Chế độ kế toán và hình thức kế toán

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tại công ty tnhh bách tiệp (Trang 33)

3.4.3.1 Chế độ kế toán

- Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định 48/2006/QĐ – BTC của Bộ Tài Chính.

- Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo quy ước giá gốc, phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán Việt Nam.

23

* Niên độ kế toán tính theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.

* Kì kế toán trong niên độ kế toán

+ Tháng: Mỗi năm chia làm 12 tháng, tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.

+ Quý: Một năm chia làm 04 quý, tính từ ngày 01 của đầu quý đến ngày cuối cùng của tháng cuối quý

3.4.3.2 Đơn vị tiền tệ

Doanh nghiệp sử dụng đơn vị tiền tệ là Đồng Việt nam (VNĐ)

3.4.3.3 Hình thức kế toán

Công ty tổ chức theo hình thức kế toán nhật ký chung.

Hình 3.3: Hình thức kế toán nhật ký chung

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng

Trình tự ghi sổ kế toán:.

CHỨNG TỪ GỐC

SỔ NHẬT KÝ CHUNG THẺ KT CHI TIẾT

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SỔ CÁI

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ nhật kí

24

Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ Nhật ký chung. Căn cứ vào số liệu trên Nhật ký chung ghi vào Sổ cái, đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm tiến hành cộng số liệu trên các sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp số trên Bảng tổng hợp chi tiết và Sổ chi tiết. Số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo Cáo Tài Chính tại công ty (trên nguyên tắc tổng số phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh bằng tổng phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên nhật ký cùng kỳ).

3.4.3.4 Danh mục chứng từ, sổ sách kế toán tại công ty

Sổ sách kế toán

- Sổ quỹ tiền mặt, sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng. - Thẻ kho, sổ tài sản cố định, sổ chi tiết thanh toán

- Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ, sổ chi tiết tiền vay. - Sổ chi tiết bán hàng, sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng - Sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản

Chứng từ sử dụng:

- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng kê mua hàng.

- Biên bản kiểm kê hàng hóa, phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền. - Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng thông thường.

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. - Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.

- Bảng kê mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn. - Giấy đề nghị thanh toán, giấy thanh toán tiền tạm ứng…

3.4.3.5 Phương pháp tính giá hàng tồn kho Nguyên tắc xác định hàng tồn kho:

Giá gốc hàng tồn kho: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại, trong đó:

Chi phí mua của cửa hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.

25

Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm: những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành phẩm.

Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính cần thiết cho việc hoàn thành và tiêu thụ chúng. Cuối năm khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho chính là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Khoản chênh lệch này có thể phát sinh do hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí để hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.

Giá thực tế nhập kho:

Đối với hàng hóa mua ngoài:

Giá thực tế = Giá mua theo hóa đơn (chưa thuế GTGT) + chi phí phát sinh trong khi mua.

Đối với hàng hóa thuê ngoài gia công chế biến:

Giá thực tế nhập kho = Giá hàng hóa xuất chế biến + chi phí chế biến + chi phí khác.

Giá thực tế xuất kho:

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Hàng ngày căn cứ chứng từ mua hàng và chi phí phát sinh trong khâu mua hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 156: trị giá hàng mua theo giá chưa thuế. Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào

Có TK 331, 111, 112, 141: trị giá hàng mua theo giá thanh toán. Nhập kho từ sản xuất gia công, căn cứ phiếu nhập kho:

Nợ TK 156: hàng hóa

Có TK 154: chi phí sản xuất dở dang

Nhập kho hàng thừa trong quá trình mua, căn cứ biên bản kiểm nhận: Nợ TK 156: hàng hóa

26

Có TK 338: phải trả phải nộp khác

3.4.3.6 Phương pháp khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình: có đặc điểm tham gia nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ hình thái vật chất ban đầu và vì tham gia nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh nên tài sản cố định hữu hình có đặc điểm là tài sản hao mòn dần và giá trị nó chuyển dần vào đối tượng sử dụng có liên quan. Tại công ty, tài sản cố định hữu hình bao gồm: máy móc, thiết bị …

Tài sản cố định vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng cũng liên quan đến nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp nên giá trị của nó cũng được chuyển dần vào chi phí của đối tượng sử dụng có liên quan.

Phương pháp khấu hao tài sản cố định là khấu hao đường thẳng.

3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Tình hình sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở bảng 3.1.

*Nhận xét:

-Năm 2012 so với 2011: Doanh thu mà doanh nghiệp đạt dược của năm 2012 so với 2011 tăng cụ thể số tiền là 346.056.766 đồng tỉ lệ 15,35%, điều này làm cho tổng doanh thu tăng 341.327.260 đồng tương ứng với tỉ lệ 15,08%.Đây là một mức tăng doanh thu tốt của doanh nghiệp nếu nhìn qua số liệu ở trên.Tuy nhiên vẫn cho thấy doanh nghiệp chưa phát huy hết tiềm năng. Trong những năm đầu thành lập, doanh nghiệp gặp 1 số bất lợi từ nhiều phía về khách quan và chủ quan. Khách quan là do là doanh nghiệp mới, thị phần không có nhiều, bạn hàng lại ít, kéo theo các khoản chi phí như phí tồn kho, phí mua và chuyển hàng và các khoản khác.Chủ quan là do chưa có kinh nghiệm trên thương trường nên nhiều lúc có sự biến động về giá bán hay các khoản khác như giá xăng, dầu, điện …..tăng lên thì không kịp xử lí nên vô hình chung, các khoản này ảnh hưởng đến giá vốn và giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.Các yếu tố này làm cho doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận chưa đạt được như mong muốn, mặc dù đạt được tổ chức rất tốt từ bộ máy quản lý và cả công tác kế toán nữa.

- Ngoài ra, chi phí năm 2012 so với 2011 lại tăng 271.146.342 đồng tương ứng với tỉ lệ là 12,17%. Điều này càng chỉ rõ doanh nghiệp chưa thắt chặt được cá khoản chi, chi phí tăng nhanh gần bằng tốc độ doanh thu đạt được. Điều này lí giải cho tổng mức lợi nhuận mà doanh nghiêp đạt được chỉ là 71.170.919, tăng 199,85% so với cùng kì năm 2011.Nếu doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các khoản chi thì mức lợi nhuận cao hơn là điều tất yếu. Đây là nhữnng vấn đề doanh nghiệp cần giải quyết cho các năm tiếp theo để có bước phát triển tốt và bền vững hơn.

- Năm 2013 so với 2012: Nhìn lại năm 2012, có lẽ doanh nghiệp đã biết được các điểm cần chỉnh sửa cho năm 2013 nên đạt mức tăng trưởng rất cao. Cụ thể doanh thu tăng

27

738.869.568 đồng tương ứng với tỉ lệ là 28,41%. Đồng thời, tổng chi phí chỉ tăng 365.501.784 đồng, tỉ lệ tương ứng 14,63%. Thấy rõ, mức tăng tổng doanh thu năm 2013 cách xa so với mức tăng tổng chi phí 2013, điều này kéo theo mức tổng doanh thu năm 2013 tăng 734.767.038 đồng, tỉ lệ là 350%, tức tổng lợi nhuận tăng gần 4 lần so với năm trước đó. Nguyên nhân do rút ra được các bài học kinh nghiệm từ các năm trước đó, doanh nghiệp đã và đang làm rất tốt, tình hình kinh doanh ngày càng ổn định và mức lợi nhuận đạt rất cao.Phán đoán được các tình hình diễn biến phức tạp trên thương trường và đề ra các giải pháp hữu hiệu để kiểm soát chi phí và giảm giá vốn hàng bán làm cho vị thế của doanh nghiệp tăng cao, bạn hàng ngày càng đông, thị phần được mở rộng. Doanh nghiệp đã bắt được nhịp và tạo đà phát triển cho các năm sau và là cơ sở để phát triển và mở rộng quy mô cho những năm tiếp theo.

28

Bảng 3.1 Sơ lược kết quả kinh doanh công ty TNHH Bách Tiệp

Đơn vị tính: đồng

(Nguồn Công Ty TNHH Bách Tiệp)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỉ lệ(%) Số tiền Tỉ lệ(%) DT BH&CCDV 2.254.887.093 2.600.943.859 3.339.813.427 346.056.766 15,35 738.869.568 28,41 DT khác 325.000 7.000.000 0 6.675.000 2153,85 (7.000.000) 100 DT tài chính 10.556.419 2.676.061 4.153.348 (7.880.358) (74,65) 1.477.287 55,2 Các khoản giảm DT 2.049.383 5.573.531 0 3.524.148 123,17 (5.573.531) 100 Tổng DT 2.263.719.129 2.605.046.389 3.339.813.427 341.327.260 15,08 734.767.038 28,21 CP GVHB 1.729.614.276 1.819.615.001 2.050.774.205 90.000.725 5.2 231.159.204 12,7 CP Bán hàng 189.724.137 306.424.462 445.680.660 116.700.325 61,51 139.256.198 45,45 CP QLDN 308.326.888 360.667.624 366.859562 52.340.736 16,98 6.191.938 1,72 CP khác 421.000 11.555.556 450.000 11.134.556 2644,79 (11.105.556) (96,11) Tổng CP 2.227.116.301 2.498.262.643 2.863.764.427 271.146.342 12,17 365.501.784 14,63 Lợi nhuận 35.612.828 106.783.747 480.202.348 71.170.919 199,85 373.418.601 350%

29

3.5.2 Sơ lược kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2014

Tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau sáu tháng đầu năm trình bày ở bảng 3.2.

Đơn vị tính: Đồng

(Nguồn: Công Ty TNHH Bách Tiệp)

* Nhận xét:

- So với Sáu tháng đầu năm 2013, doanh thu của hết tháng 6 năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, doanh thu tăng 101.955.404 đồng với tỉ lệ là 5,47%.

- Ngoài ra, chi phí sáu tháng đầu năm 2014 cũng giảm so với sáu tháng đầu năm 2013, cụ thể đã giảm 89.145.864 đồng, tướng ứng giảm 8,19%.

- Qua 2 nhận xét trên, dã lí giải phần nào cho số liệu lợi nhuận tăng 201.101.268 đồng, tỉ lệ 90,77% so với cùng kỳ năm trước.

* Kết luận:

- So với năm trước, doanh nghiệp đã tăng doanh thu bán hàng lên cao hơn. Có thể là do những sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp đã bắt đầu được bán với số lượng nhiều hơn, thị phần được mở rộng và kéo theo doanh thu tăng rất cao so với năm trước cùng thời điểm.

- Nhìn qua bảng số liệu cho thấy, mức tăng doanh thu này chủ yếu là do chi phí giá vốn hàng bán làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hàng hóa doanh nghiệp

Chỉ tiêu Sáu tháng đầu năm 2013 Sáu tháng đầu năm 2014 Chênh lệch

Sáu tháng đầu năm 2014/ Sáu tháng đầu năm 2013

Số tiền Số tiền Số tiền Tỉ lệ(%)

DT BH&CCDV 1.863.213.987 1.965.248.981 102.034.994 5,47 DT khác 0 0 0 100 DT tài chính 2.148.214 2.068.624 (79.590) 3.7 Các khoản giảm DT 0 0 0 100 Tổng DT 1.865.362.201 1.967.317.605 101.955.404 5,47 CP GVHB 1.236.697.646 1.135.374.321 (101.323.325) (8,19) CP Bán hàng 224.697.314 225.317.398 620.084 0.2 CP QLDN 182.429.781 183.987.158 1.557.377 0,085 CP khác 0 0 0 100 Tổng CP 1.643.824.741 1.544.678.877 (99.145.864) (5,42) Lợi nhuận 221.537.460 422.638.728 201.101.268 90,77

30

cung cấp có giá vốn bán rẻ hơn nhưng giá bán hàng hóa lại theo giá thị trường nên tăng nhanh doanh thu lên rất nhanh. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có được sự góp sức từ nhà cung cấp và các đối tác thương mại khác giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt trong khoảng nửa năm 2014. Tóm lại, uy tín trên thương trường được nâng cao và thị phần được mở rộng là nguyên nhân chính cho kết quả kinh doanh trên của doanh nghiệp.

3.6 THUẬN LỢI,KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.6.1 Thuận lợi 3.6.1 Thuận lợi

Hiện nay việc áp dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống đang được chú trọng đáng kể. Vì vậy các thiết bị nghành công nghệ thông tin là mối quan tâm hàng đầu giúp cho con người hoàn thành công việc nhanh hơn và tốt hơn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nắm bắt được cơ hội này công ty đã đa dạng hóa các sản phẩm của mình để có một môi trường tiêu thụ đa dạng và phong phú. Mục đích mở rộng thị phần và tìm khách hàng mới.

Công ty có một vị trí thuận lợi nằm giáp trung tâm thành phố thuận lợi cho việc buôn bán và trao đổi hàng hóa.

Sản phẩm của Công ty được nhà nước công nhận hàng Việt Nam chất lượng cao nên có độ tin cậy lớn cho người tiêu dùng.

3.6.2 Khó khăn

Công ty mới thành lập nên nên thị trường tiêu thụ còn hạn chế. Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh nên các thiết bị dễ bị lạc hậu Công ty chỉ buôn bán trong nước chưa tiêu thụ được ra nước ngoài. Các khoản phải thu khách hàng đang còn chiếm tỷ trọng cao.

Mặt hàng của Công ty dễ bị hư hỏng nên cần phải được bảo quản một cách nghiêm ngặt.

3.6.3 Định hướng phát triển trong tương lai

Với mục tiêu gắn kết lâu dài, lấy chất lượng làm đầu, Công ty Bách Tiệp không ngừng phấn đấu đi lên để mang lại cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất và trở thành một công ty dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các mặt hàng điện tử, thiết bị văn phòng tại Việt Nam, cách làm cụ thể:

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách tìm hiểu thông tin về hàng hóa mà doanh nghiệp nhập vào sao cho giá cả ở mức khách hàng chấp nhận được và sản phẩm tốt nhất, đáp ứng nhu cầu ngày cang cao của khách hàng. Hoàn thiện các dịch vạu bán hàng và hậu mãi cho khách hàng.

+ Mở rộng thị phần, liên kết cùng với các đối tác trên thương trường để tạo thế đứng vững chắc cho sự phát triển của các bên.

31

+ Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên để đáp ứng kịp thời các yêu cầu về quản lý cũng như đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

+ Nâng cao đời sống của cán bộ, nhân viên đảm bảo các chế độ và chính sách nhà nước quy định để họ an tâm làm việc, cống hiến hết mình cho sự phát triển chung của toàn công ty. Lấy con người là trung tâm cho mục đích phát triển của doanh nghiệp.

32

CHƯƠNG 4

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHHH BÁCH TIỆP

4.1 THỰC TRẠNG KÉ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH BÁCH TIỆP

4.1.1 Thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Bách Tiệp 4.1.1.1 Kế toán tiền mặt 4.1.1.1 Kế toán tiền mặt

a) Chứng từ và sổ sách.

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tại công ty tnhh bách tiệp (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)