- định của chúng ta.
Phân (tích sựtham gia trong quản lý dự án LNXH 8.I Các cấp độ của sự tham gia trong quản lý dự án LNXH
Sự phân biệt các hình thức tham gia cố một ý nghĩa quan trọng trong thực tế xây dựng và quản lý các dự án lâm nghiệp xã hội. Điều mong muốn của các nhà lâm nghiệp xã hội là sự tham gia tự nguyện và tự giác của các cộng đồng nông thôn. Trong thực tế, đó là một quá trình phát triển theo từng cấp độ tham gia khác nhau.
Khi đề cập đến các cấp độ của sự tham gia của cộng đồng trong quá trình hình thành các giải pháp quản lý tài nguyên, Briggs (1989) phân chia như sau:
e Cấp độ hợp đồng (contractual): Nhóm nghiên cứu và xây dựng dự án sẽ quyết định toàn bộ vấn đề, nông dân tham gia như những người hợp đồng để cung cấp đất và lao động, ví dụ trong các thí nghiệm trình diễn.
e Tham vấn (consultative): Nhà nghiên cứu tham khảo ý kiến của nông dân để biết các khó khăn và nhu cầu của họ, các ý kiến này chỉ có tính cách tham khảo khi xây dựng dự án.
e Hợp tác (collaborative): Nhà nghiên cứu và nông dân cùng hợp tác chặt chẻ trong quá trình nghiên cứu và triển khai các chiến lược, kế hoạch và công nghệ. e Tự giác: Nông dân tự mình thực hiện việc tìm tòi và sắng tạo các giải pháp công
nghệ và định chế thích ứng, nhà nghiên cứu chỉ đóng vai trò xúc tác và tăng cường khả năng của nông dân trong việc này. Đây là cấp độ lý tưởng mà chung ta mong muốn đạt tới.
Hợp đồng Tham vấn Hợp tác Tự giác ~^
Không gian quyết định của “người ngoài
__—` ông gian quyết định của cộng đồng
Sơ đồ 2.2: Các cấp độ tham gia của cộng đồng
8.2 Các hình thức tham gia trong thực tế của các dự án
Chúng ta sẽ dành tiểu mục này để nghiên cứu các tình huống tham gia trong thực
29 29
tế của các dự án và cố gắng đặt chúng vào khung phân tích các cấp độ tham gia như trong sơ đồ 2.2
Tham gia qua đại điện:
Trong thực tế, đôi khi người ta nói đến sự tham gia trong những trường hợp có sự hiện diện của một vài đại biểu của người dân trong một số phiên họp để phổ biến một
chủ trương, để triển khai một kế hoạch. Trong nhiều trường hợp, nhiều chương trình và
kế hoạch phát triển tốn kém đã không mang lại kết quả mong đợi, vì các biện pháp đề ra không giải quyết các vấn đề thực của cộng đồng, và do đó không đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Trong một số trường hợp, rất có thể, đó là các chủ trương, biện pháp hay kế hoạch đúng, song sự hình thành và cách triển khai vẫn mang tính áp đặt. Trong thực tế, vấn đề vận động người dân tham gia vào các công cuộc mang lại sự
phát triển một cộng đồng không đơn giản.
Đóng góp lao động:
Trong một số dự án phát triển, "tham gia" được hiểu như là sự đóng góp lao động.
Người quản lý dự án ở bên ngoài cộng đồng chú ý đến việc vận động người dân tham gia vào dự án và kết quả được cho là thành công khi người dân tham gia bằng cách đóng góp lao động giản đơn, như đấp đường, đào mương không lấy tiền công, với ý nghĩ là phát huy tinh thần tự lực. Trên quan điểm phân tích dự án, "sự tham gia" này đồng nghĩa với biện pháp làm giảm chỉ phí của dự án bằng một nguồn lao động rẻ tiền. Các công việc thuộc về "phần mềm" của dự án như thiết kế và lập kế hoạch là công việc của các cơ quan chuyên môn và các nhà lãnh đạo. Một số người tin rằng khi có sự đóng góp nhân lực, người dân sẽ bảo quản tốt các công trình ấy. Tuy nhiên trong thực tế, vì không được tham gia góp ý và tiếp nhận đầy đủ thông tin, người ta không lấy gì để đoán chắc rằng công trình đáp ứng nhu cầu ưu tiên cao của cộng đồng. Nếu dự án không đáp ứng yêu cầu có độ ưu tiên cao của số đông người dân trong cộng đồng, họ sẽ tham gia đóng góp lao động dưới những sự ràng buộc nhất định mà không phải là hoàn
toàn tự nguyện, và công trình có thể bị chết yếu. Hệ quả của cách suy nghĩ giản đơn
này là không thực sự nâng cao năng lực của cộng đồng để giải quyết các vấn đề của chính họ.
Chia xẻ chỉ phí:
Đối với một số người quản lý dự án, điều đáng quan tâm không phải chỉ là vấn để làm giảm chi phí của dự án mà là việc sung dụng có hiệu quả các nguồn lực, để có thể
thu hồi các chi phí được đầu tư. Để đạt được "sự tham gia", họ thường chú trọng việc xây dựng một cơ chế để người dân đóng góp chỉ phí, ví dụ, người dân đóng góp một phần chi phí sử dụng cầu đường, kênh mương. Tuy nhiên, một khi các công trình không xuất phát từ lợi ích của cộng đồng, người dân sẽ trở về với cách thức giải quyết trước đây của họ.
Chia sẻ trách nhiệm:
30 30
Một quan điểm khác không đặt trọng tâm trên chỉ phí mà chú ý đến trách nhiệm của cộng đồng trong việc duy trì dự án, ví dụ tránh việc lạm dụng hay làm hư hỏng một công trình được đầu tư. Một số cơ chế được xác lập, như giao trách nhiệm cho những người lãnh đạo địa phương hay thành lập một ban quan quản lý. Để duy trì một công trình, thông thường, một thỏa thuận được ký kết, nêu rõ trách nhiệm của các bên trong dự án (chính quyền và cộng đồng). Trong thực tế, người dân không có điều kiện suy
nghĩ về các điều khoản của thỏa thuận, việc thương thảo thường bị chỉ phối bởi các nhà lãnh đạo địa phương. Ngay cả khi một ban điều hành được cử ra, cũng không chắc rằng
những người tốt nhất trong cộng đồng sẽ được bầu.
Sự quyết định của cộng đồng:
Chính vì thế, sự tham
gia sẽ chỉ đạt được khi dự án đặt cơ sở trên quyết định của cộng đồng. Trong lâm nghiệp xã hội, "Tham gia” (participatory) theo ý nghĩa này là một khái niệm thường được nhấn mạnh và là một thử thách. Nó liên ` quan đến sự vận động các
Hình 2.2: Tham gia của phụ nữ trong cuộc họp cộng đồng thành viên của cộng đồng
nhăm tới các mục tiêu phát
triển, sự cộng tác giữa một bên các nhà lập chính sách, kế hoạch, các giới chức triển
khai thực hiện và bên kia là những người được gọi là nhóm mục tiêu được hưởng lợi của một dự án. Trong điều kiện lý tưởng, các cộng đồng dân cư địa phương thuộc nhóm mục tiêu sẽ tích cực tham gia trong các giai đoạn khác nhau của dự án phát triển lâm
nghiệp xã hội, với tư cách là chủ thể của dự án. Các nhà nghiên cứu phát triển, cán bộ
khuyến lâm đóng vai trò xúc tác cho quá trình. Đây chính là ý tưởng của sự đảo ngược "lấy dân làm gốc” (bottom-up), thay vì cách áp đặt từ trên xuống (top-down).
Chúng ta tin tưởng rằng tiếp cận có sự tham gia sẽ được áp dụng ngày càng mở rộng. Hiện nay, một số tiền đề về khung cảnh pháp lý của sự phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam đã tương đối rõ rệt, nhưng để thực sự đạt được sự tham gia theo ý nghĩa nói trên, không thể không đề cập đến việc nâng cao nhận thức của các nhóm liên quan bên ngoài cộng đồng, và năng lực của chính cộng đồng. Điều có thể kỳ vọng là những tiên đề về khung cảnh pháp lý của lâm nghiệp xã hội đã được thể hiện trong
chính sách Đổi mới, đặc biệt là trong "Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển
bền vững" và "Kế hoạch quốc gia hành động vì lâm nghiệp nhiệt đới” cùng các chủ trương lớn về giao đất giao rừng, về việc sử dụng đất trống đồi trọc, các chương trình định canh định cư và phát triển các hệ thống canh tác bền vững. Cái chúng ta cần là sự thay đổi trong nhận thức, hành động và sự phối hợp của các nhóm liên quan cả bên trong cũng như bên ngòai cộng đồng.
8.3 Những vấn đề đặt ra khi áp dụng cách tiếp cận "có sự tham gia"
31 31