HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh cờ đỏ cần thơ (Trang 28)

3.4.1 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng

Agribank chi nhánh huyện Cờ Đỏ Cần Thơ là ngân hàng 100% vốn của nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng, thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng bằng các nghiệp vụ sau

- Phát hành kỳ phiếu , trái phiếu và thực hiện các hình thức huy động khác. - Nhận các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế với các kỳ hạn đa dạng.

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn cho cá nhân tổ chức - Cho vay ngắn hạn và trung – dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư.

- Cho vay xây dựng sửa chữa nhà ở, cho vay đời sống đối với cán bộ công nhân viên, cho vay người đi lao động và làm việc ở nước ngoài, cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chiết khấu các loại chứng từ có giá.

- Thực hiện dịch vụ chuyển tiền và chi trả kiều hối bằng đồng Việt nam và ngoại tệ, chuyển tiền điện tử nhanh chóng và an toàn.

- Cung ứng các dịch vụ thẻ rút tiền tự động ATM, thẻ tín dụng - Nhận thu ngân sách cho kho bạc, thu hộ tiền điện nước…

3.4.2 Lĩnh vực đầu tƣ chủ yếu của ngân hàng

Agribank Cờ Đỏ chủ yếu đầu tư và lĩnh vực nông nghiệp như: chăn nuôi thủy sản, sản xuất lúa, nuôi cá tra giống, Cho vay tạm trữ thu mua lúa gạo, mua sắm máy nông nghiệp, cho vay thực hiện cánh đồng mẫu lớn… bên cạnh đó ngân hàng cũng đầu tư vào các lĩnh vực thương mại dịch vụ, cho vay tiêu dùng mua sắm đồ sinh hoạt gia đình. Thực hiện chương trình cho vay hổ trợ của chính phủ.

3.5 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

Mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, bền vững về tài chính, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tiện ích và thuận lợi, đa dạng và thông thoáng đến các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, duy trì và nâng cao khả năng sinh lời, phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tế cụ thể như sau:

19

Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của NH, thực hiện nguyên tắc có tăng trưởng nguồn vốn mới tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh việc đa dạng hóa các hình thức tín dụng, nâng cao tăng trưởng tín dụng thì cũng phải tiếp tục đẩy mạnh đối với công tác huy động vốn, chủ động tiếp cận khách hàng, đẩy mạnh công tác phát hành các loại thẻ NH. Tích cực mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của NH như dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh,…Mở rộng quan hệ và thanh toán quốc tế, phát triển mạng SWIFT, mạng Internet Banking,.. Tạo nên nhiều sản phẩm và mang đến tiện ích nhất cho khách hàng.

Hạn chế rủi ro trong hoạt động của NH, thực hiện đúng việc thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin và giám sát khách hàng trên hệ thống IPCAS, hạn chế cho vay chồng chéo, giúp việc chấm điểm khách hàng được chuẩn xác. Thực hiện xếp loại khách hàng hàng quý, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, tích cực thu hồi nợ, xử lý nợ tồn. Thực hiện đúng quy trình cấp tín dụng, hạn chế cho vay bằng tiền mặt. Xây dựng chương trình, phương án đầu tư đối với từng loại hình kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển của từng địa phương để giảm thiểu rủi ro.

Luôn bám sát các chỉ đạo của ngành, bám sát kết quả tài chính hàng ngày trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của chi nhánh, nhằm điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu cơ cấu đầu tư đi đúng hướng mà NHNN đã giao.

Đối với cán bộ NH thì luôn bổ sung và phát triển nguồn lực thông qua các lớp tâp huấn của ngành nhằm phát triển chuyên môn nghiệp vụ, thi tuyển chọn lọc cán bộ có năng lực để khai thác các mảng dịch vụ bổ sung quỹ thu nhập cho NH. Bên cạnh đó là tích cực xây dựng và tổ chức thực hiện tốt văn hóa trong giao tiếp, ứng xử, giải quyết công việc nhanh gọn của cán bộ.

20

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK - CHI NHÁNH CỜ ĐỎ CẦN THƠ

4.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK – CHI NHÁNH CỜ ĐỎ CẦN THƠ

4.1.1 Phân tích tình hình thu nhập của Agribank Cờ Đỏ qua 3 năm 2011 – 2013

Thu nhập của ngân hàng được tạo ra từ hoạt động tín dụng, dịch vụ, thu nợ đã xử lý rủi ro và hoạt động khác, cũng như những ngân hàng thương mại khác thì thu nhập từ hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Cờ Đỏ Cần Thơ luôn chiếm tỷ trọng cao so với các hoạt động khác. Thu nhập của Ngân hàng trong những năm qua có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự tăng sau đó lại giảm. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì ngân hàng nào có thu nhập từ hoạt động dịch vụ cao thì sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác.

Bảng 4.1: Tình hình thu nhập của Agribank CỜ ĐỎ qua 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu nhập từ lãi 24.832 27.834 25.394 3.189 12,43 (2.440) (8,77) - TN từ lãi cho vay 24.790 27.770 25.321 2.980 12,02 (2.449) (9,67) - TN từ lãi tiền gửi 42 64 73 22 52,39 9 14,06 Thu phí dịch vụ 460 597 872 137 29,78 275 46,06 - Thu phí DV thẻ 53 86 103 33 62,26 17 19,77 -- DV thanh toán, chuyển tiền 387 464 707 77 19,90 243 52,37 - - DV khác 20 47 62 27 135 15 31,91 Thu nợ đã xử lý rủi ro 316 354 438 38 12,02 84 23,73 TN hoạt động khác 42 54 68 12 28,57 14 25,93 TỔNG THU NHẬP 25.650 28.839 26.772 3.189 12,43 (2.067) (7,17)

Nguồn: phòng kế hoạch – kinh doanh Agribank chi nhánh Cờ Đỏ, 2011, 2012, 2013

21

4.1.1.1 Thu nhập từ lãi

Qua bảng số liệu (4.1) ta thấy tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng hiện nay như thế nào. Nó chiếm hơn 95% tổng thu nhập nên ảnh hưởng và chi phối hầu như toàn bộ lợi nhuận của Ngân hàng. Nhìn chung khoản mục này có sự tăng giảm không đều qua 3 năm và cũng là khoản thu nhập lớn nhất của NH. Năm 2012 khoản thu này tăng trưởng 12,43% so với năm 2011. Nguyên nhân là do dư nợ tăng lên vào năm 2012 để đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho các cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh, nông dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã… Khoản thu này lớn chứng tỏ hoạt động của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng. Nếu các khoản cho vay mang lại hiệu quả thì hoạt động của ngân hàng sẽ mang lại hiệu quả và ngược lại. Đến năm 2013 thì thu nhập từ lãi lại giảm so với năm 2012 là do lãi suất thị trường giảm nên lãi suất cho vay của Ngân hàng tiếp tục giảm. NH cũng tăng cường đầu tư mạnh vào hoạt động dịch vụ.

Thu nhập từ lãi cho vay cũng tăng giảm không đều qua 3 năm, năm 2012 tăng so với năm 2011 tuy nhiên năm 2013 lại giảm so với năm 2012. Nguyên nhân lãi suất cho vay năm 2012 cao thậm chí lên đến 17% -18% trên năm. Bước sang năm 2013 nền kinh tế đã ổn định nên lãi suất cho vay cũng vì thế mà ổn định và giảm dần theo lãi suất cho vay trên thị trường. Điều này còn được giải thích là do trong những năm gần đây ngân hàng phát triển nhiều nghiệp vụ mới về dịch vụ.

Thu từ lãi tiền gửi đây là khoản thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong thu nhập lãi khoản thu này là do Agribank Cần Thơ trả lãi cho số tiền gửi của chi nhánh gửi ở Agribank Cần thơ. Khoản thu này tăng qua các năm là do vốn huy động của chi nhánh ngày càng tăng.

4.1.1.2 Thu nhập từ dịch vụ

Theo Tạp chí Stephen Timewell (2007) “Xu hướng ngày nay cho thấy, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho một số lượng khổng lồ dân cư đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai.” Trên địa bàn huyện với số người trong độ tuổi lao động lớn, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, kinh tế phát triển mọi mặt là tiềm năng to lớn để phát triển dịch vụ NH bán lẻ. Tuy thời gian hoạt động chưa lâu nhưng Agribank Cờ Đỏ đã có những bước tiến vững chắc ở loại hình này. trong thời gian tới chi

22

nhánh cần dựa vào uy tín của Ngân hàng và sự hỗ trợ từ cấp trên để tăng dần tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ bởi vì dịch vụ này đang có thị trường rất lớn chưa khai thác và hầu như rất ít rủi ro.

Thu phí dịch vụ của Ngân hàng bao gồm thu phí dịch vụ thẻ, từ dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và thu dịch vụ khác. Qua các năm ta thấy thu từ dịch vụ đều tăng lên. Năm 2013 thu phí dịch vụ tăng nhiều như vậy là nhờ Chi nhánh đã làm tốt khâu chăm sóc khách hàng, nhất là đội ngũ giao dịch viên, cho nên thời gian cũng như thủ tục chuyển tiền khi khách hàng đến giao dịch được rút ngắn, vì vậy khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều nên thu về dịch vụ tăng nhanh. Kinh tế của huyện ngày càng phát triển nên nhu cầu giao dịch qua NH ngày càng cao. Bên cạnh đó ngân hàng vẫn duy trì và tiếp tục cải tiến sản phẩm dịch vụ truyền thống như chuyển tiền, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thẻ.

- Thu từ dịch vụ thanh toán chuyển tiền là khoản thu lớn chiếm tỷ trọng hơn 77% trong thu dịch vụ, và tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do dịch vụ thanh toán, chuyển tiền của Chi nhánh ngày càng nhanh chóng và an toàn đã tạo niềm tin cho khách hàng mạnh dạn sử dụng dịch vụ, số lượng thương lái lúa gạo đi thu mua ở các tỉnh khác ngày càng tăng nên nhu cầu chuyển tiền để thanh toán cũng tăng lên. Bên cạnh đó do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển nên nhu cầu thanh toán, chuyển tiền cũng tăng lên.

- Thu phí dịch vụ thẻ là khoản thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong thu dịch vụ, là do người dân vẫn chưa quen nên chưa sử dụng dịch vụ này chỉ có bộ phận cán bộ nhân viên sử dụng phổ biến. Trong huyện vẫn còn ít doanh nghiệp nên NH chưa khai thác được dịch vụ trả lương qua thẻ. Tuy nhiên khoản thu này càng được cải thiện thể hiện qua sự tăng trưởng hàng năm.

- Thu từ dịch vụ khác: khoản thu này nhỏ trong tổng thu dịch vụ và cũng tăng hàng năm. Các khoản thu này bao gồm: bán bảo hiểm xe, bảo lãnh thương mại, thu hộ kho bạc…các dịch vụ này vẫn chưa phát triển bên cạnh dịch vụ thẻ, thanh toán và chuyển tiền.

4.1.1.3 Thu nợ đã xử lý rủi ro

Qua bảng (4.1) ta thấy nguồn thu này tăng qua các năm nhưng không nhiều lắm. Nguyên nhân nguồn thu này tăng là vì các khoản nợ ngoại bảng tăng, khoản thu này tăng lên là do nợ quá hạn đã được xử lý chuyển thành nợ ngoại bảng làm

23

số nợ ngoại bảng tăng lên, bên cạnh đó là sự nổ lực giải quyết nợ xấu của CBTD kiên quyết xử lý các khoản nợ xấu.

4.1.1.4 Thu nhập khác

Thu nhập khác: đây là khoản thu không nhiều chủ yếu là thu từ kinh doanh ngoại hối, thu khác từ hoạt động tín dụng … Khoản thu này có xu hướng tăng lên nhưng tăng lên rất ít. Nguyên nhân khoản thu này tăng năm 2013 là nhờ phí từ thanh lý và các khoản hoa hồng trong quá trình kinh doanh tăng lên, thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đầu tư tăng.

4.1.2. Phân tích chi phí

Để đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế NH đã thực hiện nhiều hình thức huy động để nâng cao nguồn vốn huy động cho mình. Mặt khác để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng tốt hơn, Ngân hàng đã nâng cấp các thiết bị kỹ thuật, đào tạo CB-NV, đặc biệt NH đã thực hiện chương trình hiện đại hóa hệ thống IPCAS, chi phí đào tạo, trả lương, thưởng cho nhân viên, chi phí dự phòng rủi ro. Chính vì vậy những năm qua chi phí của Ngân hàng luôn biến động nhưng không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự tăng sau đó lại giảm, để làm rõ hơn tình hình chi phí của NH ta đi vào phân tích từng khoản mục chi phí

Bảng 4.2: Tình hình chi phí của Agribank Cờ Đỏ qua 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chi phí lãi 19.272 20.766 17.641 1.494 7,75 (3.125) (15,05) - Trả lãi tiền gửi 5.197 6.476 7.206 1.279 24,61 730 11,27 - Trả lãi vốn điều

chuyển 13.720 13.969 10.123 249 1,81 (3.846) (27,53) -Trả lãi phát hành

GTCG 355 164 312 (191) (53,80) 148 90,24 Chi dự phòng rủi ro 300 1.605 1.994 1.305 435 389 24,24 Chi phí nhân viên 1.045 1.106 1.179 61 5,84 73 6,60 Chi phí khác 2.511 2.358 2.294 (344) (12,00) 84 3,33 TỔNG CHI PHÍ 23.138 25.678 23.108 2.540 10,98 (2.570) (10,01)

24

4.1.2.1 Chi phí trả lãi

Chi phí lãi bao gồm chi lãi tiền gửi, trả lãi phát hành giấy tờ có giá và chi trả lãi vốn điều chuyển. Khi ngân hàng thiếu vốn sẽ nhận vốn từ điều chuyển để đáp ứng nhu cầu vay vốn trong dân cư, các chi nhánh có thể nhận vốn 1 lần hay nhiều lần trong kỳ kế hoạch trong phạm vi đã được thông báo. Các chi nhánh được tổng giám đốc thông báo chỉ tiêu nhận vốn ngoài kế hoạch sẽ phải trả lãi vốn điều chuyển theo quy định của Agribank Việt Nam. Qua bảng ta thấy cũng giống như thu nhập lãi khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012 tăng nhẹ so với năm 2011. Năm 2013 lại giảm khá mạnh so với năm 2012. Năm 2012 chi phí trả lãi tăng như vậy là do đầu năm 2012, từ sau khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất huy động xuống vào ngày 13/03 thì lãi suất huy động mới bắt đầu giảm xuống, và tiếp tục sau đó là năm lần điều chỉnh giảm nữa, mặt bằng lãi suất tiền gửi của NH năm 2012 vì thế mà giảm so với năm 2011. Đáng lẽ ra thì chi phí lãi trong năm 2012 cũng phải giảm theo so với năm 2011 nhưng do vốn huy động được trong năm của NH vẫn tăng so với với năm 2011 nên chi phí lãi vẫn tăng. Năm 2013 chi phí lãi giảm 15,24% so với năm 2012 nguyên nhân chủ yếu là do chi trả lãi tiền vay giảm mạnh 3.846 triệu đồng tương ứng với 27,53%. Chi phí trả lãi tiền vay giảm là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ NH ngày càng chủ động hơn trong công tác huy động vốn tại chổ phục vụ nhu cầu kinh doanh phụ thuộc ngày càng ít vào vốn điều chuyển sẽ làm lợi nhuận tăng lên và NH chủ động được nguồn vốn kinh doanh.

Chi phí trả lãi tiền gửi tăng qua 3 năm nhưng lại là đều đáng mừng vì chứng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh cờ đỏ cần thơ (Trang 28)