Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Hạn chế trong thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn AC tại Hà Nội thực hiện (Trang 84)

- Về thủ tục kiểm tra chi tiết

3.1.2.2Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Hạn chế trong thủ tục phân tích

Hạn chế trong thủ tục phân tích

Khi áp dụng các thủ tục phân tích, các KTV thường chỉ thực hiện phân tích xu hướng và phân tích các tỷ suất để thấy được sự bất thường so với các năm khác mà chưa có sự phân tích kết hợp với các tài liệu bên ngoài của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong ngành cũng như số liệu của toàn ngành để phân tích. Tuy nhiên đây cũng là hạn chế của cả ngành kiểm toán, do Việt Nam chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp đầy đủ về các ngành để hỗ trợ cho các KTV có thể sử dụng phục vụ cho công tác kiểm toán.

Hạn chế trong việc sử dụng ý kiến chuyên gia

Kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ không chỉ ảnh hưởng trong một năm kiểm toán

mà còn trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định. Do đó, kiểm toán khoản mục TSCĐ rất phức tạp đòi hỏi KTV thực hiện phải có kiến thức chuyên môn nhất định và hiểu biết về TSCĐ tại khách hàng để kiểm tra.

Khách hàng thuộc các lĩnh vực SXKD khác nhau có những đặc thù riêng về các loại TSCĐ. Ngoài ra, TSCĐ của doanh nghiệp thường có nhiều xuất xứ (mua sắm trong nước, nhập khẩu, đầu tư xây dựng…) và các doanh nghiệp thường đánh giá tăng giá trị thực tế của TSCĐ cho các mục đích khác nhau như thực hiện góp vốn liên doanh liên kết… nên khi KTV thực hiện quan sát kiểm kê, đánh giá tình trạng và giá trị tài sản, KTV không thể nắm bắt được chính xác giá trị tài sản bởi nhiều khi máy móc hình thức mới nhưng công nghệ lại lạc hậu ảnh hưởng tới thời gian khấu hao hay KTV cũng không có điều kiện xác minh rõ nguồn gốc xuất xứ… Trên thực tế, các KTV chỉ có thể nắm chắc được các kiến thức về nghiệp vụ còn đối với các TSCĐ thì việc sử dụng ý kiến chuyên gia như là một bằng chứng kiểm toán đặc biệt giúp KTV đưa ra ý kiến chính xác hơn về khoản mục TSCĐ tại đơn vị được kiểm toán.

Tại Chi nhánh A&C Hà Nội, kiểm toán khoản mục TSCĐ mới chỉ suu dụng ý kiến chuyên gia trong các trường hợp cần định giá lại TSCĐ còn các trường hợp khác khi thực hiện kiểm toán BCTC chưa sử dụng ý kiến chuyên gia bên ngoài trợ giúp trong việc kiểm toán khoản mục TSCĐ.

Hạn chế trong chứng kiến kiểm kê TSCĐ

Trong quá trình kiểm toán TSCĐ, để kiểm tra sự hiện hữu của TSCĐ thông thường KTV thường tiến hành chứng kiến kiểm kê TSCĐ của khách hàng. Với khách hàng, thời điểm tiến hành cuộc kiểm toán cách xa ngày khóa sổ, KTV chưa chứng kiến kiểm kê TSCĐ khi đó KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung khác. Điều này càng đặc biệt khó khăn khi khách hàng của Công ty là khách hàng mới mà ở xa trụ sở và chi nhánh, khi đó cần thực hiện nhiều các thủ tục kiểm toán bổ sung dẫn đến tốn kém về thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán

3.1.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Về soát xét chất lượng kiểm toán

Ở giai đoạn này, việc soát xét chất lượng kiểm toán là công việc hết sức quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán BCTC. Công việc này được diễn ra ở các cấp cao hơn sau khi cuộc kiểm toán đã kết thúc, KTV trực tiếp thực hiện các thủ tục kiểm toán và chuẩn bị GTLV lại chuyển sang làm một khách hàng mới do áp lực thời gian trong mùa kiểm toán. Do vậy dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo về công việc ở các khách hàng. Đặc biệt vị trí Trưởng nhóm kiểm toán thường phải đảm nhiệm nhiều công việc ở nhiều cuộc kiểm toán do đó chịu một sức ép rất lớn. Từ đó việc kiểm soát chất lượng có thể được tiến hành một cách thiếu đầy đủ và thận trọng cần thiết, giảm ý nghĩa thực sự của thủ tục này.

3.2.Các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy tình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện

Trong giai đoạn lập chuẩn bị kiểm toán

Đối với việc thu thập thông tin về khách hàng, KTV nên thu thập thêm các thông tin liên quan đến các công ty có cùng quy mô trong ngành cũng như các chỉ tiêu toàn ngành để từ đó KTV mới có cái nhìn tổng quát đối với hoạt động kinh doanh cũng như đánh giá được tình hình tài chính và vị trí trong ngành của khách hàng. Có thể thực hiện đánh giá theo mẫu bảng sau.

Bảng 3.1. Các thông tin so sánh ngành

Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Chênh lệch

(đơn vị) Chênh lệch (ngành) Đơn vị Ngành Đơn vị Ngành (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(2) (7)=(5)-(2) Nhận xét : ………. ……….

Hoàn thiện thủ tục phân tích

Để có được đánh giá khách quan về khoản muc TSCĐ, KTV có thể phân tích khoản mục này trong mối quan hệ với các đơn vị khác cùng ngành. Tuy nhiên, việc tổng hợp số liệu về các đơn vị cùng ngành nghề kinh doanh không phải là vấn đề đơn giản. Vì vậy, KTV có thể dựa trên những hiểu biết của mình về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng để đưa ra những số liệu ước tính làm cơ sở cho việc phân tích các chỉ tiêu liên quan đến khoản mục TSCĐ, dựa trên số liệu của các khách hàng mà công ty kiểm toán.

Phát triển sử dụng ý kiến chuyên gia

Kiểm toán khoản mục TSCĐ đòi hỏi KTV phải có sự am hiểu sâu rộng và kiến thức chuyên môn nhất định nhất là trong một số trường hợp đặc thù như: đánh giá giá trị đất đai, trang thiết bị hiện đại, vàng bạc đá quý; hoặc xác định khối lượng, chất lượng và tình trạng sử dụng của những tài sản cố định như: các mỏ quặng, nhiên liệu trong lòng đất, dưới nước, thời gian sử dụng hữu ích còn lại của máy móc thiết bị… Trong những trường hợp này, KTV cần xem xét sử dụng ý kiến chuyên gia để hỗ trợ thu được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và hiệu lực. Công việc này cần được xác định ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV căn cứ vào hoạt động sản xuất, đặc thù tài sản cố định của khách hàng, mức độ phức tạp của cấu thành TSCĐ để ra quyết định về việc sử dụng chuyên gia. KTV cũng dự tính chi phí sử dụng chuyên gia để tính toán mức phí kiểm toán cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện kiểm toán sử dụng ý kiến chuyên gia, KTV cần xem xét đến năng lực chuyên môn, tính độc lập của chuyên gia đối với khách hàng để đảm bảo bằng chứng thu được là khách quan và đáng tin cậy nhất.

Hoàn thiện công tác kiểm kê Tài sản cố định

Với những khách hàng ký hợp đồng kiểm toán trước thời điểm 31/12, công ty cần chủ động sắp xếp KTV tham gia kiểm kê TSCĐ cùng khách hàng. Nếu vì lý do hợp đồng kiểm toán được ký sau ngày kết thúc năm tài chính mà KTV không thể tham gia chứng kiến kiểm kê thì KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của TSCĐ tại ngày 31/12.

Hoàn thiện thủ tục về soát xét chất lượng kiểm toán

Đào tạo KTV có tay nghề cao kèm theo đó thực hiện tốt các bước trong cuộc kiểm toán từ đó hạn chế các sai sót trong cuộc kiểm toán nên giảm nhẹ khối lượng soát xét

KẾT LUẬN

Tài sản cố định là cơ sở vật chất quan trọng của tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Công tác quản lý, hạch toán TSCĐ, và trích khấu hao được tổ chức hiệu quả có ý nghĩa rất lớn không chỉ với hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới cái nhìn của của những cá nhân bên ngoài doanh nghiệp với tình hình phát triển của doanh nghiệp, là cơ hội thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Do vậy việc kiểm toán khoản mục TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Kiểm toán khỏan mục TSCĐ được thực hiện hiệu quả không chỉ làm tăng độ tin cậy của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính mà còn tạo niềm tin của khách hàng vào kiểm toán viên và công ty kiểm toán, nâng cao uy tín nghề nghiệp của công ty. Để làm được điều đó kiểm toán viên phải không ngừng nâng cao hiểu biết của mình về phần hành này, đặc điểm TSCĐ trong các ngành sản xuất kinh doanh, về các quy định của pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó về phía công ty kiểm toán cũng phải xây dựng và thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp để nâng cao hiệu quả kiểm toán.

Qua thời gian thực tập tại chi nhánh A&C Hà Nội, được tìm hiểu về quy trình kiểm toán chung cũng như kiểm toán đối với khỏan mục TSCĐ nói riêng đã giúp em hiểu hơn về công tác kiểm toán Báo cáo tài chính trên thực tế, là những bổ sung quan trọng cho kiến thức lý thuyết học ở trường. Em xin chân thành cảm ơn chi nhánh A&C Hà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội, các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện cho em trong tìm hiểu công tác kiểm toán

tại công ty, và đặc biệt cảm ơn cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ đã giúp đỡ, chỉ bảo để em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.Bài viết không thể tránh khỏi những sai sót do kiến thức còn hạn chế, em mong được sự hướng dẫn chỉ báo của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Đình Phúc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn AC tại Hà Nội thực hiện (Trang 84)