Khuyết tật của Nhà nƣớc phi thị trƣờng

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.Khuyết tật của Nhà nƣớc phi thị trƣờng

Nhà nước phi thị trường không thừa nhận nền kinh tế thị trường, coi nền kinh tế thị trường là cái cần loại bỏ, không tồn tại trong đời sống kinh tế. Nền kinh tế dưới sự chỉ huy của nhà nước phi thị trường, điển hình là mô hình XHCN kiểu Xô Viết thế kỷ XX, vốn chứa đựng những khuyết tật dẫn đến khủng hoảng toàn bộ hệ thống vào những năm 80 của thế kỷ XX. Để khắc phục khủng hoảng cần phải thay đổi mô hình phát triển là yêu cầu đòi hỏi khách quan.

27

1.2.1. CNXH mô hình Xô Viết ra đời đối lập với hệ thống TBCN.

CNTB từ khi ra đời đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã bộc lộ đầy đủ tính chất dã man và phi nhân đạo:

- Chế độ sở hữu tư nhân đã dẫn đến sự tha hóa bần của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Thị trường tư bản tự do dẫn đến những cuộc khủng hoảng chu kỳ, hủy hoại cơ sở vật chất, của cải xã hội và gây nên những tai họa cho nhân dân lao động.

- Các nước đế quốc đem quân đi xâm lược các nước lạc hậu, biến các nước này thành thuộc địa, phụ thuộc; áp bức bóc lột dã mãn đối với nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Các nước đế quốc gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, chiến tranh chia lại thị trường thế giới đã hủy hoại nghiêm trọng của cải vật chất, các nền văn hóa và biết bao sinh mạng con người.

Chống lại sự dã man và thực hiện chủ nghĩa nhân đạo là giải pháp của nhân loại trên con đường tiến hóa và phát triển. Mô hình CNXH Xô Viết chính là giải pháp ấy. Chống lại những sự dã man của CNTB, CNXH Xô Viết ra đời mang những đặc trưng và vận hành đối lập với CNTB.

- CNTB dựa trên chế độ tư hữu, thì CNXH xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu trên phạm vi toàn xã hội:

Đặc điểm đặc trưng nhất của CNTB là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Trong nền kinh tế TBCN không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình

28

thức sở hữu này chiếm không nhỏ, nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất là thiêng liêng được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản loại trừ quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất.

Về kinh tế TBCN, các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế TBCN. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế TBCN.

Ngược lại, CNXH bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế - xã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn. Quyền điều khiển có thể là trực tiếp qua một tập thể như hình thức công đoàn hay gián tiếp qua hình thức nhà nước. Nhìn theo khía cạnh kinh tế thì CNXH có đặc tính là sự sở hữu của các phương tiện sản xuất đã được "cộng đồng hóa".

- CNTB vận hành theo thị trường tự do, thiếu sự quản lý điều tiết của nhà nước thì CNXH xóa bỏ thị trường tự do, quản lý nền kinh tế theo kế

29

hoạch; nhà nước trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội:

CNTB vận hành theo thị trường tự do, thiếu sự quản lý điều tiết của nhà nước, về vấn đề này Ph. Ăngnghen viết: “thật thế, từ năm 1825, tức là lúc nổ ra cuộc khủng hoảng lần thứ nhất thì cứ trong vòng độ mười năm một, toàn thế giới công nghiệp và thương nghiệp, nền sản xuất và trao đổi của tất cả các dân tộc văn minh cũng như những xứ phụ thuộc ít nhiều chưa khai hóa của họ, lại bị rối loạn một lần. Thương nghiệp ngừng trệ, thị trường tràn ngaaph hàng đống hàng hóa không bán đi được; tiền biến mất, tín dụng ngừng lại, các công xưởng đóng cửa, quần chúng lao động thiếu tư liệu sinh hoạt, các cuộc vỡ nợ nối tiếp nhau, những cuộc phát mại cũng nối tiếp nhau. Tình trạng đình trệ kéo dài hàng mấy năm liền, hàng đống lực lượng sản xuất và sảm phẩm bị lãng phí và phá huy cho đến khi hàng hóa tích đống lại vơi đi do mất giá nhiều hay ít, cho đến khi sản xuất và trao đổi dần dần hoạt động trở lại. Dần dần nhịp độ của hoạt động ấy ngày càng nhanh them, chuyển sang nước kiệu, nước kiệu công nghiệp chuyển sang nước phi, rồi từ nước phi sang nước phi cực nhanh của cuộc đua ngựa vượt rào thực sự của công nghiệp, thương nghiệp, tín dụng và đầu cơ để rồi cuối cùng sau những bước nhảy nguy hiểm nhất, rơi vào cái hố khủng hoảng. Và cứ quanh đi quẩn lại như thế mãi. Mới từ năm 1825 đến nay, chúng ta đã trải qua năm cuộc khủng hoảng và bây giờ (1877), chúng ta đang trải qua cuộc khủng hoảng thứ sáu” [6, tr 39]. “…và mỗi cuộc khủng hoảng kế tiếp nhất định phải có tính chất phổ biến hơn, do đó nghiêm trọng hơn so với cuộc khủng hoảng trước; nó nhất định phải làm phá sản một số nhà tư bản nhỏ đông hơn và làm tăng theo một cấp số ngày càng lớn số người của giai cấp chỉ sống bằng lao động; do đó, nó nhất định phải làm tăng một cách rõ rệt các khối người cần có công ăn,

30

việc làm…;và cuối cùng, tất cả những điều đó ắt phải gây ra một cuộc cách mạng xã hội” [4, tr. 771].

Sự can thiệp điều tiết của nhà nước vào các quá trình kinh tế được hạn chế ở mức thấp nhất, hình thành nền chính trị tự do. C. Mác nhận định, nhà nước chỉ là tên lính canh tạo điều kiện cho sở hữu tư nhân và thị trường tư bản phát triển.

- CNTB xâm lược, áp bức, bóc lột các nước thuộc địa, phụ thuộc thì CNXH giúp các nước này đấu tranh chống tư bản đế quốc giành độc lập dân tộc.

Sự phát triển của CNTB sang giai đoạn công trường thủ công và đại công nghiệp gắn liền mở rộng thương mại thế giới. Việc tìm ra châu Mỹ và con đường biển sang Ấn độ, việc phát triển các phương tiện giao thông hàng hải, tàu chiến, hạm đội, hải quân tạo cơ sở cho việc mở rộng thị trường thế giới, đồng thời với công cuộc thực dân hóa và chinh phục thuộc địa. C. Mác đã viết: “giá rẻ của các sản phẩm của máy móc và những phương tiện giao thông vận tải đã được cách mạng hóa là những vũ khí để chinh phục những thị trường ngoài nước. Bằng cách làm phá sản những sản phẩm thủ công của những thị trường đó, nền sản xuất bằng máy móc buộc những thị trường ấy phải biến thành những nơi sản xuất nguyên liệu của nó…Việc thường xuyên biến công nhân thành “nhân khẩu thừa” trong những nước có nền công nghiệp đã thúc đẩy mạnh mẽ sự di dân và biến các nước khác thành thuộc địa, những nước này biến thành những nơi sản xuất nguyên liệu cho chính quốc…Một sự phân công lao động quốc tế mới phù hợp với việc phân bố các trung tâm chính của nền sản xuất bằng máy móc đã được tạo ra, nó biến một bộ phận của trái đất thành khu vực sản xuất chủ yếu là nông nghiệp để phục vụ cho một bộ phận khác của trái đất là khu vực chủ yếu sản xuất công

31

nghiệp” [8, tr. 644-645]. Song, thương mại thời TBCN trực tiếp gắn liền với việc cướp bóc bằng bạo lực, bắt cóc nô lệ, xâm lược, nô dịch; biến các nước, vùng lãnh thổ yếu thế hơn thành thuộc địa, phụ thuộc.

Bên cạnh đó, CNXH lấy mục tiêu con người làm trung tâm, bảo vệ lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, xóa bỏ mọi áp bức, bất công, giải phóng con người, tạo điều kiện con người phát triển toàn diện. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc.

- CNTB gây ra chiến tranh đế quốc thì CNXH chống lại chiến tranh đế quốc. Do sự phát triển không đồng đều của CNTB và sự phát triển của KHCN, các nước lớn thì muốn giữ nguyên hệ thống thuộc địa, phụ thuộc, thị trường của mình; các nước tư bản còn lại không bằng lòng với thị trường đang có mà luôn muốn mở rộng thị trường nên đã gây ra mâu thuẫn với các nước TBCN với nhau đòi phân chia lại thị trường thế giới. Còn CNXH, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống áp bức, bóc lột; xây dựng thế giới hòa bình, phê phán và đấu tranh với các cuộc chiến tranh phi nghĩa đã hủy hoại lớn tài sản của nhân loại và sinh mạng biết bao con người.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 26)