ra quyết định cho phép thành lập và cho phép hoạt động nhà trường, ngược lại khi không đủ điều kiện thì cần phải giải thích rõ ràng cho các chủ đầu tư hiểu, tránh tình trạng thực hiện theo cơ chế xin – cho như vừa qua.

Thứ ba, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan có thẩm quyền quản lý với các

cơ quan thanh tra nhà nước trong việc thực hiện kiểm tra, thanh tra. Cũng như phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong việc thẩm định cho phép thành lập và hoạt động của nhà trường.

Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Hơn nữa, khi cần thiết cơ quan thanh tra nhà nước nên thực hiện công tác thanh tra theo hình thức thanh tra đột xuất và thanh tra thường xuyên. Vì với hai hình thức thanh tra này sẽ phát huy hiệu quả hơn hình thức thanh tra theo kế hoạch.

Thứ năm, cần phải có công tác tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng và

pháp luật Nhà nước về giáo dục cho các chủ đầu tư, giáo viên, nhân viên nhà trường. Giúp họ hiểu được nhiệm vụ và quyền hạn trong việc thực hiện đầu tư thành lập nhà trường, và trong việc thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Hơn nữa là hiểu đúng ý nghĩa của công tác xã hội hóa về giáo dục, để họ có ý thức chấp hành quy định pháp luật tốt hơn. Hình thức tuyên truyền có nhiều hình thức, tùy theo từng địa phương, mà có các cách thức khác nhau sao cho ít tốn kém chi phí nhưng mang lại hiệu quả cao. Các hình thức tuyên truyền phổ biến như: thông qua việc phổ biến kiến thức tại nhà trường, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về chăm sóc, giáo dục trẻ cho các giáo viên, nhân viên, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật giáo dục mầm non,…

Còn đối với phụ huynh, các cơ quan quản lý có thể phối với với nhà trường trong việc tuyên truyền cách thức chăm sóc, giáo dục cho trẻ, giải thích cho họ hiểu được hiệu quả của việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ độ tuổi nhà trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non hơn là việc chăm sóc tại gia đình, thông qua các buổi họp phụ huynh tại trường, hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng,… Đặc biệt, để tránh sự nhầm lẫn cho phụ huynh trong việc gửi trẻ tại các trường chưa được cấp phép hoạt động thì các cơ quản lý nhà nước về giáo dục tại địa phương, cần phải công khai trên trang thông tin điện tử của mình những trường đã được cấp phép hoạt động.

*Đối với các trường mầm non tư thục và phụ huynh trẻ em

Thứ nhất, mỗi trường mầm non cần phải kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên

môn cho giáo viên, nhân viên. Hơn nữa, nhà trường cần phải có những chính sách hỗ trợ cho giáo viên, nhân viên để họ yêu thích công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và chuyên tâm thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngược lại, mỗi giáo viên, nhân viên tại các trường mầm non tư thục cần phải nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình, nêu cao tinh thần trách nhiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho trẻ.

Thứ hai, đối với những trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đảm bảo đúng

thể đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng hoàn thiện, nhằm phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. Tạo được niềm tin trong xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh đối với việc tổ chức và hoạt động các trường mầm non thuộc loại hình tư thục trong lĩnh vực giáo dục.

Thứ ba, Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức và quản

lý hoạt động của các trường mầm non tư thục, vì vậy phải tăng cường thực hiện quản lý nội bộ trong nhà trường đối với giáo viên, nhân viên và trẻ em. Đặc biệt phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế toán, quyết toán về hoạt động thu - chi của nhà trường cho rõ ràng. Để đảm bảo tính công khai, minh bạch đối với hoạt động tài chính của trường mầm non tư thục.

Thứ tư, phụ huynh phải thường xuyên theo dõi đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà

trường. Nhằm kịp thời phát hiện hành vi vi phạm của nhà trường và để có thể khiếu nại, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với các trường mầm non tư thục tại địa phương. Đây cũng là một trong những giải pháp mà các cơ quan quản lý nhà nước cần phải triển khai thực hiện, đó là phối hợp với phụ huynh trong việc kiểm tra, giám sát việc tổ chức và hoạt động của các trường mầm non tư thục.

KẾT LUẬN

Trường mầm non tư thục chỉ là một trong các cơ sở giáo dục thuộc cấp học đầu tiên theo hệ thống giáo dục của nước ta, nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng ban đầu cho cả quá trình giáo dục và đào tạo. Vì vậy, với sự cho phép thành lập và hoạt động của các trường mầm non tư thục của cơ quan nhà nước trong thời qua, đã có những đóng góp tích cực cho ngành giáo dục. Giúp cho trẻ em có được nhiều cơ hội chăm sóc, giáo dục trong môi trường giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Hơn nữa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Do đó, trong thời gian tới mô hình hoạt động của các trường mầm non tư thục nói riêng và các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập nói chung cần phải được mở rộng hơn nữa. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng hoạt động phần lớn của các trường mầm non tư thục chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và chưa đạt được đúng mục tiêu mà Nhà nước đã đặt ra. Ngày càng nhiều trường mầm non tư thục tự ý thành lập và tổ chức hoạt động khi chưa được phép thành lập và hoạt động, vi phạm quy định về cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động. Dẫn đến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục cho trẻ tại các trường mầm non tư thục không đảm bảo an toàn.

Đẩy mạnh tiến độ xã hội hóa về giáo dục, thống nhất quản lý nhà nước đối với các trường mầm non tư thục nhằm làm cho loại hình dịch vụ ngoài công lập đối với lĩnh giáo dục mầm non đạt được hiệu tốt hơn, các cơ quan có thẩm quyền cần phải đánh giá đúng thực trạng của việc tổ chức và hoạt động của các trường mầm non tư thục trong lĩnh vực giáo dục để tiến tới hoàn thiện quy định pháp luật. Song song đó, các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các trường mầm non tư thục tại địa phương cần phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan thẩm quyền để thực hiện thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm, nhất là đối với các trường hợp xác lập tổ chức và hoạt động trên thực tế. Ngoài ra, cần thiết phải thực hiện tốt chính sách về ưu tiên quỹ đất giáo dục cho việc thành lập và mở rộng diện tích của các trường mầm non tư thục. Có được như vậy, quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của các trường mầm non tư thục trong lĩnh giáo dục mầm non mới được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay và đảm bảo trật tự, kỷ cương trong việc tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục. Tạo được niềm tin trong xã hội đối với trường mầm non tư thục nói riêng và tất cả các cơ sở giáo dục ngoài công lập nói chung. Nhằm góp phần giữ vững sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của nước nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 2. Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

3. Luật Thanh tra năm 2010.

4. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

5. Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

6. Nghị định 42/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ Quy định tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục.

7. Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

8. Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường mầm non (đã được sửa đổi, bổ sung Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

9. Quyết định 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2011/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Danh mục văn bản hành chính

1. Công văn 9024/ BGDĐT-VP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc đề nghị Tăng cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

2. Báo cáo số 721/BC-PGDĐT ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ninh Kiều, về Tổng kết năm học 2013-2014 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2014-2015.

3. Bảng báo cáo Thống kê Giáo dục mầm non cuối năm 2013-2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

Danh mục văn bản khác

1. Dự thảo Thông tư (lần 1) năm 2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường mầm non, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (đang trong thời gian lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo).

2. Dự thảo Thông tư (lần 1) năm 2014 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, thay thế cho Quyết định 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2011/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (đang trong thời gian lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo).

Danh mục sách, giáo trình

1. Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.

2. Phạm Viết Vượng, Giáo dục học, Phần thứ nhất - Những vấn đề chung của giáo dục

học, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2000.

3. Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật hành chính - Phần I - Những vấn đề chung của Luật

hành chính, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ, 2009.

4. Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật hành chính - Phần II - Phương cách quản lý nhà

nước, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ, 2009.

Danh mục trang thông tin điện tử

1. Hiền Dung, Cần Thơ: Một trường mầm non đột ngột đóng cửa, Báo điện tử Phụ nữ, http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/doi-song/can-tho-mot-truong-mam-non-dot-ngot-dong- cua/a73801.html, [truy cập ngày 04-10-2014].

2. Minh Phong, Giáo dục mầm non: Chất lượng tăng, giáo viên được quan tâm, Báo điện tử Dân trí, http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/giao-duc-mam-non-chat- luong-tang-giao-vien-duoc-quan-tam-945225.htm, [truy cập ngày 04-10-2014]. 3. Trang thông tin điện tử quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ,

http://cantho.gov.vn/wps/portal/ninhkieu/Home/NoiDung/, [truy cập ngày 21-10-2014]. 4. Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam,

http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/Lists/GiaiNghia/View_Detail.aspx?T uKhoa=gi%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c&ChuyenNganh=0&DiaLy=0&ItemID=1708 9, [truy cập ngày 07-10- 2014].

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các trường mầm non tư thục (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)