Nhân tố khách quan.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động vốn tại NH TMCP Đại Á – CN Thăng Long (Trang 29)

 Thứ nhất, môi trường pháp lý:

Việc huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng đều tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát. Vì vậy, hoạt động của ngân hàng phải chịu sự quản lý gắt hơn so với các doanh nghiệp khác. Thực tế là ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, các quy định của chính phủ, NHTW; đó là Luật các TCTD, luật kinh tế, luật dân sự, hàng loạt hệ thống các quy định cụ thể trong từng thời kì về lãi suất, dự trữ, hạn mức. Trong sự ràng buộc về luật pháp này thì các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ bị thay đổi và kết quả làm ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả của việc huy động vốn. Bởi khi chính sách của Nhà nước, của NHTW: Chính sách tiền tệ, tài chính, lãi suất, tín dụng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của NHTM.

 Thứ 2, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội.

Hoạt động của NHTM nói chung và huy động vốn nói riêng không thể thoát ly khỏi môi trường kinh doanh đặc biệt là kinh tế, chính trị và xã hội.

Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động huy động và sử dụng vốn luôn bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng, thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạm phát...tác động trực tiếp. Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triền tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn, do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn thuận lợi. Ngược lại, khi suy thoái, lạm phát tăng làm cho môi trường đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp khiến quá trình tạo vốn của ngân hàng gặp khó khăn.

Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môi trường chính trị không ổn định. Sự ổn định này tác động mạnh mẽ đến quan hệ vốn của ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Điều này cũng là nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của ngân hàng.

Nhân khẩu học cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới nguồn vốn thông qua

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

việc phân bổ dân cư, trình độ, lứa tuổi...Ngân hàng cũng nên xem xét yếu tố này trong hoạt động huy động vốn của mình.

 Thứ 3, môi trường văn hóa.

Đây là yếu tố quyết định đến tập quán, tâm lý, thói quen trong việc sử dụng tiền của dân cư, những tập quán này sẽ ảnh hưởng tới nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng. Nếu ở những vùng mà người dân quen sử dụng số tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ thì việc huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, mức độ chấp nhận rủi ro của xã hội, thói quen tích lũy ảnh hưởng đến quyết định của những thành viên trong xã hội về phương thức tiêu dùng và tiết kiệm, giữ tiền ở nhà, gửi tiền ở ngân hàng, đầu tư chứng khoán hoặc bất đông sản.

 Thứ 4, yếu tố cạnh tranh trên thị trường tài chính.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Do đó, cạnh tranh có xu hướng gia tăng mạnh, làm giảm đi sự khác biệt giữa các NHTM với các tổi chức tài chính phi ngân hàng. Xu hướng cạnh tranh trong ngành ngân hàng càng gia tăng do các yếu toos như thay đổi chính sách tài chính tiền tệ, đổi mới tài chính của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ...

Cạnh tranh về tiền gửi diễn ra dưới nhiều hình thức, các ngân hàng có thể áp dụng những điều kiện giống nhau cho tất cả các khách hàng gửi tiền. Vì lý do này, các sản phẩm dịch vụ liên quan đến tiền gửi được mở rộng và được phổ biến nhanh chóng. Thêm vào đó, nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể huy động tiền gửi có kì hạn, thậm chí còn cung cấp các tài khoản không kì hạn.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động vốn tại NH TMCP Đại Á – CN Thăng Long (Trang 29)