chính tại Chi nhánh công ty kiểm toán và tư vấn A&C tại Hà Nội
Tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị và tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế trong mọi trường hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình trạng thiết bị cơ sở kỹ thuật của doanh nghiệp. Điều này khiến cho khoản mục TSCĐ trở thành khoản mục quan trọng khi tiến hành kiểm toán BCTC. Mặt khác, do chi phí hình thành TSCĐ rất lớn và khả năng quay vòng vốn chậm nên việc kiểm toán khoản mục TSCĐ rất lớn và khả năng quay vòng vốn chậm nên việc kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ giúp KTV đánh giá được tính kinh tế và tính hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ từ đó đưa ra định hướng đầu tư nguôn vốn và nguồn sử dụng để đầu tư vào TSCĐ một cách hiệu quả nhất.
Trong mỗi một công việc cũng luôn cần có mục tiêu để hướng tới, và với hoạt động Kiểm toán cũng vậy. Mục tiêu Kiểm toán là cái đích cần đạt tới đồng thời cũng là thước đo kết quả Kiểm toán cho từng cuộc Kiểm toán. Ngay trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 đã nêu rõ: Trong Kiểm toán khoản mục TSCĐ, Kiểm toán viên cũng hướng tới các mục tiêu sau:
Bảng 1.1: Các mục tiêu kiểm toán trong kiểm toán tài sản cố định
Mục tiêu Kiểm toán chung
Mục tiêu Kiểm toán đối với TSCĐ Mục tiêu kiểm toán liên quan tới số dư TSCĐ
1. Căn cứ hợp lý Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ đều được ghi chép hợp lý.
- Số dư TSCĐ được phản ánh hợp lý trên BCTC
2. Hiện hữu và có thật
- Các TSCĐ được ghi chép là có thật. - Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ trong năm đều có thật.
- Tất cả TSCĐ được trình bày trên Bảng cân đối kế toán (gồm cả tài sản thuê tài chính) tồn tại thực sự trong thực tế tại ngày kết thúc năm tài chính.
3. Tính đầy đủ Các nghiệp vụ và số tiền phát sinh được phản ánh đầy đủ, chi phí và thu nhập do thanh lí nhượng bán TSCĐ đều được hạch toán đầy đủ.
- Tất cả TSCĐ do đơn vị sở hữu tại thời điểm kết thúc năm tài chính phải được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán.
4. Quyền sở hữu Các TSCĐ mua và các TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán đều thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền kiểm soát lâu dài.
-Các TSCĐ được ghi nhận trên bảng CĐKT đều thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc đơn vị có quyền kiểm soát lâu dài.
5. Đánh giá và phân bổ
- Nguyên giá TSCĐ, GTCL được đánh giá đúng theo nguyên tắc kế toán. Khấu hao TSCĐ được tính nhất quán giữa các kỳ và phân bổ hợp lý vào các chi phí trong kỳ, và phải phù hợp với các qui định hiện hành.
-TSCĐ được đánh giá phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành và việc tính toán, tổng hợp số liệu chính xác
6. Chính xác Khấu hao TSCĐ được tính toán theo đúng tỷ lệ. Các khoản mua vào năm
-Các chi tiết trong số dư của TSCĐ trên sổ cái phải trùng khớp với các
hiện hành trên Bảng liệt kê mua vào thống nhất vốn Sổ phụ và Sổ tổng hợp; tăng, giảm, khấu hao TSCĐ được ghi chép đúng đắn và cộng dồn phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ.
số liệu trên các sổ chi tiết TSCĐ - Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và BCTC phải được thực hiện một cách chính xác và phù hợp với các nguyên tắc kế toán. 7. Trình bày và
công bố
-Các loại TSCĐ phải được phân loại chính xác vào từng tiểu khoản trên BCTC.
- Công bố phuơng pháp khấu hao. - TSCĐ được trình bày theo từng nhóm tài sản có tỷ lệ khấu hao giống nhau.