Ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân Việt Nam

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài (Trang 42)

5. Bố cục đề tài

2.4.1.3 Ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân Việt Nam

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì tòa án Việt Nam luôn có thẩm quyền giải quyết vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài giữa hai công dân Việt Nam với nhau mà không cần xác định ai là nguyên đơn và ai là bị đơn. Trong trường hợp này, thì ai kiện ra tòa xin ly hôn là nguyên đơn hay bị đơn đều là công dân Việt Nam, và Tòa án Việt Nam luôn có thẩm quyền thụ lý và không cần xem xét nơi cư trú của đương sự, thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền xét xử chung trong trường hợp này và sẽ xảy ra hai trường hợp đối với ly hôn giữa hai công dân Việt Nam với nhau:

Cả hai vợ chồng đều thường trú tại Việt Nam

Đối với trường hợp này thì chỉ áp dụng Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự để xác định thẩm quyền giải quyết khi họ có tài sản liên quan ở nước ngoài, khi đó thì chương quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mới được áp dụng để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu như, họ không có tài sản liên quan ở nước ngoài thì vụ việc ly hôn của họ không được xem là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài mà chỉ xem ly hôn hôn trong nước và khi đó, điểm b khoản 2 Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự sẽ được áp dụng để xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết quan hệ ly hôn giữa hai công dân Việt Nam với nhau.

Cả hai vợ chồng không thường trú tại Việt Nam

Trường hợp này có thể hiểu là cả hai cùng định cư ở nước ngoài, một bên định cư ở nước ngoài, một bên sinh sống trong nước, khi đó thẩm quyền của Tòa án Việt Nam luôn được xác định theo chương quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 410 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 để xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết ly hôn giữa hai công dân Việt Nam với nhau mà cả hai không cùng thường trú tại Việt Nam.

Tóm lại, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài theo thẩm quyền chung và căn cứ vào điểm b, g khoản 2 Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền xét xử chung đối với tất cả trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, ly hôn giữa hai người nước thường trú tại Việt Nam hoặc có bị đơn thường trú tại Việt Nam, hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam, nếu hai người nước ngoài ly hôn với nhau mà không thường trú tại Việt Nam, hay không có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam thì tòa án Việt

Nam không có thẩm quyền xét xử chung trong trường hợp này, và cuối cùng là ly hôn có yếu tố nước ngoài giữa hai công dân Việt Nam với nhau khi họ có tài sản liên quan ở nước ngoài.

2.4.2 Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam giải quyết vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền xét xử riêng biệt là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có quốc gia của họ mới có thẩm quyền xét xử một trường hợp nhất định, các quốc gia khác không có thẩm quyền xét xử và quốc gia khác sẽ từ chối thụ lý nếu các quốc gia vẫn xét xử thì bản án, quyết định của tòa án nước đó sẽ không được công nhận và thi hành tại quốc gia sở tại. Nếu hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam theo quy định tại Điều 411 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì những vụ ly hôn này thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của tòa án Việt Nam. Vì vậy, sẽ có hai điều kiện để xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt của tòa án Việt Nam xét xử vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài đó là: điều kiện về chủ thể và nơi cư trú.

2.4.2.1 Điều kiện về mặt chủ thể

Chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có thể một bên là công dân Việt Nam một bên là người nước ngoài. Người nước ngoài có thể được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam và người không có quốc tịch, chủ thể trong trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài mà Việt Nam có thẩm quyền xét xử riêng biệt có hai trường hợp: ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hay ly hôn giữa công dân Việt Nam với người không quốc tịch. Vì thế, những trường hợp ly hôn giữa hai công dân Việt Nam, ly hôn giữa hai công dân nước ngoài hay ly hôn giữa công dân nước ngoài với người không quốc tịch hoặc ly hôn giữa hai người không quốc tịch sẽ không thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của tòa án Việt Nam, vì vậy, vấn đề xác định tư cách chủ thể, xác định bên công dân Việt Nam hay bên người nước ngoài là bị đơn khi tham gia vào quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Quy định về thẩm quyền xét xử riêng biệt của tòa án Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam khi tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài hay quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, chủ thể khi tham gia vào ly hôn có yếu tố nước ngoài phải có một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài.

GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Huỳnh Thị Tú

“Nơi cư trú là nơi người đó thường xuyên sinh sống, có thể là nơi thường trú hoặc tạm trú”14. Mỗi một người có thể có nhiều nơi sinh sống, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, khi tòa án muốn xác định vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài đó có thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tòa án mình hay không thì cần phải xác định nơi mà đương sự cư trú thường xuyên sinh sống là nơi cư trú của họ.Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng cư trú, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam thì việc ly hôn của họ thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tòa án Việt Nam. Điều kiện về nơi cư trú của đương sự trong giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài không quy định là cả hai vợ chồng phải có nơi cư trú chung, khi đó hai vợ chồng có thể ở chung một nhà, hay người vợ sinh sống ở một nơi, còn người chồng lại sinh sống ở một nơi khác, nhưng cả hai nơi đó đều nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Khi đó, họ vấn được xem là thường xuyên sinh sống tại Việt Nam, hay cùng cư trú, làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, khi xác định thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam trong giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài cần kết hợp cả hai điều kiện về chủ thể và điều kiện về nơi cư trú của đương sự, trong hai đương sự thì một bên phải là công dân Việt Nam và cả hai vợ chồng cùng cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì vụ ly hôn của họ thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Đây cũng được xem là trường hợp đặc biệt thuộc thẩm quyền xét xử chung về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài của tòa án Việt Nam khi ly hôn giữa một bên là công dân Việt Nam và cả hai cùng cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Khi rơi vào trường hợp này thì Tòa án không xác định đây là thẩm quyền xét xử chung của Tòa án Việt Nam mà phải xác định đây là thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và chỉ có Tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài của họ. Khi đó bản án hay quyết định của quốc gia khác sẽ không giống nhau.

2.4.3 Thẩm quyền xét xử theo cấp và lãnh thổ trong giải quyết vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền của mỗi Tòa án giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ bao gồm thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ. Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền thụ lý và xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài, nhưng trong một số trường hợp thì tòa án cấp huyện cũng có thẩm quyền giải quyết. Về nguyên tắc thì Tòa án nơi cư trú

của bị đơn sẽ có thẩm quyền thụ lý và xét xử, tuy nhiên đương sự có thể thỏa thuận chon tòa án nơi cư trú của nguyên đơn để xét xử. Trong trường hợp không thỏa thuận được và cũng không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn Tòa án sẽ xem xét chon tòa án nơi cư trú của nguyên đơn hay bị đơn để giải quyết.

2.4.3.1 Trường hợp cả hai cùng cư trú tại Việt Nam

Đối với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài về nguyên tắc thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nhưng một số trường hợp thì Tòa án nhân dân cấp huyện cũng có thẩm quyền giải quyết. Vì vậy, tùy vào từng trường hợp mà Tòa án cấp tỉnh hay Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Thẩm quyền thụ lý và xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện

Theo quy định tại đoạn 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền thụ lý và xét xử ly hôn có yếu tố nước ngoài, trong trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở ku vực biên giới với Việt Nam.

Biên giới trên đất liền Việt Nam tiếp giáp với các quốc gia Trung Quốc, Lào, Campuchia. Khu vực biên giới đất liên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các xã, phương, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền15. Theo thông tư 179/2001/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 34/2001/NĐ/CP ngày 18/8/2000 về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Việt Nam có tổng các biên giới xã, phường, thị trấn nằm trong khu vực biên giới giáp với ba nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Biên giới Việt Nam – Trung Quốc gồm có 6 tỉnh, 32 huyện và 159 xã biên giới, có 10 tỉnh, 31 huyện và 140 xã biên giới tiếp giáp giữa Việt Nam với Lào, biên giới Việt Nam – Campuchia có 9 tỉnh, 30 huyện và 101 xa biên giới tiếp giáp với Campuchia.

Như vậy, chỉ trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài thuộc các trường hợp được quy định tại Thông tư 179/2001/TT-BQP thì Tòa án nhân dân cấp huyện của Tòa án Việt Nam ở khu vực biên giới có thẩm quyền thụ lý và

GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Huỳnh Thị Tú

xét xử vấn đề ly hôn của họ. Trong trường hợp này Tòa án không xác định nơi cư trú của bị đơn mà xác định theo nơi cư trú của bên là công dân Việt Nam. Trong trường hợp cả hai người cùng cư trú ở Việt Nam nhưng mỗi người cư trú tại một khu vực biên giới khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết, mà không cần xem xét công dân đó là nguyên đơn hay bị đơn.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam với nước láng giềng nhưng họ không cư trú ở khu vực biên giới với nước láng giềng hay ly hôn giữa công dân Việt Nam với người không quốc tịch, hoặc ly hôn giữa hay công dân Việt Nam, ly hôn giữa hai người nước ngoài. “Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, …giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình”16. Căn cứ điều luật này thì đương sự có thể thỏa thuận chọn Tòa án nơi cư trú của nguyên đơn hay bị đơn để giải quyết vấn đề ly hôn của họ.

Trong trường hợp giữa nguyên đơn và bị đơn không thể thỏa thuận được thì

“Tòa án nơi cư trú, làm việc của bị đơn…. có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình”17

. Khi cả hai vợ chồng cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng sau một thời gian thì họ không còn sống chung với nhau ở một nơi nữa và hai người cũng không liên lạc với nhau trong thời gian dài, sau một thời gian thì nguyên đơn muốn xin ly hôn nhưng không biết hiện bị đơn đang ở đâu và cả hai cũng không thể thỏa thuận được Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn để giải quyết, khi đó điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 sẽ được áp dụng giải quyết trong trường hợp này “Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”, lúc này Tòa án cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc cuối cùng hay nơi có tài sản của bị đơn sẽ thụ lý giải quyết.

2.4.3.2 Một bên cư trú tại Việt Nam, một bên cư trú ở nước ngoài

Điểm b Khoản 1 Điều 35 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004

Cũng giống như trường hợp cả hai cư trú tại Việt Nam thì trường hợp một bên cư trú ở Việt Nam, một bên cư trú ở nước ngoài cũng do Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết ly hôn của họ.

Thẩm quyền thụ lý và xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện

Ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giền ở cùng khu vực biên giới với Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Bắt buộc một bên phải là công dân Việt Nam phải cư trú tại Việt Nam và bên nước láng giềng phải đang cư trú tại nước láng giền thì Tòa án nhân dân cấp huyện mới có thẩm quyền giải quyết. Ngược lại, nếu cả hai đương sự nếu một bên là công dân Việt Nam nhưng đang cư trú ở nước láng giềng, hay bên là công dân nước láng giềng thì Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền thụ lý. Khi đó thẩm quyền thụ lý giải quyết ly hôn của họ sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Thẩm quyền thụ lý giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ thụ lý và xét xử ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với công dân nước láng giềng cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài ly hôn với công dân nước ngoài cư trú tại Việt Nam; hoặc người nước ngoài cư trú ở nước ngoài ly hôn với công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; hoặc ly hôn giữa hai công dân Việt Nam với nhau nhưng một bên cư trú tại Việt Nam, một bên cư trú ở nước ngoài; hoặc ly hôn giữa hai công dân nước ngoài nhưng một người cư trú ở Việt Nam, người còn lại thì cư trú ở nước ngoài. Khi đó sẽ xảy ra hai trường hợp là nguyên đơn cư trú, làm việc tại Việt Nam và bị đơn cư trú làm việc

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)