Về công tác thu gom rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và hiệu quả về chi phí quản lí rác thải sinh hoạt tại huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 51)

- Qua việc phân tích tình hình thu gom RTSH trên địa bàn huyện, ta nhận thấy rằng công tác thu gom đã được thực hiện dần ở các xã, chợ,… Các cơ quan cũng đã có sự quan tâm đến vấn đề rác thải nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung. Điều đó được thể hiện trong bảng sau :

42

Bảng 4.8 Tỷ lệ thu gom RTSH giai đoạn 2010-2012

Năm Chỉ tiêu

ĐVT 2010 2011 2012

Khối lượng phát sinh Tấn/ngày 27,50 28,60 31,20

Khối lượng thu gom Tấn/ngày 13,60 16,80 24,90

Tỷ lệ thu gom % 49,30 58,70 79,80 (Nguồn: Phòng TNMT huyện Trà Cú) 49.30% 58.70% 79.80% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 2010 2011 2012

Hình 4.4 Tỷ lệ thu gom RTSH tại huyện Trà Cú giai đoạn 2010 – 2012

Từ đồ thị, ta thấy được tuy lượng rác thải tăng đều qua các năm từ 27,5 tấn/ngày năm 2010 lên đến 31,2 tấn/ngày ở năm 2012, nhưng công tác thu gom vẫn được đảm bảo, đạt tỷ lệ khá cao từ 49,30% năm 2010 lên 79,80% năm 2012. Nguyên nhân là do Phòng TNMT phối hợp với các cấp chính quyền ở xã tuyên truyền vận động người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, người dân đỗ rác đúng nơi quy định hơn, công tác thu gom có “thu hoạch cao”, lượng rác thu được đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể đưa ra nhận định rằng công tác trên đã mang lại hiệu quả. Sau đây ta xét tổng hợp các chỉ tiêu liên quan đến công tác thu gom.

43

Bảng 4.9 Tổng hợp các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả công tác thu gom RTSH

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chênh lệch tương đối ( % ) 2011/2010 2012/2011 Khối lượng phát sinh (tấn/ngày) 27,50 28,60 31,20 - - Tỷ lệ thu gom (%) 49,30 58,70 79,80 9,40 21,10 Tổng chi phí thu gom (nghìn đồng) 214.168,40 309.194,60 481.878,90 44,40 55,80

Qua bảng trên, ta thấy rằng tỷ lệ thu gom RTSH ở năm 2011 tăng 9,4% nhưng tổng chi phí thu gom lại tăng cao hơn đến 44,4 %. Từ đó cho thấy công tác thu gom chưa tốt, việc phân bổ các chi phí chưa hợp lí. Điển hình như chi phí nhiên liệu tăng lên rất nhiều mặc dù huyện chỉ có 1 xe ô tô chuyên dùng và các xe kéo thô sơ để thu gom rác thế nhưng lượng xăng, dầu tiêu tốn cho xe lại lớn. Công tác thu gom, vận chuyển được thực hiện như sau. Cụ thể là khoảng 5 chuyến/ngày, trong đó gồm:

Xe từ bãi rác đến Thị trấn Trà Cú là 1chuyến/ngày Xe từ bãi rác đến xã Đại An là 1 chuyến/ngày

Xe từ bãi rác đến Thị trấn Định An, xã Hàm Giang 2 ngày/1 chuyến Xe từ bãi rác đến xã Tập Sơn, xã Phước Hưng 1 chuyến/ngày

Xe từ bãi rác đến xã Tân Sơn, xã Ngãi Xuyên 2 ngày/1 chuyến Xe từ bãi rác đến xã Lưu Nghiệp Anh 2 ngày/1 chuyến

Thế nhưng căn cứ vào địa hình, đoạn đường đi, vị trí phân bố các điểm tập kết và số lượng các thùng rác trên suốt tuyến đường thì chúng ta có thể giảm bớt số chuyến vận chuyển rác trong ngày như sau:

Các xã Tập Sơn, Tân Sơn, Phước Hưng nằm trên cùng một tuyến đường nên có thể thu gom 1 chuyến/ngày

Các xã Đại An, Định An, Hàm Giang nằm gần nhau trong cùng 1 khu vực nên có thể thu gom 1 chuyến/ngày

Hai xã Lưu Nghiệp Anh và Ngãi Xuyên nằm giáp ranh về 2 phía của bãi rác huyện nên có thể thu gom 2 ngày/1 chuyến.

44

Từ đó cho thấy, cơ quan đã điều hành, bố trí xe thu gom rác chưa chặt chẽ, xe phải chạy nhiều chuyến hơn trong ngày để thu được hết rác ở các điểm tập kết. Trong năm 2012 tỷ lệ thu gom RTSH tăng cao hơn 21,10 % kéo theo đó chi phí cũng đã tăng với một con số đáng kể là 55,80% so với năm 2011. Công tác thu gom đã từng bước thay đổi, tỷ lệ thu gom đã đạt cao hơn do Phòng TNMT được trang bị thêm công cụ vệ sinh như thùng rác, xe kéo,…, nhân viên dần có trách hiệm hơn với công việc của mình, do đó mà lượng rác thu được có phần tăng lên. Tuy vậy, sự tăng lên về tỷ lệ thu gom cũng vẫn chưa bù đắp được những chi phí đã bỏ ra cho chúng, trong năm 2012 tình hình kinh tế của huyện vẫn còn gặp một số khó khăn: dịch bệnh, mất mùa,…..nhưng công tác bảo vệ môi trường lại được chú trọng hơn, Phòng TNMT được đầu tư về hệ thống trang thiết bị, công cụ,… Kinh phí dành cho công tác bảo vệ môi trường cao nhưng môi trường lại không được bảo vệ đúng nghĩa với những gì nó có được, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân, khi đời sống kinh tế họ đang gặp khó khăn mà họ phải sống trong môi trường bị ô nhiễm. Và điều đó dẫn đến khó khăn trong công tác thu phí vệ sinh, người dân sẽ mất lòng tin với dịch vụ trên và đương nhiên họ không bằng lòng chi trả phí cho dịch vụ mà họ đang sử dụng. Đó là một sự tổn thất lớn trong khi Phòng TNMT đang chịu áp lực rất lớn về sự tăng chi phí thu gom nhưng nguồn thu từ công tác này lại thấp. Từ đó cho thấy, các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường, Phòng TNMT cần giám sát, điều hành chặt chẽ hơn trong việc quản lí nhân công lao động và cần tuyên truyền, vận động người dân có ý thức hơn trong việc xả thải và đóng phí vệ sinh.

4.3.2 Về công tác xử lí rác thải sinh hoạt

Từ việc phân tích tình hình xử lí RTSH trên địa bàn huyện, cho ta nhận xét rằng các chi phí xử lí RTSH và lượng rác thải tăng lên qua các năm. Để đánh giá xem công tác trên hiệu quả hay chưa, ta xét những chỉ tiêu trong bảng sau:

45

Bảng 4.10 Tổng hợp các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả chi phí xử lí RTSH

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch tương đối 2011/2010 2012/2011 Khối lượng phát sinh (tấn/ngày) 27,50 28,60 31,20 - - Tỷ lệ thu gom (%) 49,30 58,70 79,80 9,40 21,10 Tổng chi phí xử lí (nghìn đồng) 581.039,55 698.459,33 940.188,99 20,2 34,6

Qua bảng trên, ta thấy tỷ lệ thu gom có tăng nhưng không bằng sự tăng lên của chi phí. Năm 2011 tỷ lệ thu gom tăng 9,40% còn chi phí xử lí tăng 20,20%. Lượng rác thu gom trong năm này được thu gom về bãi chôn lấp là nhiều, một phần đem đi đốt, theo ước tính lượng dầu sử dụng là khoảng 2lít/ngày cho lò đốt hoạt động , thế nhưng chi phí nhiên liệu lại tăng là do nhân viên vận hành hệ thống lò đốt chưa đúng yêu cầu kỹ thuật. Lò đốt sẽ sử dụng lượng nhiên liệu là bao nhiêu đó để hoạt động trong điều kiện bình thường, nhưng nếu hệ thống không được vận hành đúng cách, đúng các thông số kỹ thuật yêu cầu của máy thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề như vòng đời của máy ngắn hơn, lượng nhiên liêu tiêu tốn sẽ nhiều hơn,….. Năm 2012 tỷ lệ thu gom tăng 21,10% còn chi phí tăng 34,60%. Trong năm này, huyện được đầu tư xây dựng phân xưởng thu gom, xử lí RTSH. Lượng rác từ công tác thu gom tăng lên, phân xưởng hoạt động trong tình trạng “khẩn trương”, các máy móc thiết bị hoạt động với công suất cao, tần suất lớn, điển hình như hệ thống lò đốt đa cấp hoạt động với công suất 500kg/h, nhiệt độ lên đến 10000C đòi hỏi lượng lớn nhiên liệu, điện làm chi phí cho các thiết bị khá cao, kéo theo kinh phí cho việc bảo trì và sửa chữa máy móc tăng lên. Nhân công chưa có kinh nghiệm trong việc sử dụng các thiết bị, nên trong quá trình làm việc tuy họ có tăng ca, thêm số giờ làm việc nhưng công việc không mang lại hiệu quả. Điều đó thể hiện ở chi phí lương và phụ cấp thêm giờ tăng cao trong năm 2012, lương cho nhân công vệ sinh có thêm những khoản phụ cấp độc hai, bệnh nghề nghiệp theo quy định về việc chi trả lương của nhà nước. Vì thế mà so với mức lương cho nhân viên bình thường như giáo viên, kế toán,… thì khá cao, cơ quan đã chi trả lương cho họ chưa phù hợp với khối lượng công việc họ làm. Hơn thế nữa khi họ tăng ca để làm việc thì những chi phí như điện, chi phí khác,… phát sinh.

46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, phân xưởng có thể tận dụng nguồn rác hữu cơ tiềm tàng để ủ tạo thành phân vi sinh cung ứng cho thị trường, nhu cầu nông nghiệp trong thị trường nội địa và xuất khẩu tạo thêm một nguồn thu lớn cho phân xưởng. Theo ước tính doanh thu bán nguyên liệu hữu cơ vi sinh khoảng 30.000.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó ở khâu phân loại rác vô cơ, chúng ta có thể thu được nguồn chất thải có khả năng tái chế, các vật liệu như sắt, thép, nhựa,… có thể đem bán phế liệu. Doanh thu từ việc bán phế liệu, vật liệu tái chế khoảng 500.000 đồng/tháng. Từ đó cho thấy tuy các chi phí xử lí có tăng lên nhưng bên cạnh đó chúng ta vẫn có thêm nguồn thu nhập khác từ việc xử lí chúng chế tạo ra phân vi sinh, bán phế liệu. Công tác xử lí chưa hiệu quả về chi phí nhưng cũng được bù đắp một phần từ những khoản thu khác.

4.3.3 Lợi ích môi trường từ công tác thu gom và xử lí chất thải rắn

Công tác thu gom và xử lí của huyện chưa đạt hiệu quả về chi phí nhưng bên cạnh đó từ khi Phòng TNMT thực hiện các dịch vụ thu gom, vận chuyển về phân xưởng xử lí thì môi trường huyện Trà Cú đã có những thay đổi đáng kể:

- Số lượng các bãi chôn lấp rác tự phát đã giảm dần, mùi hôi, bụi bẩn phát sinh từ các bãi rác được giảm bớt, không khí xung quanh nhà ở của người dân được bảo vệ, người dân cảm thấy thoải mái hơn trong bầu không khí trong lành, mát mẻ.

- Hiện tượng rò rỉ nước từ các bãi rác được hạn chế, môi trường đất ít bị ô nhiễm, các cây trồng trong đất không bị nhiễm các chất độc hại, mạch nước ngầm được bảo vệ, không bị lẫn tạp chất.

- Hệ sinh thái được cân bằng, các vi sinh vật trong đất, dưới nước phát triển bình thường khỏe mạnh.

- Nguồn rác hữu cơ được chế tạo thành phân vi sinh bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng, giúp chúng sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh.

4.4 NGOẠI ỨNG TỪ CHẤT THẢI RẮN

Những tác động của chất thải rắn lên môi trường và sức khỏe con người như sau:

- Các bãi rác đỗ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp CTR gây mùi hôi khó chịu xung quanh khu vực nhà ở, khu dân cư, làm ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các loài động vật và cây cối xung quanh.

- Các chất thải rắn, nếu là chất thải hữu cơ nó sẽ bị phân hủy một cách nhanh chóng. Phần nổi lên trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu

47

cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các chất trung gian. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi thối và là độc chất. Bên cạnh đó còn bao nhiêu vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước. Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước.

- Chất thải rắn làm giảm mỹ quan ở các khu công cộng và đô thị, cản dòng chảy, làm ứ động nước hoặc ngập lụt vùng dân cư.

- Hiện tượng các bãi rác, bãi chôn lấp hình thành một cách tràn lan làm ô nhiễm nặng môi trường đất, thu hẹp diện tích đất canh tác gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp, một số loại hình kinh tế khác và gây mất cân bằng hệ sinh thái.

- Các nguy cơ ô nhiễm không khí, đất, nước nói trên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, nhất là người dân sống gần các bãi chôn lấp.

- Ngoài ra việc ô nhiễm này làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn có trong đất như rau, củ,…..do các chất ô nhiễm ngầm thấm vào. Hơn nữa, các bãi rác là nơi phát sinh các mầm bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ, sốt xuất huyết,…..

- Bên cạnh đó, các bãi chôn lấp mang nhiều nguy cơ đối với nhân công làm công tác bảo vệ môi trường vì các hóa chất độc hại, chất thải nguy hại sẽ dễ dàng tiếp cận đến họ, gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe dẫn đến các bệnh sinh lí về sau.

- Ở những bãi rác hoặc những đống rác lớn mà trong rác có một lượng nước nhất định hoặc mưa xuống làm ngấm vào rác thì tạo ra một loại nước rò rỉ. Trong ước rò rỉ chứa những chất hòa tan, những chất lơ lửng, chất hữu cơ và nấm bệnh.

4.5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI HUYỆN TRÀ CÚ GIAI ĐOẠN 2010 – 6 tháng 2013

Qua việc đánh giá về tình hình thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt ở địa bàn huyện Trà Cú, ta nhận thấy rằng công tác quản lí chưa thật sự hiệu quả, huyện còn nghèo chưa được trang bị đầy đủ trang thiết bị, công cụ, dụng cụ để việc thu gom diễn ra dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, phân xưởng xử lí rác thải hoạt động trong điều kiện rất hạn chế, chỉ có 1 phân xưởng xử lí, với 2 lò đốt rác công suất hoạt động khoảng 10-15 tấn/ngày, trong đó theo thống kê lượng rác thải ra hàng ngày là 31 tấn. Vậy lượng rác thải còn lại sẽ đi đâu,

48

xử lí bàng cách nào. Hậu quả là môi trường và con người gánh chịu mọi tổn thất: ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, dịch bệnh diễn ra gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Ngoài ra, sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, các bãi rác tồn đọng quá nhiều làm thu hẹp diện tích đất canh tác. Huyện Trà Cú là một trong những huyện có đồng bào dân tộc khơmer cao nhất tỉnh, họ có những nét đặc sắc về văn hóa cũng như phong tục, tập quán, vì thế mà có rất nhiều chùa chiền được xây dựng với phong cách cổ kính như : chùa cò, chùa dơi, song song đó còn có các khu du lịch như: biển Ba Động, biển Mỹ Long,…..tạo điều kiện cho du khách đến tham quan, phát triển ngành du lịch huyện nhà. Nhưng hiện tượng các bãi rác không được thu gom và xử lí vẫn còn khắp mọi nơi, làm mất vẻ mỹ quan đô thị, làm lượng khách du lịch đến tham quan, giải trí bị hạn chế.

Từ những thực tế đó, em nhận thấy rẳng để nâng cao hiệu quả quản lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn, chúng ta cần giảm lượng rác thải ra và tăng cường một số lợi ích, hạn chế một số chi phí trong việc thu gom và xử lí rác thải. Cụ thể như sau :

* Giảm lượng rác thải ra :

- Tăng cường hợp tác với các cơ quan ban ngành đoàn thể của địa phương nhằm thực hiện tốt hơn việc đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Phòng TNMT cần có nhiều chương trình đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho công nhân nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, có chế độ khen thưởng đối với những công nhân hoạt động tích cực, chế độ khám sức khỏe định kì cho công nhân

- Mặt khác phòng TNMT nên cung cấp đầy đủ hơn tư trang an toàn cho công nhân như trang phục, khẩu trang, găng tay, xe thu gom có gắn động cơ chất lượng trong công tác thu gom rác. Từ đó sẽ làm công nhân yên tâm làm

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và hiệu quả về chi phí quản lí rác thải sinh hoạt tại huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 51)