P. Ngân quỹ Kế Toán TC
2.3.1. Phân tích kết quả huy động vốn
Năm 2011 đã đi qua nhưng dường như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn chưa có điểm dừng, vì thế, những khó khăn kinh tế đối với các nước nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn đó.
Việt Nam, có thể khẳng định, đà suy giảm đã được ngăn chặn và sự phát triển đã bắt đầu trở lại. Đến thời điểm hiện nay, tới 18/25 chỉ tiêu đặt ra cho năm 2011 đã đạt và vượt; tốc độ tăng GDP của 11 tháng/2011 đạt trên 5% (tốc độ tăng GDP 3 quý đầu năm 2011 lần lượt đạt 3,1%, 4,5% và 5,8%); tăng trưởng tín dụng trên 30%, bội chi ngân sách khoảng 6,9%, an sinh xã hội được đảm bảo. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 11 tháng mới chỉ ở mức 5,07%. Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng với tổng giá trị vốn hóa thị trường tính đến 30/11/2011 lên tới 669.000 tỷ đồng, tương đương với 55% GDP năm 2010, tăng gần gấp 3 lần so với mức 225.934 tỷ đồng cuối năm 2010. Chỉ số Vn-Index đã tăng từ 235,5 điểm (tháng 2/2011) lên 570 điểm vào tháng 8/2011, và đạt đỉnh vào phiên ngày 23/10/2011 với 633,21 điểm.
Song, xem xét một cách toàn diện thì kinh tế - tài chính Việt Nam vẫn còn dấu hiệu bất ổn. Tuy TTCK đã khởi sắc, song vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà điển hình là tình trạng thăng giáng quá thất thường trong những phiên đầu tháng 12 khiến các mốc kháng cự liên tục bị phá vỡ (ngày 11/12/2011, Vn-Index đã xuống dưới mức 450 điểm). Diễn biến giá vàng và ngoại tệ làm “đứng tim” không ít nhà đầu tư với những cuộc “nhảy múa” ngoài sức tưởng tượng. Thặng dư thương mại của Việt Nam tuy có đạt được ở thời gian đầu năm, song chủ yếu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
là do sự sụt giảm mạnh của nhập khẩu khi nhu cầu nội địa suy giảm nên sau khi nhu cầu nội địa phục hồi, cán cân thương mại của Việt Nam lại trở lại tình trạng thâm hụt. Tín dụng đã có dấu hiệu tăng trưởng nóng, tỷ giá hối đoái trên thị trường luôn kịch trần, sức ép lạm phát giai đoạn hậu khủng hoảng buộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải đưa ra một số động thái kiểm soát tín dụng tiêu dùng, chứng khoán, cũng như giảm tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với từng tổ chức tín dụngi để một mặt giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo an toàn thanh khoản, mặt khác phát đi tín hiệu kiềm chế tốc độ tăng trưởng nóng của nền kinh tế.
- Để làm rõ hơn về tình hình huy động vốn của Ngân hàng Đại Á, ta tiến hành phân tích tình hình Huy động của Ngân hàng Đại Á chi nhánh Thăng Long nơi có sự cạnh tranh mạnh mẽ về huy động nguồn vốn cũng như là nơi tập chung rất nhiều các Ngân hàng TMCP cạnh tranh với nhau.
- Không giống như hoạt động huy động vốn của Hội sở, cấp chi nhánh chỉ được phép huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, các khách hàng cá nhân, không được phép huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng cũng như phát hành các giấy tờ có giá, còn lại các hoạt động kinh doanh khác là được phép.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Lớp: NH22.25
BIỂU ĐỒ SỐ DƯ HUY ĐỘNG VND TRUNG BÌNH HÀNG THÁNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á CN THĂNG LONG