Dựa trên phân tích hồi quy, ta tiến hành kiểm định các giả thuyết của mô hình
đã đưa ra:
Chính sách nhân sự không công bằng là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất
đến hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán (vì có hệ số Beta lớn nhất). Dấu dương của hệ
số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa nhân tố chính sách nhân sự không công bằng và hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả phân tích hồi
quy tuyến tính cho thấy nhân tố này có Beta = 0,362 và Sig = 0,000 (<0,05) nghĩa là
khi các yếu tố khác không thay đổi nếu tăng chính sách nhân sự không công bằng lên 1
đơn vị thì hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán sẽ tăng lên 0,362 đơn vị nên giả thuyết H3 được chấp nhận. Kết quả này phù hợp kết luận trong các nghiên cứu trước đây.
Nhân tố thứ hai có ảnh hưởng đến hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán sau nhân tố chính sách nhân sự không công bằng là nhân tố trao đổi thông tin không thuận lợi. Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố trao đổi thông tin không thuận lợi với hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán. Kết quả hồi quy cho thấy nhân tố trao đổi thông tin không thuận lợi có Beta = 0,358 và Sig = 0,000 (<0,05) nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi nếu tăng trao đổi thông tin không thuận lợi lên 1 đơn vị thì hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán sẽ tăng lên 0,358 đơn vị
nên giả thuyết H5 được chấp nhận. Kết quả này phù hợp kết luận trong các nghiên cứu trước đây.
Tiếp theo là nhân tố mục tiêu cắt giảm chi phí. Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố mục tiêu cắt giảm chi phí với hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán. Kết quả hồi quy cho thấy nhân tố mục tiêu cắt giảm chi phí có Beta = 0,338 và Sig = 0,000 (<0,05) nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi nếu tăng mục tiêu cắt giảm chi phí lên 1 đơn vị thì hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán sẽ
tăng lên 0,338 đơn vị nên giả thuyết H1 được chấp nhận. Kết quả này phù hợp kết luận trong các nghiên cứu trước đây.
Kếđến là nhân tố mức độ gắn bó thấp với công ty kiểm toán. Dấu dương của hệ
số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ gắn bó thấp với công ty kiểm toán với hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán. Kết quả hồi quy cho thấy nhân tố
mức độ gắn bó thấp với công ty kiểm toán có Beta = 0,196 và Sig = 0,000 (<0,05) nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi nếu tăng mức độ gắn bó thấp với công ty kiểm toán lên 1 đơn vị thì hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán sẽ tăng lên 0,196 đơn vị
nên giả thuyết H1 được chấp nhận.Kết quả này phù hợp kết luận trong các nghiên cứu trước đây.
Cuối cùng là nhân tố áp lực đánh giá nhân viên gắn với hoàn thành mục tiêu. Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ cùng chiều giữa áp lực đánh giá nhân viên gắn với hoàn thành mục tiêu với hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán. Kết quả hồi quy cho thấy nhân tố áp lực đánh giá nhân viên gắn với hoàn thành mục tiêu có
Beta = 0,092 và Sig = 0,000 (<0,05) nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi nếu
tăng áp lực đánh giá nhân viên gắn với hoàn thành mục tiêu lên 1 đơn vị thì hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán sẽ tăng lên 0,092 đơn vị nên giả thuyết H2 được chấp nhận. Kết quả này phù hợp kết luận trong các nghiên cứu trước đây.
Sau khi sử dụng phân tích hồi quy ta có thể kết luận về kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu như sau:
Giả
thuyết Nội dung Kết luận
H1 Mục tiêu cắt giảm chi phí có quan hệ đồng biến với các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán. (+)
Chấp nhận
H2 Áp lực đánh giá nhân viên dựa trên việc hoàn thành
mục tiêu có quan hệđồng biến với các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán. (+)
Chấp nhận
H3 Chính sách nhân sự không công bằng có quan hệđồng
biến với các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán. (+)
Chấp nhận
H4 Mức độ gắn bó thấp với công ty kiểm toán có quan hệ
đồng biến với các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán. (+)
Chấp nhận
H5 Thiếu hiệu quả trong trao đổi thông tin có mối quan hệ
đồng biến với các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán. (+)
Chấp nhận