Ảnh hưởng của việc xử lý cơ chất lên sự phân giải bã mía của H13

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng phân giải bã mía của nấm men s cerevisiae h13 (Trang 37)

Kết quả đếm mật số tế bào nấm men sau khi nuôi cấy:

*Các giá trị là trung bình của 3 lần lặp lại, các già trị có cùng ký tự thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, CV = 0,45%.

Mật số tế bào nấm men sau nuôi cấy của hai 2 loại bã mía rửa và không rửa lần lượt là 5,34x107 tế bào/ml và 4,24 x107 tế bào/ml đều cao hơn so với mật số ban đầu (106 tế bào/ml), cơ chất bã mía không rửa có mật số tế bào cao hơn so với bã mía rửa và có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả trên cho thấy nấm men sinh trưởng và phát triển tốt hơn trong môi trường cơ chất bã mía sau khi xay không

Hình 6: Ảnh hưởng của bã mía rửa và bã mía không rửa tới mật số tế bào nấm men

Chuyên ngành Công nghệ sinh học 26 Viện NC&PT Công nghệ sinh học c b c a -4.00 -2.00 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00

ĐCR Rửa ĐCKR Không rửa

DM t h ay đổ i (% ) Loại bã mía

rửa qua nước. Do trong quá trình xử lý nguyên liệu đối với bã mía rửa đã loại bỏ một số thành phần hòa tan như đường và các tạp chất khác có lợi cho sinh trưởng của nấm men khiến cho mật số của cơ chất bã mía rửa thấp hơn.

Kết quả phân tích hàm lượng vật chất khô (DM) sau nuôi cấy:

*Các giá trị là trung bình của 3 lần lặp lại, các già trị có cùng ký tự thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, CV = 1,79%.

Bên cạnh mật số tế bào nấm men, hàm lượng DM sau nuôi cấy cũng được khảo sát. Sau khi nuôi cấy 3 ngày, hàm lượng vật chất khô có sự thay đổi rõ rệt. Đối với hai nghiệm thức ĐCR và ĐCKR không chủng nấm men, DM giảm lần lượt 2,02% và 2,73%, khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5%. Ngược lại, cơ chất bã mía rửa tăng 3,86% và không rửa tăng 8,07%, khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%. Điều này cho thấy lượng DM mất đi đã được bù lại bằng lượng sinh khối của nấm men sau 3 ngày nuôi cấy khiến DM của 2 loại bã mía tăng còn nghiệm thức ĐCR và ĐCKR giảm so với DM của bã mía nguyên liệu do sự mất đi của một số vật chất khô bị hòa tan trong quá trình nuôi cấy. Hàm lượng DM của bã mía không rửa tăng mạnh hơn so với rửa tương tự với kết quả đếm mật số nấm men.

Hình 7: Ảnh hưởng của bã mía rửa và bã mía không rửa tới hàm lượng vật chất khô (DM)

Chuyên ngành Công nghệ sinh học 27 Viện NC&PT Công nghệ sinh học c b c a 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00

ĐCR Rửa ĐCKR Không rửa

CF đượcp h ân giải (% ) Loại bã mía

Kết quả phân tích hàm lượng xơ thô được phân giải sau nuôi cấy:

*Các giá trị là trung bình của 3 lần lặp lại, các giá trị có cùng ký tự thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, CV = 9,74%.

Hàm lượng xơ thô giảm của ĐCR và ĐCKR lần lượt là 0,26% và 0,48%, không khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%. Nguyên nhân nghiệm thức đối chứng dù không chủng nấm men nhưng hàm lượng xơ thô vẫn giảm là do bị mất trong quá trình khử trùng nhiệt ướt ở 121oC để chuẩn bị môi trường cho thí nghiệm. Hàm lượng xơ thô được phân giải cao nhất là môi trường với cơ chất bã mía không rửa với 12,08%, tiếp theo là bã mía rửa với 8,94%, khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả này cho thấy nấm men phân giải xơ thô tốt nhất trong môi trường có chứa cơ chất bã mía không rửa do mật số tế bào nấm men trong môi trường cơ chất bã mía không rửa nhiều hơn so với môi trường cơ chất bã mía rửa.

Kết quả phân tích hàm lượng đạm ammoniac sinh ra sau nuôi cấy:

Hình 8: Ảnh hưởng của bã mía rửa và bã mía không rửa tới hàm lượng xơ thô (CF)

Chuyên ngành Công nghệ sinh học 28 Viện NC&PT Công nghệ sinh học

Bảng 9: Hàm lượng đạm ammoniac sinh ra sau nuôi cấy

Bã mía Hàm lượng đạm ammoniac (g/l)

ĐCR 0,00

Bã mía rửa 0,00

ĐCKR 0,00

Bã mía không rửa 0,00

Kết quả trên cho thấy trong quá trình nuôi cấy nấm men H13 hoàn toàn không sinh ra đạm ammoniac gây hại cho tế bào.

Từ các kết quả của thí nghiệm 1 cho thấy, cơ chất bã mía không rửa là cơ chất tốt hơn so với bã mía rửa vì có mật số nấm men cao nhất (5,34x107 tế bào/ml), hàm lượng DM tăng cao (8,07%) do sự tăng sinh khối của nấm men cùng với lượng giảm CF nhiều nhất (12,08%).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng phân giải bã mía của nấm men s cerevisiae h13 (Trang 37)