Giai đoạn từ khi ban hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cho đến nay

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài (Trang 28)

5. Bố cục đề tài

1.5.4Giai đoạn từ khi ban hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cho đến nay

nay

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã góp phần không nhỏ trong việc điều chỉnh các quan hệ Hôn nhân và gia đình Việt Nam.Tuy nhiên Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 cũng bộc lộ một số mặt hạn chế và không phù hợp với giai đoạn hiện tại của tình hình trong nước cũng như thế giới. Vì vậy, luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc hội thông qua ngày 9/06/2000 tại kỳ họp thứ 7 khóa X và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2001, trên cơ sở cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992, và các văn bản pháp luật khác như Bộ luật dân sự về hôn nhân và gia đình. Kế thừa và phát huy những nguyên tắc cơ bản các quy định không còn phù hợp ở luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 là một yêu cầu bức thiết, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ hộ nhập quốc tế.

Luật Hôn nhân và gia đình đã dành cả một chương riêng (chương XI) gồm 7 Điều quy định chế độ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, riêng vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại hai điều, Điều 102 và 104 đã chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh về hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993 và các văn bản có liên quan được ban hành trước đó. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 quy định chi tiết một số điều của luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, tiếp sau đó là Nghị định số 69/2006/NĐ –CP Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ – CP. Và mới đây nhất là Nghị định số 24/2013/NĐ – CP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và có hiệu lực ngày 15/05/2013 thay thế cho Nghị định 68/2002/NĐ – CP.

Ở giai đoạn này thì Luật Hôn nhân và gia đình đã hoàn thiện hơn, về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và việc ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng đã được quy định cụ thể để điều chỉnh vấn đề này, góp phần không nhỏ vào quá trình giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó là sự ra đời mới nhất của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chính thức có hiệu lực ngày 1/1/2015 sẽ góp phần không nhỏ giúp cho hệ thống pháp luật Việt Nam về quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng ngày càng được hoàn thiện hơn nữa trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Ở chương 1 người viết chủ yếu đưa ra những lý luận chung về ly hôn cũng như ly hôn có yếu tố nước ngoài để có cái nhìn tổng quan hơn về pháp luật trong vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài, người viết sẽ tập trung nghiên cứu ở chương 2 này. Mặc dù quy định pháp luật về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài chỉ gói gọn trong một điều

GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Huỳnh Thị Tú

luật cụ thể là tại Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “Việc ly hôn

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài (Trang 28)