Đối với Bộ GD&ĐT
Cần có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập.
Chỉ đạo cho các trường sư phạm có kế hoạch nâng cao trình độ tin học và khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học cho sinh viên.
Đối với UBND tỉnh:
Tạo nguồn kinh phí để nhà trường có thể trang bị dạy học. Cơ sở vật chất tốt là điều kiện giúp nhà trường chỉ đạo, giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu hiện nay.
Đối với Sở GD&ĐT:
Sở giáo dục cần có văn bản chỉ đạo cụ thể, hướng dẫn các trường triển khai Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (triển khai từ đâu và triển khai như thế nào?), Mỗi năm cần tổ chức hội thi “Giáo viên sử dụng công nghệ Giỏi” hay giải “ Bàn phím vàng”, … để kích thích lòng đam mê sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.
Chủ động mở nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng về đổi mới phương pháp giảng dạy có ứng dụng CNTT.
Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan thực tế ở những trường đã có nhiều thành công trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học.
Đối với chính quyền địa phương
Tạo điều kiện thuận lợi để trường có thể hoạt động giảng dạy tốt cho con em ở địa phương.
Lực lượng công an và dân phòng của xã có sự hỗ trợ kịp thời trong việc bảo vệ trường khi nhà trường gặp khó khăn.
Đối với nhà trường:
Nhà trường cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để huy động nguồn lực từ xã hội cho việc xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường. Hoàn thiện các biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
Dựa trên các nhu cầu về trang thiết bị hạ tầng CNTT mà Hiệu trưởng sẽ cho mua sắm theo lộ trình và thứ tự ưu tiên đã đề ra.
Nhà trường nên huy động các Mạnh Thường Quân tạo điều kiện cho giáo viên còn khó khăn vay tiền không tính lãi và trả dần để giáo viên mua máy tính xách tay phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
Hiệu trưởng cần vạch ra quy trình thực hiện, phân công cụ thể trách nhiệm cho tôi là phó Hiệu trưởng phụ trách mảng CNTT của trường. Từ đó tôi lên lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường Hiệu trưởng cần yêu cầu thực hiện việc lập kế hoạch ở cấp tổ và kế hoạch cá nhân. Giao cho phó Hiệu trưởng phụ trách mảng này thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch. Cần tổ chức đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên thường xuyên để đề ra kế hoạch bồi dưỡng kịp thời cho những giáo viên còn yếu về ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
Ngoài ra về phía Hiệu trưởng đã có công văn chỉ rõ việc phải chỉ đạo ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng người học có thể học qua nhiều nguồn học liệu; cần tăng cường chỉ đạo cho phó Hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập của học sinh như: chỉ đạo giáo viên hướng dẫn cho học sinh phương pháp, kỹ năng tự học, tự khai thác và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân. Việc ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học không chỉ tiến hành trên lớp mà còn phải phối hợp với gia đình học sinh cần biết để tạo điều kiện cho các em có khả tự học tại nhà. Vì vậy, Hiệu trưởng phải có kế hoạch phối hợp với Ban đại diện Cha Mẹ học sinh phổ biến cho họ hiểu rõ về mục tiêu, nội dung việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của nhà trường để gia đình có biện pháp giáo dục, giúp đỡ học sinh trong học tập và rèn luyện.
Bên cạnh đó Hiệu trưởng nên có chế độ động viên khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên, học sinh làm tốt.
Trong công tác tuyển dụng giáo viên, Hiệu trưởng cần kiểm tra kiến thức và kỹ năng tối thiểu về CNTT bằng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc thực tế.
Với chuyên đề đưa ra, thực tế cho thấy rằng yếu tố quan trọng nhất để triển khai sử dụng phải được bắt đầu từ sự quyết tâm và lòng nhiệt huyết cao của Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên nhà trường. Những trở ngại về kỹ thuật hay công nghệ sẽ nhanh chóng được khắc phục, nhưng để có được thành công trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, cần phải hội tụ nhiều yếu tố từ con người đến chính sách, chủ trương của Ban giám hiệu, Sở, ban ngành và sự quan tâm của các bên liên quan.
Tôi mong muốn được cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đưa diện mạo trường tôi nói riêng, các trường trong tỉnh nói chung, trong ngành sang một trang mới từ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Chuyên đề này đ cượ vi t trên tinh th n chia s nhi t huy t và nh ng kinh nghi m đúc k t đ c ế ầ ẻ ệ ế ữ ệ ế ượ trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu e-Learning tại trường THPT Vĩnh Cửu, mong rằng có thể góp
một phần công sức nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy – học tập của thầy và trò các trường phổ thông giáo dục tỉnh nhà.
Người thực hiện
PHỤ LỤC
HIỆN THỰC CỔNG ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT BẰNG MOODLE Cài đặt Moodle
Moodle hoạt động trên web server hỗ trợ ngôn ngữ PHP, máy chủ CSDL mySQL, Oracle, MS SQL, … Trong nội dung hiện thực này, tôi hiện thực cài đặt Moodle bằng gói cài đặt Moodle cho Windows tải từ trang download của Moodle1.
Gói cài đặt này gồm các ứng dụng để chạy Moodle: Apache, MySQL, PHP nằm trong bộ ứng dụng XAMPP phiên bản 1.7.1 rút gọn. Giải nén, nhấn shortcut Start Moodle để khởi động Moodle. Có thể truy cập Moodle bằng địa chỉ http://localhost/ từ server chạy Moodle hoặc http://xxx.xxx.xxx.xxx từ máy khác với xxx.xxx.xxx.xxx là địa chỉ IP của server. Sau đó truy cập theo địa chỉ trên để cài đặt Moodle, việc cài đặt chỉ thực hiện một lần.
Bộ chương trình Moodle dành cho Windows
Trình tự cài đặt:
B1: Tải bộ cài đặt cho Window, giải nén. B2: Chạy shortcut Start Moodle.
B3: Truy cập địa chỉ http://localhost từ trình duyệt. B4: Chọn ngôn ngữ cài đặt, nhấn Next.
B5: Khai báo tên thư mục dữ liệu của Moodle, mặc định là moodledata, nhấn Next B6: Khai báo các thông số tên tệp CSDL, mật khẩu quyền root, nhấn Next.
B7: Chọn continue. B8: Chọn next. B9: Continue.
B10: Nhập thông tin quản trị
B11: Nhập thông tin trang chủ. Hoàn tất
Giao diện Moodle sau khi cài đặt Hiện thực các dịch vụ chức năng
Để thực hiện tạo lập, chỉnh sửa các đối tượng, phải đăng nhập quyền admin và mở chế độ sửa khối (Turn editing on tại menu Settings)
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY VÀ HỌC TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Thực hiện khảo sát tại trường THPT Vĩnh Cửu (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), tham gia khảo sát gồm 252 học sinh và 30 giáo viên; tại trường THPT Lê Quý Đôn (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) tham gia khảo sát gồm 180 học sinh và 20 giáo viên. Kết quả khảo sát như sau:
Một số kết quả khảo sát trên học sinh
Mức độ sử dụng internet của học sinh
THPT Vĩnh Cửu THPT Lê Quý Đôn
Không bao giờ 12% 1.13%
Thỉnh thoảng 62% 66.10%
Thường xuyên 17% 19.77%
Ngày nào cũng truy cập 10% 12.99%
Tỉ lệ sử dụng internet của học sinh
Từ kết quả khảo sát có thể nhận thấy trong tương lai không xa thì việc sử dụng internet trong học sinh là phổ biến thể hiện ở thuộc tính “không bao giờ” sử dụng internet của học sinh trường huyện và thành phố (đang phát triển).
Các khó khăn của học sinh trong việc tiếp cận internet THPT Vĩnh Cửu THPT Lê Quý Đôn
Không có thời gian 42.05% 20.45%
Chưa biết cách tìm kiếm. 19.43% 14.5%
Ít thông tin bằng tiếng Việt 11.31% 13.38% Cước phí truy cập Internet
cao. 21.2% 7.435%
Quá nhiều thông tin liên quan. 34.98% 38.66% Lí do
Khó khăn của học sinh trong việc tiếp cận internet
Cản trở việc sử dụng internet của học sinh trường huyện so với trường thành phố là không có thời gian xuất phát từ nhiều nguyên nhân có thể là ngoài việc học, học sinh còn phụ việc gia đình, … Dựa trên thuộc tính “quá nhiều thông tin liên quan” có thể thấy rằng internet là kho kiến thức khổng lồ nó vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược điểm nếu không biết khai thác, tổ chức nguồn thông tin đó.
Học sinh biết về e-learning
THPT Vĩnh Cửu THPT Lê Quý Đôn
Chưa nghe bao giờ 44.88% 45.09%
Đã nghe nhắc đến một vài
lần 38.98% 43.93%
Đã từng tiếp xúc 11.02% 6.936%
Đã từng tham gia ít nhất
Học sinh biết về e-learning
Mặc dù tỉ lệ học sinh chưa biết gì về e-learning khá cao nhưng đó chỉ là tạm thời vì gặp phải các trở ngại trong việc sử dụng internet. Học sinh phổ thông vẫn có nhu cầu học trực tuyến để hỗ trợ học tập.
Một số kết quả khảo sát trên giáo viên
Mức độ sử dụng internet của giáo viên
THPT Vĩnh Cửu THPT Lê Quý Đôn
Không bao giờ 3.33% 0%
Thỉnh thoảng 43.33% 25%
Thường xuyên 43.33% 65%
Ngày nào cũng truy cập 10% 10%
Tỉ lệ sử dụng internet của giáo viên
Có sự chênh lệch về khả năng, điều kiện trong việc sử dụng internet của giáo viên trường huyện và trường thành phố. Điều đó cho thấy sự không đồng nhất phần nào khả năng sử dụng internet của giáo viên phổ thông nói chung.
THPT Vĩnh Cửu THPT Lê Quý Đôn
Không đem lại hiệu quả 17.39% 0%
Có hiệu quả thấp 4.35% 15.8%
Rất hiệu quả 17.39% 10.5%
Hiệu quả tùy bài và cách
sử dụng. 60.87% 73.7%
Nhận xét giáo viên về hiệu quả giảng dạy dựa trên internet
Phần lớn giáo viên ý thức được việc sử dụng internet như một phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy và học có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*****Tiếng Việt
[1] Điều lệ trường trung học, NXB Giáo dục, 2000
[2] Chuyên đề 15: “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong trường
phổ thông” do Thạc Sĩ Phan Tấn Chí thực hiện.
[3] Luật giáo dục 2005, NXB Giáo dục, 2005
[4] Từ Minh Phương (2010), Bài giảng Nhập môn Trí tuệ nhân tạo, Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, trang 102-105.
*****Tiếng Anh
[5] A. Aamodt, E. Plaza (1994), “Case-Based Reasoning: Foundational Issues, Methodological Variations, and System Approaches. AI Communications”. IOS Press, Vol. 7: 1, pp. 39-59.
*****Các trang web
[6] Trang Web Moodle , http://moodle.org/, truy cập năm 2011
[7] Trang tham khảo thư viện Moodle, http://xref.moodle.org/nav.html? _functions/index.html, truy cập năm 2011
[8] Trang học trực tuyến phát triển Moodle, http://dev.moodle.org/, truy cập năm 2011
[9] Trang Web Wiki (2010), http://wikipedia.org, truy cập năm 2011
*****Chỉ thị, thông tư ngành Giáo Dục
[10] Chỉ thị số 55/ 2008/CT- BGDĐT ngày 30/09/ 2008 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ
thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012”
[11] Chỉ thị số 15/ 2000/CT- BGDĐT ngày 17/05/ 2000 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về “Các biện pháp cấp bách tăng cường quản lý dạy thêm,
học thêm”
[12] Chỉ thị 3399 /CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đào Tạo về “nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
[13] Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị (khóa VIII) về “đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phụ vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
[14] Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào “Quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các
cơ sở giáo dục”
[15] Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành quy định về “dạy thêm, học thêm”
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Vĩnh Cửu
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Cửu, ngày tháng năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 – 2013
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC HỖ TRỢ QUẢN LÍ DẠY VÀ HỌC TẠI TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU”
Họ và tên tác giả: Bùi Thị Ngọc Nga Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị: Trường THPT Vĩnh Cửu
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn:
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: ...
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt Khá Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Lê Minh Việt
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)