Kiểm soát rủi ro trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Gia Lai (full) (Trang 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.7. Kiểm soát rủi ro trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng

hàng.

Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng điện tử là khả năng xảy ra tổn thất khi thực hiện các hoạt động ngân hàng điện tử. Các rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử bao gồm các hành động vô ý hay cố ý xảy ra trong hoạt động làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, hoạt động hàng ngày, gây thất thoát tài sản của ngân hàng và khách hàng. Việc kiểm soát được những rủi ro này sẽ góp phần hoàn thiện hơn cho công cuộc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

+ Kiểm soát rủi ro hoạt động: Rủi ro hoạt động phát sinh từ khả năng thất thoát tiềm tàng do sự thiếu hoàn chỉnh và độ tin cậy của hệ thống. Các ngân hàng có thể bị tấn công từ bên ngoài cũng như từ bên trong đối với hệ thống và các sản phẩm điện tử của mình. Rủi ro hoạt động cũng có thể phát sinh từ việc nhẫm lẫn của khách hàng, từ hệ thống ngân hàng được thiết kế lắp đặt không chính xác, gây ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.

+ Kiểm soát rủi ro danh tiếng: Rủi ro danh tiếng là rủi ro phát sinh những quan điểm tiêu cực của công chúng về ngân hàng dẫn đến tình trạng thiệt hại về nguồn huy động vốn hoặc mất khách hàng. Rủi ro danh tiếng có thể phát sinh khi các khách hàng gặp phải trở ngại đối với dịch vụ mới nhưng

không được cung cấp thông tin đầy đủ về việc sử dụng và thủ tục giải quyết những khó khăn. Do đó, khi một NHTM bị khách hàng chê trách thì đây là lúc cần kiểm soát lại vấn đề về danh tiếng của ngân hàng.

+ Kiểm soát rủi ro luật pháp: Rủi ro luật pháp có thể phát sinh do quy trình thực hiện các dịch vụ ngân hàng điện tử không tuân thủ quy định của pháp luật tại một thời điểm nào đó. Ví dụ do kiểm soát giao dịch không tốt vô tình cho phép những giao dịch rửa tiền, tin tặc mạo danh nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử để lừa gạt khách hàng hay ngân hàng tự động xác lập những tính năng mới của dịch vụ ngân hàng điện tử nhưng không ký lại hợp đồng với khách hàng. Rủi ro này có thể dẫn đến hậu quả là mất khách hàng, thất thoát tài sản của ngân hàng hoặc dịch vụ ngân hàng điện tử bị ngưng trệ do không được cơ quan chức năng cho phép tiếp tục cung cấp.

Tóm lại, một hệ thống các dịch vụ ngân hàng điện tử được đánh giá là phát triển thì yếu tố an toàn là chỉ tiêu được xem xét hàng đầu. Do đó cần chuẩn hóa các giao dịch ngân hàng nhằm hạn chế các rủi ro. Có thể quy chuẩn hoạt động ngân hàng theo một cách thức nào đó như dưới dạng định sẵn hay quy định rõ về quy trình nghiệp vụ sẽ tránh được tình trạng làm việc tùy tiện trong các khâu nghiệp vụ hoặc các sai sót… qua đó hạn chế được rủi ro đối với ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ NHĐT và các cơ sở lý luận về marketing dịch vụ. Việc phát triển dịch vụ NHĐT cho mỗi ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế là tất yếu khách quan, tuy nhiên bên cạnh đó cần phải có những điều kiện nhất định vì trong quá trình phát triển hoạt động, dịch vụ NHĐT còn tồn tại khá nhiều rủi ro như an toàn bảo mật, công nghệ, vốn, vận hành, lắp đặt thiết bị... Những vấn đề lý luận cơ bản này làm tiền đề cho việc phân tích hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử của VCB Gia Lai, từ đó có thể đúc kết được những kinh nghiệm quý báu để có thể tự mình phát triển dịch vụ này ổn định và vững mạnh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CN GIA LAI. 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CN GIA LAI.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Bank of forgein Trade of Viet Nam, Gia Lai Branch.

Tên gọi quốc tế: Vietcombank Gialai

Địa chỉ: 33 Quang Trung – Pleiku – Gia lai. Điện thoại: 059.3828593.

Fax : 059.3823458.

Vietcombank Gia Lai là chi nhánh được tách ra từ phòng giao dịch Pleiku trực thuộc Vietcombank Quy Nhơn.

VCB - Chi nhánh Gia Lai được thành lập theo quyết định số 277/QĐ/TCCB - ĐT ngày 17 tháng 07 năm 2000 và chính thức hoạt động vào ngày 25/09/2001. VCB - Chi nhánh Gia Lai từ khi thành lập và hoạt động đến nay đã đạt được rất nhiều thành quả trong kinh doanh với lợi nhuận thu được rất cao và cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với phong cách phục vụ rất chu đáo và nhiệt tình của nhân viên tại NH. Đặc biệt với sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Chi nhánh, NH ngày càng đi lên và đạt được nhiều thành quả trong những năm gần đây. VCB - CN Gia Lai gồm có tất cả là 10 phòng, mỗi phòng có những chức năng và nhiệm vụ riêng, đồng thời cũng hỗ trợ cho nhau. Ngoài ra, CN đã thành lập 5 phòng Giao Dịch, gồm có PGD An Khê, PGD Trần Phú, PGD Biển Hồ, PGD Hoa Lư và PGD Kon Tum. Ngày 28/01/2010, PGD Kon Tum thuộc VCB – CN Gia Lai đã chính thức tách ra khỏi và thành lập CN riêng tại Kon Tum, và đồng thời VCB - CN Gia Lai

cũng quyết định thành lập thêm CN PGD Trà Bá, và PGD Chư Sê để mở rộng thêm phạm vi hoạt động, cũng như đưa NH đến với người dân gần hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhiều hơn. Như vậy sau sự thay đổi này thì CN vẫn gồm 6 PGD, gồm có:

• PGD An Khê tại 01 Hai Bà Trưng, Thị xã An Khê, Gia Lai.

• PGD Trần Phú tại 32 Trần Phú, TP Pleiku, Gia Lai.

• PGD Biển Hồ tại 727 Phạm Văn Đồng, TP Pleiku, Gia Lai.

• PGD Hoa Lư tại 02 Phạm Văn Đồng, TP Pleiku, Gia Lai.

• PGD Trà Bá tại 133 Trường Chinh, Phường Trà Bá, Tp Pleiku, Gia Lai.

• PGD Chư Sê tại 783 Hùng Vương, Thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai.

2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương – CN Gia Lai.

a. Cơ cu b máy qun lý ca Ngân hàng TMCP Ngoi Thương GL

Việc tạo lập cơ cấu trách nhiệm và quản lý ở Ngân hàng TMCP Ngoại Thương – CN Gia Lai thể hiện qua mô hình tổ chức quản lý theo Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của Ngành Ngân hàng.

(Ngun phòng HCNS) Sơđồ 2.1: Cơ cu t chc b máy ca VCB - Chi nhánh Gia Lai

b. Chc năng, nhim v các phòng ban

- Giám đốc: Là người điều hành của đơn vị, chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả kinh doanh của CN.

- Các PGĐ: CN gồm có 2 PGĐ, hỗ trợ cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của CN. P.Khách hàng DN P. Khách hàng TN P. TTQT & KDDV Giám đốc PGĐ PGĐ P. Quản lý nợ P. HCNS P. Tổng hợp P. Kế toán P. Kiểm tra nội bộ P. Ngân quỹ P. Tin học

- Phòng khách hàng doanh nghip: Là đầu mối duy trì và phát triển quan hệ khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm của NH theo kế hoạch của Ban Giám đốc nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả. P.KHDN có nhiệm vụ phân tích rủi ro, thẩm định giới hạn tín dụng và cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cũng như thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao.

- Phòng khách hàng th nhân: Là đầu mối duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng là thể nhân trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm của NH theo kế hoạch của Ban Giám đốc nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả. P.KHTN có nhiệm vụ là phân tích rủi ro, thẩm định giới hạn tín dụng và cấp tín dụng đối với khách hàng thể nhân, trực tiếp cấp tín dụng đối với khách hàng là thể nhân theo đúng quy định hiện hành của VCB và pháp luật, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao.

- Phòng thanh toán quc tế và kinh doanh dch v: Là đầu mối thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của khách hàng bao gồm nghiệp vụ L/C.

+ Mua, bán ngoại tệ và thực hiện các lệnh chuyển tiền đi nước ngoài. + Là đầu mối nhận diện từ NH nước ngoài qua VCB - Chi nhánh Gia Lai.

+ Phối hợp với các phòng có liên quan trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán XNK, thực hiện huy động vốn, các nghiệp vụ thanh toán và dịch vụ của VCB.

Mở và quản lý tài khoản của khách hàng, cung cấp thông tin cho khách hàng.

+ Thực hiện các nghiệp vụ mua và chuyển đổi ngoại tệ; chuyển đổi séc du lịch cho nước ngoài.

+ Triển khai dịch vụ tiện ích NH bằng việc phát hành thẻ và máy rút tiền tự động ATM…

- Phòng qun lý N: Quản lý và trực tiếp thực hiện tác nghiệp liên quan đến việc mở tài khoản vay hợp đồng, cập nhật hệ thống, giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ. Lưu trữ và quản lý hồ sơ tín dụng đầy đủ, an toàn. Quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng, đảm bảo các khoản cấp tín dụng tuân thủ các quy định trong quá trình tín dụng.

- Phòng hành chính nhân s:

+ Giúp Ban giám đốc Chi nhánh tổ chức, tham mưu và triển khai thực hiện công tác Tổ chức cán bộ và Hành chính quản trị thuộc phạm vi quản lý của CN.

+ Xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn, dài hạn về cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu phát triển của CN.

+ Lập kế hoạch đào tạo, tuyển dụng cán bộ công nhân viên và quản lý, lưu trữ hồ sơ cán bộ, công nhân viên theo chế độ quy định.

+ Quản lý con dấu theo quy định, thực hiện việc giao nhận hồ sơ, công văn đi và đến thông suốt.

+ Phục vụ công tác hậu cần và phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác.

+ Quản lý tài sản, lưu trữ chứng từ được giao, phụ trách xây dựng cơ bản.

+ Thực hiện các thủ tục thanh toán chi tiêu nội bộ của CN (trừ một số trường hợp theo quy định).

+ Báo cáo về công tác tổ chức nhân sự, quản lý hành chính, thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao.

- Phòng tng hp:

+ Chức năng: Thực hiện các công tác về cân đối và kế hoạch vốn, kế hoạch tín dụng, dư nợ, lãi suất, tỷ giá. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh cả CN (tháng, quý, năm…) báo cáo thống kê các loại (định kì, đột xuất…), tổng hợp thi đua của CN.

+ Nhiệm vụ: Xây dựng và tham mưu cho Ban lãnh đạo về kế hoạch kinh doanh, thư ký, tổng hợp cho Ban Lãnh đạo, soạn thảo, thông báo kết luận các hội nghị, hội họp. Đầu mối tổng hợp các loại báo cáo, làm đầu mối công tác thi đua khen thưởng của CN, lập kế hoạch vốn, kết hợp với phòng kế toán cân đối và dự trữ bắt buộc của CN, thực hiện mua bán ngoại tệ với VCB, bán ngoại tệ cho các tổ chức có nhu cầu theo quy định của pháp luật.

Thông báo lãi suất huy động, lãi suất cho vay theo quyết định của Giám đốc CN và cập nhật lãi suất huy động, biểu phí trên hệ thống giao dịch CN.

Thực hiện các nhiệm vụ khác Giám đốc giao.

- Phòng kế toán: Tổ chức hạch toán, kế toán các hoạt động kinh doanh của CN, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ghi chép sổ sách, hạch toán, huy động vốn, phát hành các giấy tờ có giá, thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và của nghành NH.Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc phê duyệt dự toán, quyết toán công trình XDCB và mua tài sản, công cụ lao động tại CN, thực hiện công tác kế toán tài vụ của CN và thực hiện một số nhiệm vụ khác.

- Phòng kim tra ni b: Xây dựng và thực hiện việc kiểm tra nội bộ định kì theo quý, năm của CN. Báo cáo với GĐ về chương trình kiểm tra, kiểm toán nội bộ, nêu những kiến nghị chỉnh sửa theo đúng quy định. Làm đầu mối phối hợp với các thanh tra, kiểm tra, các cơ quan pháp luật, cơ quan kiểm toán đến làm việc với CN, và thực hiện các công tác khác mà GĐ CN giao.

- Phòng ngân quỹ: Tham mưu giúp cho BGĐ đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng an toàn kho quỹ theo qui định của NHNN Việt Nam.

+ Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản quý, tài sản thế chấp và các giấy tờ, chứng từ có giá. Thực hiện thu chi các loại tiền, giám định tiền thật, tiền giả, tiền hỏng, chuyển tiền mặt và séc du lịch nộp cho VCB.

+ Thực hiện điều chỉnh tiền mặt tiếp quỹ, đảm bảo định mức tồn quỹ VNĐ, ngoại tệ cũng như séc.

+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác mà BGĐ giao.

- T tin hc: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến Công nghệ của NH.

- Các phòng giao dch: Cung cấp những thông tin từ CN đến với khách hàng thông qua PGD, thực hiện tất cả các hoạt động như nhân huy động tiền gửi, mua bán các loại ngoại tệ, đổi tiền và thực hiện các nghiệp vụ cho vay…

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – CN Gia Lai giai đoạn 2011- 2013

a. Kết qu hot động

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VCB-CN Gia Lai

ĐVT : Tỷđồng Các chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng tài sản 5.620 6.168 8.108 Huy động vốn 1.323 1.791 2.090 Dư nợ 4.616 5.254 6.700 Doanh thu 758,5 720 1.002 LNTT 85,8 129,5 154

(Ngun báo cáo thường niên ca VCB – CN Gia Lai )

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các chỉ tiêu tổng tài sản, tổng dư nợ vay và tổng vốn huy động qua các năm đều tăng nhanh chóng, tạo điều kiện để VCB –

CN Gia Lai mở rộng quy mô, thị phần và củng cố hình ảnh của mình trong hệ thống ngân hàng nói riêng, trong nền kinh tế nói chung và trên địa phương.

Tổng tài sản tăng đều qua các năm, nếu năm 2012 tổng tài sản tăng 9,75% so với năm 2011 tương đương với 548 tỷ đồng, thì qua năm 2013 con số này tăng lên đến 31,5%, tương đương với 1.940 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho VCB – CN Gia Lai ngày càng phát triển mạnh hơn, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm công nghệ, kỹ thuật hiện đại hơn, phát triển nhiều dịch vụ tốt hơn. Cũng như lợi nhuận cũng tăng nhanh theo từng năm, nếu như năm 2011 lợi nhuận chỉ 85,8 tỷ đồng thì năm 2012 tăng lên 50,9% tương đương với 43,7 tỷ đồng và năm 2013 lợi nhuận cũng có chiều hướng tăng lên tuy tốc độ tăng so với năm 2012 có chậm lại chỉ tăng được 18,92% tương đương 24,5 tỷ đồng.

0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 1 2 3 Tổng tài sản Huy động vốn Dư nợ

Biu đồ 2.1. Tình hình kinh doanh ca VCB – CN Gia Lai giai đon 2011- 2013

b. Hot động huy vn

Nguồn vốn qua các năm tăng, trong đó năm 2012 tăng lên đến 35,3% tương đương 468 tỷ đồng, tuy nhiên nguồn vốn huy động từ tổ chức biến động chậm năm 2012 tăng so với năm 2011 rất thấp chỉ lên được 11,3% tương đương 68 tỷ đồng, và qua năm 2012 mức huy động vốn cũng tăng lên chỉ 11,3% như năm 2012, điều này có thể hiểu là do nguồn vốn các tổ chức còn hạn hẹp, phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng nên tiền gửi vào ngân hàng chỉ mang tính chất tạm thời. Còn nguồn vốn huy động từ cá nhân lại tăng mạnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Gia Lai (full) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)