Thỉnh thoảng, trên hành trình trở thành nhà lãnh đạo thực sự, hãy nghỉ chân và tự hỏi xem liệu bạn có đang đi đúng đường hay không.
* Tôi có đang đầu tư vào bản thân?
Đây là câu hỏi về sự phát triển cá nhân. Những người ham học hỏi có những đặc điểm: - Họ phát triển một kế hoạch phát triển cá nhân. - Họ có thái độ tiếp thu.
- Họ đầu tư vào các nguồn lực hướng đến phát triển và các mối quan hệ.
- Họ liên tục rời khỏi những môi trường hài lòng. - Họ nắm bắt những điều họ học được bằng việc áp dụng kiến thức của họ.
- Họ nghĩ về những điều họ học được và biến kinh nghiệm thành hiểu biết.
- Họ truyền đạt những gì họ học được với những người khác.
* Tôi có thực sự yêu quý những người khác?
Đây là một câu hỏi về động cơ.
Các nhà lãnh đạo nhìn thấy trước khi những người khác thấy, họ nhìn thấy nhiều hơn những người khác có thể nhìn. Vì các nhà lãnh đạo nhìn ra vấn đề trước nên họ có thể bị cám dỗ vào việc lợi dụng người khác. Các nhà lãnh đạo tập trung vào bản thân dùng mánh khoé khi họ lôi kéo mọi người vì lợi ích cá nhân. Các nhà lãnh đạo thực sự động viên bằng việc thu hút người khác vì lợi ích của đôi bên. Họ đặt những điều tốt nhất lên người khác, trước khi lên bản thân họ.
* Tôi có làm những cái tôi thích và có thích cái tôi làm không?
Bạn sẽ không bao giờ hoàn thành tốt công việc mà bạn coi thường. Bạn không làm gì tốt trừ khi nó bắt nguồn từ trái tim bạn. Nếu bạn đi làm chỉ để thực hiện đúng chức năng, bạn sẽ cảm thấy mỏi mệt. Để trở thành người tạo ra khác biệt, bạn phải mang đam mê, sự gắn kết và quan tâm đến nghề nghiệp của mình. Đam mê tạo cho bạn lợi thế hơn nhiều người khác.
* Tôi có đầu tư đúng thời gian với đúng người?
Đây là câu hỏi về mối quan hệ.
Hầu hết mọi người có thể vạch ra thành công và thất bại với các mối quan hệ trong cuộc sống của họ. Hãy biết lựa chọn người bạn sẽ hợp tác cùng trong hành trình lãnh đạo. Lựa chọn bạn đồng hành với sự cam kết với sự phát triển cá nhân, thái độ lành mạnh và có tiềm năng lớn.
* Tôi đang duy trì điểm mạnh của tôi?
Đây là câu hỏi về hiệu quả.
Các nhà lãnh đạo hiệu khắc phục những điểm yếu và phát huy điểm mạnh của họ. Không phải cái gì bạn cũng biết. Giao phó bớt cho người khác những điều họ có thể làm để bạn có thể tập trung vào những điều chỉ bạn mới có thể đóng góp cho tổ chức.
* Tôi có đưa những người khác tới cấp độ cao hơn?
Đây là câu hỏi về nhiệm vụ.
Các nhà lãnh đạo sẽ nhân lên giá trị ở những người khác. Các nhà lãnh đạo tăng giá trị của những người khác cũng sẽ tăng giá trị của chính họ lên.
Mục sư Martin Luther King đã nói: "Câu hỏi cấp thiết nhất của cuộc sống là: bạn đang làm gì cho những người khác?".
* Tôi có quan tâm đến hôm nay?
Đây là một câu hỏi thành công.
Bí quyết thành công được xác định bằng chương trình làm việc hàng ngày. Thói quen cuộc sống của bạn có đưa bạn tới thành công hay làm lãng phí thời gian của bạn? Hãy nghiêm túc bằng việc để ý mỗi ngày.
* Tôi có dành thời gian để suy nghĩ?
Đây là câu hỏi về sự lãnh đạo.
Một phút suy nghĩ còn đáng giá hơn cả một giờ nói chuyện. Dành thời gian để suy nghĩ sẽ cho bạn sống có mục đích. Đừng để cuộc sống đi theo lối mòn hoặc để mong đợi của những người khác xác định bạn. Làm chủ cuộc đời bạn bằng việc làm rõ thời gian dành để suy nghĩ.
Đây là câu hỏi về di sản.
Bài kiểm tra cuối cùng cho một nhà lãnh đạo không phải là liệu người đó có đưa ra một quyết định thông minh hay một hành động quyết đoán hay không, mà là liệu ông ta hay bà ta có dạy cho người khác trở thành lãnh đạo và xây dựng một tổ chức mà có thể duy trì thành công của nó khi ông ta hay bà ta không ở đó hay không. Các nhà lãnh đạo thực sự đặt cái tôi sang một bên và cố gắng để tạo ra những người tiền nhiệm mà có thể vượt qua họ.
Biết chấp nhận thất bại
Kiên trì và dám chịu thất bại để đi tới thành công là tố chất cần thiết và quan trọng đối với các doanh nhân, nhất là trong giai đoạn đầu lập nghiệp. Các doanh nhân, nếu không phải là con nhà nòi - cha truyền, con nối - hoặc nếu không phải là quá may mắn, thì hầu hết đều bị thất bại vài ba lần, thậm chí rất nhiều lần để cuối cùng giành được cho mình một vị trí trên thương trường. Thế nhưng có không ít doanh nghiệp khi đã vững vàng lại không biết cách và không dám chấp nhận thất bại.
Bạn tôi - anh Nguyễn Văn Hùng - là một doanh nhân đang ăn nên làm ra. Khi biết tin địa phương A sẽ quy hoạch một khu vực làm du lịch, để chiếm thế thượng phong, Hùng quyết định đầu tư xây một khách sạn mini ở vùng này. Xây dựng gần xong thì anh nghe tin chính quyền địa phương thay đổi quyết định. Họ chọn một khu vực khác để phát triển du lịch, còn khu anh đầu tư thì họ chưa có kế hoạch gì rõ ràng. Đến lúc này thì số tiền Hùng bỏ ra đầu tư đã lên đến 11 tỉ đồng. Nhưng rồi như người đã lỡ “phóng lao phải theo lao” Hùng quyết định bỏ ra tiếp bốn tỉ đồng nữa để xây cho xong khách sạn. Việc xây dựng hoàn tất, nhưng khách sạn không kinh doanh được, anh đành phải rao bán. Hai năm sau, một tư nhân mua tòa nhà này để làm nơi nghỉ mát cuối tuần với giá 3,7 tỉ đồng.
Hùng đã thất bại. Việc anh mất 11 tỉ đồng trong giai đoạn 1 là không có gì để thảo luận. Vì muốn thành công lớn nên Hùng chấp nhận mạo hiểm đầu tư sớm, “lợi nhuận cao thì rủi ro cao”. Nhưng việc anh quyết định đầu tư tiếp bốn tỉ đồng trong giai đoạn 2 là rất đáng để phê bình. Đây là một quyết định sai lầm, vì dù đã biết chắc là lỗ nhưng anh vẫn làm.
Lý do đầu tiên làm Hùng quyết định đầu tư tiếp bốn tỉ đồng là do anh tiếc số tiền quá lớn đã bỏ ra trước đó. Ở đây, anh đã quên mất một khái niệm hết sức cơ bản trong tài chính đó là “sunk cost” tức là “chi phí chìm”. Ngay thời điểm nhận được tin địa phương thay đổi quyết định quy hoạch, thì số tiền 11 tỉ đó đã trở thành chi phí chìm. Nhà đầu tư không còn được phép tính đến và tiếc nó nữa. Vào thời điểm đó, điều mà nhà đầu tư cần cân nhắc là hiệu quả của bốn tỉ đồng sắp bỏ ra. Có ba phương án cơ bản nhất có thể cân nhắc để đầu tư bốn tỉ là : (1) đầu tư tiếp, (2) không đầu tư, (3) đầu tư vào dự án khác. Ở đây anh Hùng đã chọn phương án (1), phương án có hiệu quả tệ nhất trong hoàn cảnh đó. Anh bỏ ra bốn tỉ đồng chỉ để nhận lại 3,7 tỉ sau ba năm (lãi suất đầu tư: -0,22%/tháng). Trong khi đó nếu chọn phương án (2) anh sẽ bảo toàn vốn, chọn phương án (3): đưa bốn tỉ đồng vào những dự án đang thành công, anh Hùng có khả năng sẽ có từ năm đến bảy tỉ sau ba năm.
Ngoài lý do tiếc chi phí chìm, còn một lý do nữa làm cho Hùng phải tiếp tục đầu tư. Đó là anh không muốn bị mang tiếng thất bại với bạn bè, đồng nghiệp, giới làm ăn. Nếu như trước đây, khi chưa là doanh nhân có tên tuổi, Hùng sẵn sàng chấp nhận thất bại để đi lên. Bây giờ thì không thể. Anh tâm sự rằng làm gì thì làm chứ đừng để người ta biết mình thất bại dù trong bất kỳ dự án nào. Điều này theo anh sẽ làm giảm uy tín, thể diện của anh.
Chỉ vì hai lý do chính: tiếc vốn đầu tư đã bỏ ra, và sợ mang tiếng thất bại mà nhiều doanh nhân, nhà đầu tư, nhà quản lý đang làm giống như Hùng. Tức là cố gắng cứu lấy những dự án không
thành công của mình. Có doanh nghiệp đang bỏ hàng đống tiền để duy trì hoạt động của nhà máy khi đầu ra cho sản phẩm không có, và hàng tồn kho bằng cả hai năm kinh doanh. Hay có doanh nghiệp chấp nhận bỏ tiền tỉ để duy trì quảng cáo và hệ thống phân phối nhằm cứu một sản phẩm mà hầu như không còn đường cứu vãn. Họ đâu biết rằng làm như thế không chỉ làm giảm trầm trọng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn làm mất thời gian, công sức, chất xám rất lớn cho những dự án được “cứu” này.
Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, lớn mạnh hơn, khi đối điện với những dự án đã “lỡ” đầu tư nhưng dự đoán sẽ thất bại, thiết nghĩ doanh nhân phải dám chấp nhận bỏ đi chi phí đã đầu tư, chấp nhận xem đây là một thất bại của mình. Hãy can đảm xóa đi những bàn cờ thua và tập trung nguồn lực của mình vào những bàn cờ mà bạn tin là mình sẽ thắng. Đó là cách hành xử của các doanh nhân bản lãnh.