Dựa vào các nghiên cứu trước đây có liên quan đến hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán đã được trình bày trong chương cơ sở lý thuyết, tác giả tổng hợp thành mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán Mục tiêu cắt giảm chi phí
Áp lực đánh giá nhân viên gắn với
hoàn thành mục tiêu
Chính sách nhân sự không công bằng
Mức độ gắn bó thấp với công ty kiểm toán
Thiếu hiệu quả trong trao đổi thông tin
Đặc điểm cá nhân: Chức vụ, thâm niên, giới tính ,… H1:(+) H2:(+) H3:(+) H4:(+) H5:(+)
Các giả thuyết nghiên cứu :
H1 (+): Mục tiêu cắt giảm chi phí có quan hệ đồng biến với các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán.
H2 (+): Đánh giá nhân viên dựa trên việc hoàn thành mục tiêu có quan hệ đồng
biến với các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán.
H3 (+): Chính sách nhân sự không công bằng có quan hệ đồng biến với các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán.
H4 (+): Mức độ gắn bó thấp với công ty kiểm toán có quan hệđồng biến với các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán.
H5 (+): Thiếu hiệu quả trong trao đổi thông tin có mối quan hệ đồng biến với các hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán.
Ngoài ra, đề tài còn tìm hiểu sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo một vài đặc tính cá nhân của các KTV (tuổi tác, thâm niên trong nghề, chức vụ,giới tính …) có liên quan đến những nhân tốảnh hưởng tới hành vi đe dọa chất lượng kiểm toán.
3.2. Nghiên cứu chính thức 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu