Qua kết quả nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy: việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một trong những cách thức, con đường mang lại hiệu quả cao trong xã hội; góp phần tích cực xây dựng nhà trường theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại là một phương thức hữu hiệu góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.
So với các giải pháp trước đây, giải pháp do tôi đề xuất có cải tiến hơn vì ngoài những chức năng cùng với lợi ích của việc học tập trực tuyến và các giải pháp trước mang lại thì giải pháp này đưa ra có thực hiện theo chủ trương của Bộ giáo dục là sử dụng mã nguồn mở nhằm giúp tiết kiệm chi phí, cụ thể tại trường là tiết kiệm chi phí thiết kế web vì tôi sử dụng phần mềm mã nguồn mở Moodle vừa phát triển cổng thông tin điện tử đáp ứng được kênh thông tin giữa nhà trường – học sinh – giáo viên – phụ huynh kèm theo là kênh giảng dạy - học tập cho giáo viên và học sinh nhằm giúp giáo viên quản lý được các khóa học; quản lý học sinh đồng thời tạo các các hoạt động trong khóa học mà giáo viên đảm trách và đặc biệt giúp cho học sinh rất nhiều trong học tập thông qua làm bài kiểm tra trực tuyến mà giáo viên đưa ra và học sinh sẽ nhận được phản hồi đánh giá từ hệ thống là kiến thức bị hỏng do đâu và cần phải học lại phần kiến thức nào. Mục đích là hỗ trợ định hướng học tập cho học sinh, giúp học sinh có thể say mê tự học góp phần hạn chế việc đi học thêm tràn lan của học sinh phổ thông như hiện nay.
- Đối với học sinh mất kiến thức hoặc yếu kém, qua việc thực hiện bài kiểm tra sẽ biết được cần phải học tập những phần nào thêm, các gợi ý học này phải được các giáo viên nghiên cứu thật kỹ để đưa ra.
- Đối với học sinh khá giỏi, phản hồi và gợi ý học nhằm nâng cao kiến thức được đưa ra.
Tính khả thi của việc triển khai hệ thống quản lý học tập trực tuyến Moodle đến các trường trong tỉnh là rất cao. Bởi lẽ chi phí triển khai là rất thấp, phù hợp với điều kiện các trường trong tỉnh hiện nay, yêu cầu về kỹ thuật đối với người điều hành không cao vì giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt và có sự hỗ trợ thường xuyên trên mạng Internet. Mặt khác, ban điều hành web của trường THPT Vĩnh Cửu sẵn sàng hỗ trợ các trường trong và ngoài tỉnh về mặt kỹ thuật cũng như về cách thức tổ chức quản lý.
Để thực hiện được tất cả những vấn đề đã đưa ra thì người Hiệu trưởng không chỉ là người quản lý mà còn là người “dẫn đường”, là người “thầy” trong việc ứng dụng CNTT vào mọi hoạt động của nhà trường. Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong nhiều năm tới đây, trong đó đổi mới quản lý giáo dục, CNTT và truyền thông không chỉ là công cụ mà còn là tài sản của người quản lý nhà trường. Ngoài việc phải thực hiện tốt các chức năng quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra; để dẫn đường, để làm thầy về công nghệ thông tin, Hiệu trưởng phải học và không ngừng tự học để việc ứng dụng CNTT và truyền thông vào nhà trường đạt hiệu quả như mong muốn.
Tiến hành ứng dụng CNTT trong dạy học trường THPT Vĩnh Cửu cần phải phát huy hết những mặt mạnh của các biện pháp đã và đang áp dụng, nhanh chóng khắc phục những tồn tại, những thiếu sót để huy động mọi lực lượng trong xã hội tạo thành sức mạnh tổng hợp đầu tư cho nhà trường trong đó huy động mọi nguồn lực cho việc triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học đạt hiệu quả cao, tôi mạnh dạn đề xuất những kiến nghị sau.