Tình trạng chung

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và hiệu quả về chi phí quản lí rác thải sinh hoạt tại huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 31)

Năm 2013 tình hình kinh tế - xã hội của huyện có nhiều chuyển biến, thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện năm 2012 trong điều kiện Trung ương, tỉnh có nhiều chủ trương, biện pháp thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, kinh tế - xã hội huyện nhà tiếp tục phát triển, các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư và phát huy hiệu quả, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định. Tuy nhiên, tình hình suy giảm kinh tế, lạm phát, cắt giảm đầu tư, biến đổi khí hậu; mời gọi thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất, giá cả các mặt hàng nông sản tụt giảm ở mức thấp trong khi giá các mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ tăng cao; nuôi tôm sú gặp nhiều yếu tố bất lợi, trật tự xã hội có lúc, có nơi diễn biến phức tạp… ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Xác định được những thuận lợi, khó khăn trên, Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú đã tập trung nổ lực phấn đấu khắc phục khó khăn đạt được nhiều kết quả đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 14,19 triệu đồng/người/năm, tăng 1,85 triệu đồng so cùng kì. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao( 14,6%) sản xuất nông nghiệp đạt khá, các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có nhiều cố gáng và duy trì phát triển trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, tỉ lệ ngân sách đạt cao so với cùng kì năm trước, các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, an ninh xã hội được đảm bảo, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đi đôi với việc phát triển kinh tế-xã hội là vấn đề môi trường ngày càng ô nhiễm do chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi thủy sản, giao thông vận tải, hoạt động sinh hoạt của người dân và hoạt động y tế của các cơ sở y tế không được xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật.

Môi trường đô thị huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh còn nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện. Toàn huyện Trà Cú có 17 xã và 2 thị trấn. Dân số 176.940 người, mật độ dân số đạt 479 người/km2, dân cư tập trung sinh sống và mua bán ở thị trấn

22

và trung tâm chợ xã ngày càng gia tăng. Hàng ngày lượng rác thải sinh hoạt trong cộng đồng dân cư thải ra với khối lượng rất lớn, bình quân lượng rác thải ra hằng ngày trên địa bàn huyện là 31tấn/ngày, trong đó phần lớn rác thải sinh hoạt là đổ bừa bãi ven đường, xuống ao, hồ, sông, rạch, không có người thu gom. Đối với rác thải tại các chợ, chỉ có thị trấn Trà Cú là có bãi rác để đổ và cách xa khu dân cư, còn lại các chợ khác không có bãi đổ tập trung, đa số là đổ những nơi đất trống tự phát, nên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Xã hội ngày một phát triển, con người càng có nhu cầu hơn về vật chất và tinh thần để phục vụ cho bản thân mình về mọi mặt như ăn, mặc, ở…., do đó họ tăng cường sử dụng hàng hóa đa dạng, phong phú hơn và điều tất yếu lượng rác thải ra cũng nhiều và đa dạng theo. Nguồn phát sinh chúng là từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân nên thành phần của rác thải sinh hoạt là những thành phần quen thuộc và gần gũi với chúng ta.

Bảng 4.1 Thành phần cơ lí của rác thải sinh hoạt

STT Thành phần rác thải Tỉ lệ (%) 1 Rác hữu cơ 41,98 2 Giấy 5,27 3 Nhựa, cao su 7,19 4 Len, vải 1,75 5 Thủy tinh 1,42 6 Đá, đất sét, sành sứ 6,89 7 Vỏ hộp 1,27 8 Kim loại 0,57 9 Tạp chất(10mm) 33,67

23 41.98 5.27 7.19 1.75 1.42 6.89 1.27 0.57 33.67 Rác hữu cơ Giấy Nhựa, cao su Len, vải Thủy tinh Đá, đất sét, sành sứ Vỏ hộp Kim loại Tạp chất(10mm)

Hình 4.1 Thành phần cơ lí của rác thải sinh hoạt

Qua bảng trên, ta thấy rác hữu cơ là thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất 41,98%, phần lớn là thức ăn thừa, chất hữu cơ…. Trên thực tế, rác thải hiện nay là vấn đề bức xúc nhiều người dân đã phản ánh không biết đổ rác ở đâu nên họ đành đổ rác đặc biệt là các thực phẩm thừa ven sông, các bãi chôn lấp rác tự phát. Họ không có phương pháp để xử lí chúng một các triệt để. Thường thì đối với một số hộ dân không có chăn nuôi thì những thực phẩm thừa ấy dường như chẳng mang lại lợi ích gì. Còn đối với những hộ dân có chăn nuôi thì chúng được tái sử dụng rất hiệu quả, chúng có thể làm thức ăn thừa cho heo, gà,…. Tuy nhiên, ở huyện Trà Cú đa số người dân làm ruộng là chủ yếu, chăn nuôi chiếm rất ít hộ dân, hơn nữa người dân chăn nuôi đa phần là sử dụng thức ăn gia súc nên suy cho cùng thì phần thừa này vẫn nhiều và vẫn bị đổ bừa bãi, tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển, tạo nên các mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường xung quanh chúng ta rất lớn. Trong khi đó công tác y tế của huyện chưa phát triển mạnh, lực lượng y bác sĩ còn mỏng, cơ sở vật chất trang thiết bị y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn thiếu thốn cần đầu tư phát trển thêm, đó là nỗi lo sợ rất lớn từ phía người dân.. Thành phần là kim loại và vỏ hộp chiếm tỉ lệ rất ít chỉ 0,57% và 1,27% thôi. Vì chúng là những rác thải có thể tái chế được, thông thường người dân giữ lại để dành bán cho các chủ mua, vựa ve chay, tạo thêm nguồn thu cho gia đình. Cuộc sống ngày càng cao, vật giá ngày càng tăng, con người đã phải làm nhiều hơn để kiếm tiền trang trải mọi chi phí nên họ sẽ cố gắng tạo thêm nguồn tiền cho mình nếu có thể. Với lại họ lại là những người sống ở nông thôn nên đã quen với cách sống cần kiệm, kiếm được đồng nào hay đồng nấy. Vì thế mà đa phần những thành phần rác thải như kim loại, vỏ hộp được tập trung ở các bãi vựa ve chay nhiều hơn là ở các bãi rác xung quanh nhà, ven sông,… Do đó mà lượng rác thải ra từ những thành phần đó cũng được hạn

24

chế một phần nào, tuy nhiên những thành phần khác vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao, nguyên nhân chính là do ý thức người dân còn thấp, công tác tuyên truyền chưa hiệu quả, và đặc biệt là lực lượng tổ chức thu gom rác thải ở các xã rất ít. Nên lượng rác thải vẫn rất lớn và cần có biện pháp quản lí chúng hiệu quả hơn.

4.1.2 Quá trình quản lí rác thải sinh hoạt

Quản lí chất thải rắn một cách hợp lí đã và đang đặt ra những vấn đề lớn đối với các tỉnh, thành nước ta. Sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa đã gây ra những áp lực đối với hệ thống quản lí chất lượng chất thải rắn. Ở Việt Nam, lĩnh vực này đã được đề cập thông qua luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định : “Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và đảm bảo tiến độ xã hội để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Hoạt động bảo vệ môi trường, phải thường xuyên lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường”

Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tỉnh Trà Vinh chú trọng đến phát triển nuôi trồng chế biến thủy sản, phục vụ sản xuất, phát triển đô thị, các khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch. Song song với việc phát triển kinh tế toàn tỉnh, phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế đề ra vấn đề môi trường với các chủ trương: tăng cường đào tạo nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường; tăng cường năng lực quản lí bảo vệ môi trường. Vấn đề quản lí rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là vấn đề cần thiết và rất cấp bách không những của tỉnh Trà Vinh mà ngay cả các tỉnh có đầu tư các khu công nghiệp. Bởi lẻ rác thải, nước thải công nghiệp không được xử lí kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của khu vục và của toàn tỉnh ô nhiễm nước, không khí, đất đai, nước ngầm. Ngày 29/5/2013 UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành Công văn số 1853/UBND – KTKT về việc chủ trương đầu tư lập dự án xây dựng phân xửơng thu gom, phân loại, xử lí chất thải rắn nhằm cụ thể hóa chủ trương trên.

Huyện Trà Cú được đầu tư xây dựng phân xưởng thu gom, phân loại, và xử lí chất thải, phân xưởng được trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị và công nghệ cao cho việc vận chuyển, thu gom, xử lí rác thải tại huyện. Quy trình vận hành tại phân xưởng được thể hiện theo sơ đồ sau:

25

Hình 4.2 Quy trình quản lí chất thải ở huyện Trà Cú

Các khâu trong quy trình quản lí chất thải được trình bày như sau:

(1) Rác thải từ các chợ xã, huyện, trung tâm huyện, các khu công nghiệp, bệnh viện và các hộ dân trong vùng được nhân viên vệ sinh thu gom, vận chuyển về phân xưởng. Huyện đã bố trí các thùng rác loại từ 120-240 lít ở những khu vực nói trên. Công tác thu gom được tiến hành như sau:

+ Quét dọn đường phố và thu gom rác được tiến hành theo thời gian nhất định để không ảnh hưởng đến môi trường.

+ Thu gom rác thải: lượng rác thải hằng ngày được thu gom bằng các phương tiện và thiết bị. Dùng thùng nhựa vệ sinh đặt tại những điểm thu gom trên tuyến đường ở những khu vực trung tâm (trung bình mỗi điểm thu gom được bố trí khoảng 10 – 15 thùng chứa rác). Xe lấy rác dọc theo các tuyến

Rác thải

Thu gom, vận chuyển đưa về phân xưởng

Phân loại

Rác thải sinh hoạt Chất thải nguy hại

Phân loại

Rác vô cơ Rác hữu cơ

Bán phế liệu Đốt Ủ phân vi sinh (1) (2) (3) (4) (5)

26

đường lớn, dừng lại tại các điểm tập kết rác rồi chuyển rác lên xe và vận chuyển về phân xưởng.

Công tác trên muốn được đảm bảo thì đòi hỏi cơ quan phải kết hợp với chính quyền địa phương, tuyên truyền vận động người dân thói quen đổ rác đúng nơi quy định, phối hợp tốt với nhân viên vệ sinh. Bên cạnh đó, việc thu gom và quét dọn đường phố phải vào một thời gian nhất định trong ngày(8-10 giờ sáng, 12-14 giờ chiều) để đảm bảo vẻ mỹ quan khu vực. Ngoài ra, việc bố trí hay vạch những tuyến thu gom sao cho xe lấy rác sẽ đi qua được hết các điểm, để việc thu gom diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

(2) Rác thải sau khi được tổ nhân công thu gom và vận chuyển về phân xưởng thì công đoạn tiếp theo là phân loại chúng. Rác sẽ được hệ thống phân loại làm nhiệm vụ tách lọc các thành phần khác nhau một cách bán tự động, nhân viên sẽ sử dụng các dụng cụ phân loại để nhặt rác. Hệ thống phân loại rác dựa trên những nguyên lí về độ chênh lệch khối lượng riêng và tính chất vật lí khác nhau của các chất có mặt trong rác thải để tách chúng ra. Phương pháp được sử dụng là phương pháp thổi khí để tách các chất có khối lượng riêng nhỏ (giấy, bao bì, nhựa…) còn lại là các chất thải nguy hại như pin, acquy, các chất cháy nổ…..Sau khi phân loại xong những thành phần là rác thải sinh hoạt sẽ được tiếp tục phân loại. Còn chất thải nguy hại sẽ được vận chuyển, lưu trữ và xử lí riêng, đảm bảo không có sự cố xảy ra. Để tăng hiệu quả kinh tế cho việc phân loại cần thực hiện phân loại rác tại nguồn, tuy nhiên để thực hiện được điều đó, chúng ta cần bố trí những thùng rác, xe chở rác khác nhau ở các điểm thu gom làm kinh phí cho công tác quản lí rác tăng lên. Do vậy mà giải pháp phân loại rác tại nguồn vẫn chưa được áp dụng.

(3) Rác thải sinh hoạt được tiếp tục phân loại, những thành phần là rác vô cơ có kích cỡ lớn thì sẽ được hệ thống sàng lọc giữ lại như nhôm, sắt, thiết, nhựa. Còn những thành phần là rác hữu cơ sẽ được nghiền nhỏ tiếp tục cho vào hệ thống ủ, chế tạo phân vi sinh.

(4) Rác vô cơ chúng ta có 2 phương pháp để quản lí

- Một phần rác vô cơ như sắt, nhựa, thép…. tái chế được, chúng ta có thể đem bán phế liệu tạo thêm nguồn thu. Giá thành của những thành phần trên cũng khá cao. Ngoài việc tạo thêm nguồn thu cho phân xưởng thì chúng ta có thể giảm lượng rác thải đưa vào hệ thống đốt, tiết kiệm được chi phí cho khâu xử lí chúng.

- Phần còn lại trong rác vô cơ là chất thải không thể tái chế. Chúng sẽ được đưa vào hệ thống lò đốt. Hệ thống lò đốt gồm :

27

+ Lò đốt rác thải sơ cấp: được thiết kế theo quy cách gạch chịu nhiệt dày 113mm, lớp đúc cách nhiệt 186mm, hệ thống cấp dịch thải.

+ Lò đốt rác thải thứ cấp: được thiết kế theo quy cách gạch chịu nhiệt dày 130mm, lớp đúc cách nhiệt 170mm, hệ thống cấp dịch thải.

+ Thiết bị giải nhiệt bằng nước + Thiết bị sấy không khí

+ Tháp phun rửa + Ống khói độc lập

+ Quạt khói thải, hệ thống tiếp liệu, thải tro, quạt bổ sung oxy, đầu đốt, hệ thống điều khiển.

Hệ thống lựa chọn được thiết kế theo hiệu suất, hiệu quả, tỷ lệ sự cố thấp, lấy tiêu chuẩn “thân thiện với môi trường” làm tiêu chuẩn xem xét cao nhất, vừa an toàn, vệ sinh môi trường vừa không gây tác hại đến cộng đồng, đồng thời đạt tiêu chuẩn phát thải mới nhất của Việt Nam (Quy chuẩn QCVN 30:2010/BTNMT). Ngòai ra còn có hệ thống phụ trợ khác: hệ thống sàn đỡ, đường đi an toàn, lan can bảo vệ khi lắp đặt và kiểm tra được xây dựng bằng sắt, thép. Quy trình công nghệ được áp dụng là VIBIO. Công nghệ VIBIO là một quá trình phân hủy sinh học chất thải đến trạng thái ổn định dưới sự tác động và kiểm soát tốt của con người. Quá trình diễn ra chủ yếu giống như sự phân hủy trong tự nhiên, nhưng được tăng cường và tăng tốc độ xử lí bởi tối ưu hóa các điều kiện môi trường hoạt động của vi sinh vật sẵn có trong RTSH. Kết quả của quá trình phân hủy sinh học sinh ra nhiệt, sản phẩm cuối cùng ổn định, không mang mầm bệnh và có ích trong việc ứng dụng cho cây trồng.

(5) Ở công tác phân loại, RTSH được phân ra thành rác hữu cơ và rác vô cơ. Rác vô cơ có thể đem bán phế liệu và đốt. Còn rác hữu cơ thì được đưa vào hệ thống ủ. Rác sẽ được xử lý mùi hôi bằng các chế phẩm sinh học. Trước khi đưa vào sân ủ, rác sẽ được phối trộn chế phẩm sinh học theo quy định: đậy kín trong tấm phủ và ủ trong 28 ngày. Trong thời gian ủ cứ 3 ngày mở bạt kiểm tra, phun bổ sung chế phẩm sinh học lên bề mặt. Sau 28 ngày tiến hành xay phối trộn thành mùn hữu cơ. Lượng mùn hữu cơ chiếm khoảng 50% lượng hữu cơ đưa vào ủ. Sản phẩm được tạo ra là phân vi sinh với hàm lượng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và hiệu quả về chi phí quản lí rác thải sinh hoạt tại huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)