Hoàn thiện quy định pháp luật

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các trường mầm non tư thục (Trang 60)

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

3.3.1 Hoàn thiện quy định pháp luật

*Quy định về quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục

Với những bất cập trong quy định của pháp luật hiện nay, vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã cho ban hành Dự thảo Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT Điều lệ trường mầm non và Dự thảo Thông tư để thay thế cho Quyết định 41/2008/QĐ-BGDĐT Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục. Cụ thể là có những thay đổi như sau: quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với các trường mầm non tư thục, cơ cấu tổ chức và điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các trường mầm non tư thục,… Nhưng những quy định theo như Dự thảo này vẫn chưa giải quyết triệt để những bất cập mà người viết vừa trình bày ở tiểu mục 3.2.1. Vì vậy, với khả năng của bản thân thì người viết có kiến nghị về sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non và quy định về Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục như sau:

Thứ nhất, phân cấp quản lý nhà nước đối với trường mầm non tư thục

Quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với trường mầm non tư thục như Dự thảo Thông tư thay thế Quyết định 41/2008/QĐ-BGDĐT có quy định như sau:

- UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với trường mầm non tư thục trên địa bàn

- Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu, giúp cho UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với trường mầm non tư thục trên địa bàn.

Khác với quy định của Quyết định 41/2008/QĐ-BGDĐT Quy chế tổ chức và hoạt

động trường mầm non tư thục hiện nay, theo đó trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với trường mầm non tư thục sẽ thuộc về hai cơ quan là:

- UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với trường mầm non trên địa bàn;

- Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các trường mầm non tư thục trên địa bàn.

Mặc dù, quy định như vậy sẽ có những tích cực hơn so với quy định pháp luật hiện hành. Như có thể giảm bớt áp lực về công việc cho UBND cấp xã, dễ dàng xác định trách nhiệm của chủ thể quản lý khi để xảy ra hành vi vi phạm. Hơn nữa, quy định như vậy vừa làm tăng nhiệm vụ cũng như quyền hạn cho chủ thể quản lý. Bởi vì, theo quy định của Dự thảo thì chỉ có UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với trường mầm non tư thục và theo quy định UBND cấp huyện là một trong ủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với trường mầm non tư thục dưới nhiều hình thức xử lý khác nhau: xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi giấy phép thành lập, giải thể hoạt động của nhà trường,…

Nhưng song, với việc quy định chỉ có UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước đối với trường mầm non tư thục trên địa bàn, nên có thể dẫn đến tình trạng UBND cấp huyện không thể siết chặt quản lý hết tất cả các trường mầm non tư thục trên cả địa bàn thuộc phạm vi do mình quản lý. Dù sao theo quy định hiện nay, UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tất cả các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tuy nhiên phạm vi quản lý cũng chỉ trong một đơn vị hành chính cấp xã. Trong khi, với việc quy định như Dự thảo thì chỉ có UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nhà trường, nhà trẻ thuộc mọi loại hình hoạt động, nhưng trong phạm vi của một đơn vị hành chính cấp huyện.

Do đó, theo người viết việc quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với trường mầm non tư thục theo quy định của Quyết định 41/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục (đã được sửa đổi, bổ sung Thông tư

28/2011/TT-BGDĐT) nên quy định như sau:

- UBND cấp huyện và UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các trường mầm non tư thục trên địa bàn thuộc phạm vi do mình quản lý;

- Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý đối với các trường mầm non tư thục trên địa bàn.

Với việc quy định như thế, cần phải quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các chủ thể trong việc quản lý nhà nước đối với trường mầm non tư thục. Hơn nữa, cần quy định cụ thể khi để xảy ra hành vi vi phạm, đương nhiên chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phải gánh chịu bất lợi về chế tài xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, nhưng còn về phía cơ quan quản lý, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Thứ hai, quy định việc xử lý vi phạm đối hành vi tự ý thành lập và tổ chức hoạt động của các trường mầm non tư thục trên thực tế

Theo quy định hiện nay, việc thành lập và tổ chức hoạt động của các trường mầm non tư thục khi chưa được sự cho phép thành lập và cho phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, thì không được công nhận về mặt pháp lý. Và sẽ bị lý theo quy định pháp luật. Nhưng trên thực tế hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền gặp rất nhiều khó khăn trong việc ra quyết định để giải thể đối với hành vi tự ý thành lập hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động đối với hành vi tự ý tổ chức hoạt động của các trường mầm non tư thục trong lĩnh vực giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc cho phép hoạt động. Vì khi giải thể hoạt động của trường mầm non tư thục thì người phải gánh chịu thiệt thòi nhất chính là trẻ em học tập tại nhà trường. Và với tình hình hiện tại, vấn đề về số lượng trẻ ở mỗi cơ sở giáo dục mầm non là gánh nặng chung mà tất cả các cơ sở giáo dục mầm non đang phải gặp phải, kể cả các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Do đó, theo người viết khi ban hành ra văn bản sửa đổi, bổ sung cho Điều lệ trường mầm non và văn bản thay thế cho Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, thì nên quy định như sau:

Nếu tại thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm mà nhà trường có đủ điều kiện cho phép thành lập và cho phép hoạt động với tư cách là trường mầm non tư thục trong lĩnh vực giáo dục và phải có thời gian hoạt động trên thực tế trước khi văn bản này được ban hành và có nhu cầu tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mầm non thì hướng dẫn chủ đầu tư có trách nhiệm nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu được cho phép thành lập và cho phép hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mầm non đối với trường mầm non tư thục. Ngược lại, cơ quan có thầm quyền sẽ ra quyết định giải thể hoạt động nhà trường hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Thứ ba, quy định diện tích sử dụng đất của trường mầm non tư thục cho trẻ

Để giải quyết vấn đề khó khăn diện tích đất sử dụng cho trẻ ở những nơi không điều kiện về diện tích đất, theo như Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung cho Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT cũng có quy định sửa đổi, bổ sung cho quy định hiện nay như sau:

“Đối với những nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích sử dụng bằng diện tích sàn xây dựng và phải đảm bảo đủ diện tích theo quy định”. Có được quy định như vậy,

sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhằm giảm bớt áp lực về diện tích sử dụng đất cho chủ đầu tư. Nhưng theo người viết, quy định như Dự thảo Thông tư này, có thể làm cho trẻ ở những trường đó gặp nhiều thiệt thòi về diện tích sử dụng để trẻ có thể học tập, vui chơi tại nhà trường. Hơn nữa, có thể gây mất an toàn cho trẻ.

Vì những hạn chế theo quy định pháp luật hiện hành cũng như quy định trong Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường mầm non, nên theo người viết để tạo điều kiện cho chủ đầu tư tham gia thành lập trường mầm non tư thục để hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, ở những nơi không có điều kiện về diện tích đất, cần thiết phải có quy định riêng về diện tích sử dụng đất cho trẻ ở những nơi khó khăn đó.

Thứ tư, quy định số lượng trẻ ở mỗi trường mầm non tư thục và chính sách hỗ trợ đối với trẻ em, giáo viên và các trường mầm non tư thục

- Quy định cụ thể số lượng trẻ tối thiểu và tối đa ở mỗi trường là bao nhiêu? Khi đó, dễ dàng cho cả cơ quan quản lý và tránh được tình trạng lợi dụng bất cập quy định pháp luật của các chủ đầu tư thành lập trường mầm non tư thục chỉ nhằm hướng tới mục tiêu lợi nhuận.

- Và nên quy định chính sách ưu đãi riêng cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập giữa miền núi, nông thôn với thành phố, thị xã. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư để có thể thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa về giáo dục mầm non mà Nhà nước ta đã đề ra.

Tóm lại, với những kiến nghị về việc hoàn thiện quy định pháp luật vừa nêu trên là giải pháp trước mắt, nhưng để phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non về lâu dài, theo người viết cơ quan có thẩm quyền nên sớm ban hành Luật Giáo dục mầm non như đối với giáo dục đại học. Thì hiện nay ngoài Luật Giáo dục năm 2005, năm 2012 Quốc hội cũng đã ban hành ra Luật Giáo dục đại học. Bởi vì, cấp học giáo dục mầm non có những đặc thù nhất định, trong khi Luật Giáo dục năm 2005 là luật chung, quy định chung cho tất cả các cấp học và trình độ đào tạo của nước ta hiện nay, từ cấp học mầm non cho đến giáo dục đại học và sau đại học (cho đến khi Luật Giáo dục đại học năm 2012 có hiệu lực ngày 01/01/2013). Hơn nữa, những văn bản quy định pháp luật hiện nay về tổ chức và hoạt động của các trường mầm non tư thục, chỉ tồn tại dưới hình thức Quyết định

14/2008/QĐ-BGDDT Điều lệ trường mầm non (đã được sửa đổi bởi Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT và Thông tư 05/2011/TT-BGDĐT) và Quyết định 41/2008/QĐ- BGDĐT Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2011/TT-BGDĐT). Do đó, những quy định này chưa thật sự rõ ràng và giá trị pháp lý chưa cao.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với các trường mầm non tư thục (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)