Khảo sát ảnh hưởng của TDSR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén ibuprofen giải phóng nhanh (Trang 27)

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của 3 loại TDSR là SSG, Primelose và Disolcel với tỷ lệ 4% so với khối lượng viên. Mỗi mẻ được dập với số lượng là 100 viên. Thành phần các TDSR đưa vào các mẫu viên thực nghiệm được ghi ở bảng 2.

Bảng 2: Thành phần các TDSR đưa vào các công thức dập viên khác nhau

Mẫu SSG (mg) Disolcel (mg) Primelose (mg)

Rã trong Rã ngoài Rã trong Rã ngoài Rã trong Rã ngoài

M l.l 14,4 - - - - M1.2 - - 14,4 - - - M 13 - - - - 14,4 - ML4 - 14,4 - - - - M1.5 - - - 14,4 - - M1.6 - - - 14,4 M1.7 7,2 7,2 - - - - M1.8 - - 7,2 7,2 - - M1.9 - - - - 7,2 7,2

Đárứi giá ảnh hưởng của TDSR tã khả năng chịu nén và thă gian rã của các mẫu

Tiến hành thử độ rã và độ cứng của các mẫu theo phương pháp ghi trong mục 2.1.2.2, thu được kết quả trình bày trong bảng 3.

Bảng 3; Ảnh hưởng của TDSR tới thời gian rã và khả năng chịu nén của các mẫu viên thực nghiệm.

Mẫu Thời gian rã (giây) Khả năng chịu nén

M l.l 15 Tốt M1.2 22 Tốt M1.3 19 Tốt M1.4 26 Tốt M1.5 24 Tốt M1.6 35 Tốt M1.7 19 Tốt M1.8 10 Tốt M1.9 22 Tốt Nhận xét:

- Khi phối hợp TDSR vào viên, thời gian rã của viên được cải thiện đáng kể. Tất cả các mẫu đều rã nhanh trong khoảng 40 giây, nhanh hơn nhiều so với viên sử dụng tá dược thông thường (246 giây). Các viên đều đạt độ cứng với lực gây vỡ viên từ 5-7 kg lực.

- Sự chênh lệch thời gian rã giữa các mẫu không nhiều, hơn nữa chúng tôi nhận thấy các mẫu tuy rã nhanh nhưng vẫn rã thô, vì thế để có kết luận chính xác về hiệu quả của các TDSR cần tiến hành thử độ hòa tan.

Đánh giá ảnh hưởng của TDSR ten độ hòa tan của các mẫu trong môi trường đệm phosphat pH 6,8

Tiến hành thử độ hòa tan của các mẫu trong môi trường đệm đệm phosphat pH 6,8 theo phương pháp ghi ở mục 2.1.2.2. Kết quả thử hòa tan được trình bày trong bảng 4;

Thời gian (phút)

% IBP hòa tan

M 1.1 M1.2 M 1.3 M 1.4 M 1.5 M 1.6 M 1.7 M 1.8 M1.9 1 38,72 37,98 57,42 34,94 56,93 30,36 52,31 52,70 47,77 2 63,36 58,72 75,48 61,18 76,64 48,76 76,22 66,43 63,70 3 72,71 73,75 86,26 77,33 84,34 60,67 86,35 76,78 74,61 4 80,76 81,46 91,68 82,66 89,89 68,81 92,15 80,03 82,58 6 91,42 92,11 96,05 93,52 94,87 79,77 100,60 87,26 92,11 8 97,52 98,52 98,91 98,94 98,37 85,92 102,89 89,42 93,75 10 99,86 101,33 99,47 100,58 99,59 89,55 103,45 92,33 94,97 15 103,19 103,50 100,42 102,19 99,28 95,66 104,54 94,92 96,92 20 102,46 103,32 101,25 101,80 98,94 98,30 103,84 95,53 97,65 Nhận xét:

Tốc độ giải phóng IBP từ mẫu sử dụng TDSR nhanh hơn nhiều so với mẫu viên nén không dùng các tá dược này.

- Primelose phối hợp hoàn toàn vào rã trong (M 1.3) cho kết quả tốt hơn so vói SSG (M 1.1) và Disolcel (M 1.2), trong khi đó Disolcel phối hợp hoàn toàn vào rã ngoài (M 1.5) lại cho kết quả tốt han.

- Việc phối hợp SSG với tỷ lệ rã trong : rã ngoài là 50%-50% (M 1.7) cho hiệu quả cao hcfn so vói việc sử dụng toàn bộ SSG rã trong (M 1.1) hay rã ngoài (M 1.4). Với Primelose, Disolcel việc phối họfp rã trong và rã ngoài với tỷ lệ bằng nhau lại làm giảm hiệu quả. Như vậy, có thể kết luận rằng hiệu quả của TDSR không những phụ thuộc vào bản chất của chúng mà còn phụ thuộc vào cách phối hợp vào viên.

- Mẫu M 1.8 và M 1.9 có thời gian rã nhanh nhất nhưng tốc độ giải phóng IBP ở hai mẫu này không cao, sau 20 phút lượng dược chất giải phóng không đạt 100%. Điều này là

do cả hai mẫu này tuy có thời gian rã ngắn nhưng lại rã thô hơn so vói các mẫu khác.

Đánh giá ảnh hưởng của TDSR tới tốc độ hòa tan của IBP trong môi trường HCl 0,IN

Kết quả thử hòa tan các mẫu sử dụng TDSR trong môi trường HCl 0,1N tiến hành theo phương pháp ghi trong mục 2.1.2.2 được tóm tắt trong bảng 5.

Bảng 5: % IBP hòa tan từ các mẫu sử dụng TDSR khác nhau trong môi trường HCl 0,1N Thời

gian (phút)

% IBP hòa tan

M l.l M1.2 M1.3 M1.4 M1.5 M1.6 M1.7 M1.8 M1.95 4,73 6,84 4,67 4,80 4,87 3,63 3,69 5,42 5,56 5 4,73 6,84 4,67 4,80 4,87 3,63 3,69 5,42 5,56 10 6,58 8,79 7,46 6,04 6,49 5,40 6,42 7,62 6,90 15 8,18 8,85 8,65 7,08 8,94 5,96 7,62 9,07 7,75 20 9,66 10,54 9,75 8,20 11,25 6,55 8,75 9,81 8,38 25 10,48 11,09 10,63 9,71 12,66 7,94 10,21 10,56 9,96 30 11,13 11,31 11,50 10,63 13,38 8,34 11,55 11,52 10,52 Nhận xét:

Trong môi trường HCl 0,1N, tỷ lệ IBP hòa tan ở các mẫu viên sử dụng TDSR không cao hơn nhiều so vói mẫu chứa tá dược thông thường. Điều này có thể là do:

- Ibuprofen có bản chất là một acid yếu, lại ít tan trong nước nên khó tan trong môi trường acid HCl 0,1N, trong khi các TDSR được sử dụng chỉ có tác động làm tăng tốc độ giải phóng dược chất khỏi viên nén chứ không cải thiện nhiều độ tan của dược chất.

- Trong công thức các TDSR này đều có nhóm natri carboxymethyl nên trong môi trường acid khả năng trưoỉng nở của chúng giảm đi.

Kết quả khảo sát ảnh hưcmg của TDSR lên thời gian rã và tốc độ hòa tan IBP từ viên nén trong cả hai môi trường đệm phosphat pH 6,8 và HCl 0,1 N cho thấy công thức M 1.7 với thành phần 4% SSG so khối lượng viên, 2% rã trong và 2% rã ngoài cho kết quả rã nhanh (thời gian rã 19 giây), hòa tan nhanh, chịu nén tốt trong số các công thức đã khảo sát nên chúng tôi chọn công thức này để áp dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén ibuprofen giải phóng nhanh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)