- UBND huyện Trà Cú có chủ trương giao Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện quản lý bãi rác, phương tiện vận chuyển thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Trà Cú. Những năm qua công tác thu gom và vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do thiếu công cụ, dụng cụ thu gom. Hơn nữa, việc thu gom chỉ tập trung ở những xã nằm gần trung tâm thị trấn, những xã có bãi rác tập trung, còn lại thì hầu như không được quan tâm tới. Theo thống kê thì lượng rác thải phát sinh qua những năm gần đây như sau:
Bảng 4.2 Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại huyện Trà Cú giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu
Năm
2010 2011 2012
Khối lượng chất thải phát
sinh (tấn/ngày) 28,6 29,7 31,2
Chênh lệch tương đối (%) - 3,85 5,05
Chênh lệch tuyệt đối (tấn/ngày)
- 1,10 1,50
(Nguồn Phòng TNMT huyện Trà Cú)
Qua biểu đồ, ta thấy khối lượng RTSH phát sinh qua các năm tăng lên, năm 2010 là 28,6 tấn/ngày tăng lên 29,7 tấn/ngày ở năm 2011 tức tăng 3,85%, năm 2012 lại tiếp tục tăng 5,05%. Nguyên nhân là do những năm qua nền kinh tế huyện nhà đã có những bước thay đổi đáng kể, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 12,3 triệu/người/năm tăng 2,3 triệu đồng so với cùng kỳ.
Trong năm 2011 Trà Cú huy động được gần 1.100 tỷ đồng để đầu tư phát triển xã hội, chủ yếu cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, phục vụ cho sự phát triển, và nâng cao sản xuất, đời sống của người dân trong huyện, đặc biệt là những vùng nông thôn sâu, vùng đồng bào dân tộc. Về công nghiệp, từ một huyện có hơn 200 cơ sở công nghiệp thủ công, chủ yếu là chế biến đường thủ công, xay xát lương thực… Ngày nay, Trà Cú đã xây dựng cột mốc giá trị công nghiệp đã vượt qua nông nghiệp với tổng giá trị đạt 1.263 tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành, thương mại dịch vụ ngày một lớn mạnh, với tổng giá trị đạt gần
30
800 tỷ đồng. GDP của huyện tăng 14,6% trong cuối năm 2011, đánh dấu sự lớn mạnh của nền kinh tế Trà Cú trong những năm đổi mới, giúp kinh tế Trà Cú chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Có thể nói trong một tương lai không xa, khi khu kinh tế Định An, và hệ thống cụm cảng thương mại, khu chế biến, sản xuất công nghiệp ven sông Hậu vào hoạt động sẽ thúc đẩy kinh tế Trà Cú khởi sắc, chuyển biến. Và điều tất yếu, kinh tế phát triển sẽ kéo theo vấn đề môi trường hàng loạt xảy ra, đặc biệt là rác thải. Huyện Trà Cú thì đồng bào dân tộc khơmer chiếm phần lớn, do có sự khác biệt nhau về ngôn ngữ và phong tục tập quán nên công tác tuyên truyền về các vấn đề bảo vệ môi trường vẫn chưa hiệu quả, người dân chưa nhận thức đúng đắn về chúng. Do đó mà hiện tượng vứt rác bừa bãi ven sông, xung quanh nhà và các khu vực chợ vẫn xảy ra thường xuyên và trầm trọng. Điều đó đã tạo áp lực rất lớn đòi hỏi các cơ quan chức năng ban ngành tìm ra những phương pháp hợp lí và hiệu quả hơn trong công tác thu gom, vận chuyển RTSH. Được sự chỉ đạo của UBND huyện, Phòng TNMT đã lập ra phương án quản lý, điều hành xe ô tô chuyên dùng thu gom, vận chuyển RTSH trên địa bàn huyện. Số liệu thống kê về các chi phí như sau :
31
Bảng 4.3 Chi phí thu gom RTSH giai đoạn 2010-2012
Năm Chỉ tiêu
ĐVT 2010 2011 2012
Chênh lệch tương đối (%)
Chênh lệch tuyệt đối (nghìn đồng) 2011/2010 2012/2011 2011/2010 2012/2011
Chi phí nhiên liệu Nghìn đồng 94.176 141.372 211.896 50,11 49,89 47.196 70.524
Nhiên liệu khác Nghìn đồng 3.264 4.686 7.344 43,57 56,72 1.422 2.658
Kinh phí sửa xe Nghìn đồng 7.200 10.450 16.200 45,14 55,02 3.250 5.750
Lương và phụ cấp thêm giờ của tổ thu gom Nghìn đồng 90.220,80 124.331,20 202.996,80 37,81 63,27 34.110,40 78.665,60 Kinh phí hoạt động thường xuyên Nghìn đồng 9.600 13.870 21.600 44,48 55,73 4.270 7.730 Trang phục và bảo hộ lao động Nghìn đồng 1.168 1.752 2.628 50,00 50,00 584 876 Bảo hiểm xe Nghìn đồng 6.939,60 10.409,40 15.614,10 50,00 50,00 3.469,8 5.204,70 Thuốc xử lí mùi và côn trùng Nghìn đồng 1.600 2.324 3.600 45,25 54,91 724 1.276 Tổng Nghìn đồng 214.168,40 309.194,60 481.878,90 44,40 55,80 95.026,20 172.684,30 (Nguồn: Phòng TNMT huyện Trà Cú)
32 214.168,40 309.194,60 481.878,90 0 100000000 200000000 300000000 400000000 500000000 600000000 2010 2011 2012 Năm T ổ n g c h i p h í ( n g h ìn đ ồ n g )
Hình 4.3 Tổng chi phí thu gom RTSH tại huyện Trà Cú giai đoạn 2010 - 2012
Qua các bảng trên ta thấy hầu như tất cả các chi phí đều tăng lên. Tổng chi phí thu gom trong năm 2012 tăng 172.684,30 nghìn đồng tức tăng 55,8 %, năm 2011 tăng 95.026,20 nghìn đồng tức tăng 44,4 %. Sở dĩ, tổng các chi phí lại tăng như vậy là vì năm 2012 huyện Trà cú được đầu tư nhiều trang thiết bị cho công tác thu gom vận chuyển, bên cạnh đó, UBND huyện còn hỗ trợ thêm kinh phí tạo điều kiện cho công tác thu gom diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, trong năm này các loại hình kinh tế ,dịch vụ du lịch phát triển mạnh giúp huyện nhà có thêm nguồn ngân sách để chi trả cho các khoản chi cần thiết. Đời sống người dân được nâng cao họ bằng lòng chi trả những khoản chi phí để đảm bảo môi trường trong xanh, sạch đẹp cho chính mình. Cũng từ đó mà nguồn thu từ phí vệ sinh tăng cao tạo thêm nguồn kinh phí lớn cho công tác bảo vệ môi trường của huyện. Bên cạnh đó, lượng rác phát sinh qua các năm tăng lên đòi hỏi công tác thu gom cần được thực hiện triệt để và mạnh mẽ hơn nũa, do đó mà chi phí đều tăng qua các năm. Điều đáng kể hơn là trong 6 tháng đầu năm 2013, các chi phí có xu hướng tăng cao. Do nền kinh tế ở giai đoạn này phát triển rất sôi nổi, các ngành du lịch phát triển đa dạng hơn về loại hình. Huyện Trà Cú cũng là một trong những nơi có nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng như biển Ba Động, chùa Cò, chùa Dơi. Hằng năm vào những dịp lễ tết, lượng khách du lịch về đây vui chơi rất đông, họ tăng cường sử dụng các hàng hóa như : thực phẩm, các vật dụng,…..và chúng được vứt bỏ khắp nơi môt cách tùy tiện bởi những du khách. Lượng RTSH phát sinh tăng rất cao làm cho công tác thu gom phải chịu áp lực nặng nề hơn vì thế mà các chi phí thu gom tăng lên đáng kể, cụ thể như sau :
33
Bảng 4.4 Chi phí thu gom RTSH tại huyện Trà Cú giai đoạn 6 tháng 2011 - 6 tháng 2013
Năm Chỉ tiêu 6 tháng 2011 6 tháng 2012 6 tháng 2013
Chênh lệch tương đối (%) Chênh lệch tuyệt đối (nghìn đồng) 6 tháng 2012/ 6 tháng 2011 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 6 tháng 2012/ 6 tháng 2011 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012
Chi phí nhiên liệu 79.414,02 95.138,02 117.720,01 19,80 23,70 15.724 22.581,99
Nhiên liệu khác 2.948,49 3.435,05 4.080,03 16,50 18,70 486,56 644,98
Kinh phí sửa xe 7.438,64 8.123,07 9.000,02 9,20 10,80 684,43 876,95
Lương và phụ cấp thêm giờ
của tổ thu gom 69.458,05 87.100,40 112.776,06 25,40 29,50 17.642,35 25.675,66
Kinh phí hoạt động thường
xuyên 8.992,13 10.278,02 12.000,01 14,30 16,70 1285,89 1.721,99
Trang phục và bảo hộ lao
động 1.103,95 1.256,30 1.460,05 13,80 16,20 152,35 203,75
Bảo hiểm xe
6.148,96 7.231,18 8.674,50 17,60 19,90 1.082,22 1.443,32
Thuốc xử lí mùi và côn
trùng 1.453,32 1.687,30 2.000,04 16,10 18,50 233,98 312,74
34
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy rằng các chi phí đều tăng ở mức khá cao. Trong đó chi phí nhiên liệu và lương phụ cấp thêm giờ của tổ thu gom là tăng cao nhất. Chi phí nhiên liệu vào 6 tháng đầu năm 2012 tăng 15.724 nghìn đồng tức tăng 19,80%, nguyên nhân là do giá nhiên liệu tăng cao, nhân công lao động sử dụng máy móc chưa đúng quy cách, làm tiêu tốn nhiều nhiên liêụ, năm 2013 tăng 22.581,99 nghìn đồng/năm tức tăng 23,70 %. Sở dĩ như vậy là vì giá nhiên liệu lại tiếp tục tăng vào đầu năm 2013, giá xăng dầu có nhiều biến động, gồm 2 lần tăng và 3 lần giảm. Tuy nhiên tổng cả 3 lần giảm chưa bằng 1 lần tăng. Mỗi lần tăng giá xăng dầu, đơn vị tiền tệ đều được tính đến hàng nghìn nhưng khi giảm chỉ được tính bằng tiền hàng trăm. Đến cuối tháng 6/2013 giá xăng đã tăng cao hơn hồi đầu năm 600đ mỗi lít, giá dầu diêzen giảm 80đ/lít. Bên cạnh đó, lượng rác thải ngày càng tăng lên đòi hỏi công tác thu gom, vận chuyển cần diễn ra quyết liệt hơn, tăng công suất làm việc, tăng số lần thu gom, vận chuyển. Hiển nhiên khi xe chạy nhiều thì việc tiêu thụ nhiên liệu trong xe tăng lên, giá tăng cùng với số lượng nhiên liệu được sử dụng cũng tăng kéo theo chi phí nhiên liệu tăng lên. Ngoài ra thì lương và phụ cấp thêm giờ cũng tăng rất cao, thậm chí còn cao hơn chi phí nhiên liệu. Vào 6 tháng đầu năm 2012 tăng 17.642,35 nghìn đồng tức tăng 25,40%, năm 2013 tăng 25.675,66 nghìn đồng tức tăng 29,50 % . Những con số này tăng lên đã tạo sức ép lớn cho phòng TNMT trong việc trang trải, phân bổ các chi phí sao cho hợp lí. Hiện tại thì tổ thu gom có 4 lao động gồm thủ quỹ, kế toán, tổ trưởng và tổ phó. Tuy lực lượng nhân công còn ít nhưng tiền lương và phụ cấp thêm giờ cho họ khá cao. Vì theo qui định thì đây là một trong những ngành nghề mang tính chất độc hại, họ sẽ có thêm vài khoản phụ thu. Hơn nữa, việc xả thải ngày càng tăng của người dân trên địa bàn huyện, làm khối lượng công việc của họ tăng thêm, buộc lòng họ phải tăng ca. Trong những tháng đầu năm 2013, chỉ số giá tiêu dung tăng cao, được người dân xem là “ vật giá leo thang ”, mức lương cơ bản được nâng lên do vậy mà chi phí tiền lương và phụ cấp tăng lên đáng kể. Thế nhưng kinh phí sửa xe và trang phục bảo hộ lao động lại tăng nhẹ. Kinh phí sửa xe trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 876,95 nghìn đồng đồng/năm tức tăng 10,70 % , con số này tăng không cao lắm so với các chi phí khác. Đầu năm 2013, phòng TNMT huyện được cấp 1 xe ô tô chuyên dùng, còn lại chủ yếu là xe kéo thô sơ. Phương tiện thu gom còn “nghèo”, đơn giản, không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, các tuyến đường mà xe thu gom đi qua là những đoạn đường đã được nâng cấp, dễ dàng lưu thông nên đa phần xe chạy ít bị hư hao, phải sửa chữa nhiều. Ngoài ra, trang phục và bảo hộ lao động tăng cũng ở mức vừa. Vào 6 tháng đầu năm 2013 tăng 203,75 nghìn đồng tức tăng 16,20 %. Do lực lượng nhân công trong tổ thu gom rất ít chỉ có 4 nhân công,
35
việc đầu tư vào trang phục và bảo hộ lao động cũng ít và không thường xuyên. Nên suy cho cùng chi phí cho phần này vẫn thấp và không tăng nhiều qua các năm. Bên cạnh việc Phòng TNMT chi trả mọi chi phí cho công tác thu gom vận chuyển thì Phòng TNMT vẫn có thêm một nguồn thu từ phí vệ sinh. Phí vệ sinh là khoản thu bù đắp chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn huyện. Đối tượng nộp phí: là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được Tổ thu gom rác phục vụ, vận chuyển và xử lý rác thải. Hiện nay trên địa bàn huyện, mức sống của người dân được nâng cao, họ có nhu cầu cho việc làm sạch môi trường, họ sẵn sàng chi trả phí cho Phòng TNMT trong công tác trên để đổi lấy môi trường trong lành, xanh sạch đẹp. Khi thu nhập họ tăng lên, họ sẽ có yêu cầu cao hơn về chất lượng cuộc sống của họ, mọi nhu cầu về vật chất và tinh thần được đáp ứng một cách thỏa đáng. Môi trường không bị ô nhiễm, tránh các tác nhân độc hại, không có các mầm bệnh là một điều không thể thiếu góp phần làm cho cuộc sống của họ được tốt hơn và bền vững. Con người sẽ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn. Do đó mà việc thu phí vệ sinh được thực hiện đạt yêu cầu kế hoạch hơn. Cụ thể số tiền thu phí như sau
Bảng 4.5 Số tiền thu phí vệ sinh tại huyện Trà Cú năm 2012
ĐVT: đồng/tháng Địa điểm Số tiền
Thị trấn Trà Cú 17.100.000
Thị trấn Định An 2.100.000
Ban Quản lý chợ Trà Cú 3.000.000
Xã Đại An 6.600.000
Xã Hàm Giang 1.500.000
Xã Lưu Nghiệp Anh 1.500.000
Xã Ngãi Xuyên 1.200.000
Xã Tập Sơn 4.000.000
Xã Tân Sơn 1.500.000
Xã Phước Hưng 2.5000.000
Cty Mía đường Trà Vinh 1.000.000
Công ty Mỹ phong 8.500.000
Bệnh viện đa khoa trà cú 1.000.000 Công Ty giày da Hưng Long 500.000
Công Ty giày da Phú Tài 500.000
36
( Nguồn: Phòng TNMT huyện Trà Cú)
Qua bảng trên ta thấy, công tác thu phí vệ sinh của huyện cũng được tiến triển tốt, người dân dần có ý thức trong việc đóng phí giúp tạo thêm nguồn kinh phí cho cơ quan trong công tác thu gom RTSH trên địa bàn huyện. Lệ phí vệ sinh hàng tháng sau khi trừ 15% số tiền cho cá nhân hoặc đơn vị thu trực tiếp, còn lại 85% nộp vào ngân sách nhà nước để thực hiện cân đối cho chi phí tiền lương, tiền công, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, chi phí hoạt động thường xuyên của tổ thu gom rác theo chế độ hiện hành.
4.2.2 Chi phí xử lí rác thải sinh hoạt giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013
Rác thải trên địa bàn huyện được các công nhân trong tổ thu gom xong vận chuyển về bãi rác huyện, tại ấp Tà Lés, xã Thanh Sơn và ấp Cà Săng, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú để xử lí. Khi rác về tới phân xưởng, công tác phân loại rác sẽ được thực hiện trước, rác được chuyên chở tới nơi phân loại được đổ thẳng lên các băng tải hoặc xuống nền sau đó dùng các thiết bị phụ trợ để đổ lên các băng tải. Rác được đưa vào máy xé phân loại sơ bộ trước khi đổ vào băng tải nhặt (loại bỏ các vật có kích cỡ lớn chiếm từ 30 – 35% tổng lượng chất thải rắn). Các dụng cụ phân loại gồm: cào 3 răng, dao quắm và các xe thu gom. Sau khi phân loại xong rác hữu cơ sẽ được tiếp tục đưa qua máy nghiền băm nhỏ, phối trộn để đưa vào hệ thống ủ, tạo thành phân vi sinh. Với nhu cầu hiện nay tại địa phương, thị trường phân vi sinh thân thiện với môi trường, có các chỉ số hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng cải tạo đất là rất tiềm năng và có thể nói là không đủ để cung ứng cho thị trường và nhu cầu nông nghiệp nói chung tại địa phương. Còn rác vô cơ được đưa đi tái chế, phần không tái chế được sẽ đem đi đốt (khoảng 10 – 15% là rác có thể tái chế, 30 – 35% rác đưa vào hệ thống lò đốt). Việc xử lí RTSH được thực hiện chặt chẽ, qua nhiều công đoạn, đúng quy trình, tiến độ và yêu cầu kỹ thuật riêng của nó. Cũng vì thế mà mọi chi phí cho công tác trên khá cao. Cụ thể được trình bày trong bảng sau :
38
Bảng 4.6 Chi phí xử lí RTSH tại huyện Trà Cú giai đoạn 2010 - 2012
Năm
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Chênh lệch tương đối (%)
Chênh lệch tuyệt đối (nghìn đồng)
2011/2010 2012/2011 2011/2010 2012/2011
Chi phí điện Nghìn đồng 17.544 21.816 32.724 24,3535 50,00 4.272 10.908
Chi phí nhiên liệu Nghìn đồng 85.203,20 124.804,80 167.207,20 46,48 33,97 39.601,60 42.402,40 Chi phí hóa chất Nghìn đồng 7.605,76 10.808,64 16.212,96 42,11 50,00 3.202,88 5.404,32 Chi phí tiền
lương Nghìn đồng 320.080 350.120 467.680 9,39 33,58 30.040 117.560
Chi phí bảo trì
sửa chữa thiết bị Nghìn đồng 55.000 70.000 98.000 27,27 40,00 15.000 28.000
Chi phí khác Nghìn đồng 95.606,59 120.909,89 158.364,83 26,47 30,98 25.303,30 37.454,94 Tổng Nghìn đồng 581.039,55 698.459,33 940.188,99 20,20 34,60 116.419,78 241.729,66