Giai đoạn từ khi ban hành luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đến trước

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài (Trang 26)

5. Bố cục đề tài

1.5.2Giai đoạn từ khi ban hành luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đến trước

khi có luật hôn nhân và gia đình năm 1986

Ở giai đoạn này thì pháp luật điều chỉnh về quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng cũng có sự phát triển. Mặc dù không có nhiều văn bản điều chỉnh cụ thể nhưng pháp luật nội dung đã được điều chỉnh tiến bộ hơn trước và quan tâm nhiều hơn về vấn đề hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Đánh dấu sự phát triển của pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài là Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 được ra đời từ nền tảng là sự điều chỉnh của Hiến pháp năm 1946 đã quy định cụ thể vấn đề hòa giải, sự thuận tình ly hôn, và quan hệ hôn nhân và gia đình cũng đã được tách khỏi ngành luật dân sự, và trở thành một ngành luật điều chỉnh cụ thể hơn về quan hệ hôn nhân và gia đình lúc bấy giờ. Mặc dù đã có quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 về quan hệ hôn nhân và gia đình nhưng vẫn chưa có điều luật nào điều chỉnh cụ thể về ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Ngoài ra trong giai đoạn này cũng có một số Thông tư điều chỉnh về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài cụ thể là thông tư 09/TATC ngày 28/6/1974 và thông tư 11/TATC ngày 12/7/1974 sự ra đời của hai Thông tư này cũng góp phần đưa các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài đã có sự phát triển. Đối với Thông tư 09/TATC hướng dẫn việc ly hôn ở biên giới Việt - Trung, còn đối với Thông tư 11/TATC nêu ra một số nguyên tắc về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài trong đó có quy định về thực hiện ủy thác trong tư pháp quốc tế.6

Ngoài những quy định trên thì Thông tư 11 còn quy định Tòa án có thẩm quyền thụ lý điều tra, hòa giải và xét xử các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây: Việc xin ly hôn giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là công dân nước ngoài, cả hai bên đương sự này đều đang cư trú tại Việt Nam.7

Nhìn chung, ở giai đoạn này thì pháp luật điều chỉnh về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và đặc biệt là vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài được đề

Phan Thị Thu Hà, Giới thiệu chung về luật tương trợ tư pháp, http:// www.toaan.gov.vn [ngày truy cập 12/07/2014]

cập và quy định khá cụ thể. Có thể xem giai đoạn này là giai đoạn mở đầu cho pháp luật điều chỉnh về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài (Trang 26)