Phân tích chi phí của Ngân hàng giai đoạn 3 năm 2011-2013 Error!

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh cờ đỏ cần thơ (Trang 33)

Để đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế NH đã thực hiện nhiều hình thức huy động để nâng cao nguồn vốn huy động cho mình. Mặt khác để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng tốt hơn, Ngân hàng đã nâng cấp các thiết bị kỹ thuật, đào tạo CB-NV, đặc biệt NH đã thực hiện chương trình hiện đại hóa hệ thống IPCAS, chi phí đào tạo, trả lương, thưởng cho nhân viên, chi phí dự phòng rủi ro. Chính vì vậy những năm qua chi phí của Ngân hàng luôn biến động nhưng không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự tăng sau đó lại giảm, để làm rõ hơn tình hình chi phí của NH ta đi vào phân tích từng khoản mục chi phí

Bảng 4.2: Tình hình chi phí của Agribank Cờ Đỏ qua 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chi phí lãi 19.272 20.766 17.641 1.494 7,75 (3.125) (15,05) - Trả lãi tiền gửi 5.197 6.476 7.206 1.279 24,61 730 11,27 - Trả lãi vốn điều

chuyển 13.720 13.969 10.123 249 1,81 (3.846) (27,53) -Trả lãi phát hành

GTCG 355 164 312 (191) (53,80) 148 90,24 Chi dự phòng rủi ro 300 1.605 1.994 1.305 435 389 24,24 Chi phí nhân viên 1.045 1.106 1.179 61 5,84 73 6,60 Chi phí khác 2.511 2.358 2.294 (344) (12,00) 84 3,33 TỔNG CHI PHÍ 23.138 25.678 23.108 2.540 10,98 (2.570) (10,01)

24

4.1.2.1 Chi phí trả lãi

Chi phí lãi bao gồm chi lãi tiền gửi, trả lãi phát hành giấy tờ có giá và chi trả lãi vốn điều chuyển. Khi ngân hàng thiếu vốn sẽ nhận vốn từ điều chuyển để đáp ứng nhu cầu vay vốn trong dân cư, các chi nhánh có thể nhận vốn 1 lần hay nhiều lần trong kỳ kế hoạch trong phạm vi đã được thông báo. Các chi nhánh được tổng giám đốc thông báo chỉ tiêu nhận vốn ngoài kế hoạch sẽ phải trả lãi vốn điều chuyển theo quy định của Agribank Việt Nam. Qua bảng ta thấy cũng giống như thu nhập lãi khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012 tăng nhẹ so với năm 2011. Năm 2013 lại giảm khá mạnh so với năm 2012. Năm 2012 chi phí trả lãi tăng như vậy là do đầu năm 2012, từ sau khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất huy động xuống vào ngày 13/03 thì lãi suất huy động mới bắt đầu giảm xuống, và tiếp tục sau đó là năm lần điều chỉnh giảm nữa, mặt bằng lãi suất tiền gửi của NH năm 2012 vì thế mà giảm so với năm 2011. Đáng lẽ ra thì chi phí lãi trong năm 2012 cũng phải giảm theo so với năm 2011 nhưng do vốn huy động được trong năm của NH vẫn tăng so với với năm 2011 nên chi phí lãi vẫn tăng. Năm 2013 chi phí lãi giảm 15,24% so với năm 2012 nguyên nhân chủ yếu là do chi trả lãi tiền vay giảm mạnh 3.846 triệu đồng tương ứng với 27,53%. Chi phí trả lãi tiền vay giảm là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ NH ngày càng chủ động hơn trong công tác huy động vốn tại chổ phục vụ nhu cầu kinh doanh phụ thuộc ngày càng ít vào vốn điều chuyển sẽ làm lợi nhuận tăng lên và NH chủ động được nguồn vốn kinh doanh.

Chi phí trả lãi tiền gửi tăng qua 3 năm nhưng lại là đều đáng mừng vì chứng tỏ rằng nguồn vốn huy động ngày càng tăng. NH có thể chủ động hơn về nguồn vốn kinh doanh và chi phí cũng thấp hơn vốn điều chuyển. Đạt được kết quả khả quan như vậy là do NH đã xây dựng được hình ảnh trong lòng khách hàng bằng uy tín và thương hiệu của mình, thông qua hệ thống khách hàng thân thiết, cán bộ ở địa phương, cộng tác viên NH để thu hút lôi kéo các khách hàng mới về cho NH, một phần lợi thế là do Agribank Cờ Đỏ là NH 100% vốn Nhà nước nên được người dân tin tưởng ưu tiên hàng đầu khi người dân có nhu cầu gửi tiết kiệm.

Trả lãi giấy tờ có giá chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí lãi và có sự tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng bước sang năm 2013 lại tăng trở lại. Nguyên nhân của sự sụt giảm đáng kể trong năm 2012 là số chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu được phát hành vào năm 2011 đã đến

25

hạn, khách hàng tất toán và đã chuyển sang gửi tiết kiệm ngắn hạn. Năm 2013 khoản chi này tăng trở lại là do NH đã phát hành thêm giấy tờ có giá.

4.1.2.3 Chi dự phòng rủi ro

Điều 3 Chương I trong Thông tư số Số: 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 có các định nghĩa về dự phòng rủi ro tín dụng như sau

Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.

Theo bảng số liệu (4.2) thì khoản chi dự phòng rủi ro tăng qua các năm đặc biệt năm 2012 tăng rất mạnh so với năm 2011, năm 2013 tăng nhẹ so với năm 2012. Tuy nợ xấu năm 2011 là cao nhất nhưng chi phí dự phòng thấp nhất trong 3 năm, là do nhưng tổn thất về những khoản nợ này cũng chưa được xác định trong quá trình phân loại nợ nên dự phòng chung cho khoản chi này thấp. Bước sang năm 2012 và 2013 chi phí dự phòng tăng là do dư nợ tăng 27,43% năm 2012 so với 2011 và 19,65% năm 2013 so với năm 2012, mặt khác là do tình hình thiên tai, dịch bệnh nên cá nhân, hộ vay không trả được nợ và để phòng tránh rủi ro cho các khoản nợ trên Ngân hàng đã tăng trích lập quỹ dự phòng rủiro.

4.1.2.3 Chi phí nhân viên

Chi lương, thưởng cho nhân viên là khoản chi chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí, nhưng lại rất quan trọng vì nhân viên là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh dù chi nhánh có trang thiết bị hiện đại, tài sản lớn, có uy tín mà đội ngủ nhân viên không nổ lực hết mình vì NH thì rất khó đạt được kết quả kinh doanh khả quan, trong môi trường kinh doanh khó khăn và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Khoản chi này tương đối ổn định có sự tăng nhẹ qua các năm. Nguyên nhân là do số lượng nhân viên của NH 3 năm qua là khá ổn định nhưng do NH phải tăng cường đào tạo cán bộ để phù hợp với nhu cầu mới làm cho trình độ cán bộ được nâng cao, dẫn đến tăng hệ số lương và để nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, Ngân hàng khuyến khích nhân

26

viên bằng cách tăng hệ số lương theo thâm niên công tác và theo kết quả thực hiện công việc của họ.

4.1.2.4 Chi phí khác

Chi phí khác như: Chi dịch vụ, chi ấn chỉ, giấy tờ in, chi trang phục nhân viên, chi mua sắm công cụ lao động, chi văn phòng phẩm, chi thuê nhà, chi xăng dầu, chi công tác phí, chi tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, chi điện nước, chi hội nghị, chi phí giới thiệu sản phẩm mới, chi phí vận hành và bảo quản tài sản công NH, chi Bảo hiểm tiền gửi khách hàng.... Khoản chi này tương đối cao, năm 2012 khoản chi này giảm nhẹ so với năm 2011. Nguyên nhân chi phí khác năm 2012 giảm so với năm 2011 là trong năm 2011 chi nhánh phải chi thực hiện chương trình hiện đại hóa hệ thống IPCAS. Năm 2013 chi phí tăng như vậy là do ngân hàng phải mua sắm thêm 1 xe ô tô phục vụ cho nhu cầu đi lại làm việc. Vì mục tiêu mở rộng thị phần và đáp ứng ngày càng cao về nhu cầu khách hàng nên chi phí năm sau cao hơn năm trước.

4.1.3. Phân tích lợi nhuận

Bảng 4.3: Tình hình lợi nhuận của Agribank Cờ Đỏ qua ba năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu nhập 25.650 28.839 26.772 3.189 12,43 (2.067) (7,17) Chi phí 23.138 25.678 23.108 2.540 10,98 (2.570) (10,01) Lợi nhuận 2.512 3.161 3.664 649 25,84 503 15,91

Nguồn: phòng kế hoạch – kinh doanh Agribank chi nhánh Cờ Đỏ, 2011, 2012, 2013

Khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH, không thể không nói đến lợi nhuận, bởi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các NHTM đặt ra trong quá trình kinh doanh của mình, đã kinh doanh thì phải có lợi nhuận đây là phần phản ánh chính xác nhất hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Mặc dù thu nhập và chi phí hoạt động có sự tăng giảm không ổn định nhưng hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đạt hiệu quả tốt là lợi nhuận qua ba năm cũng liên tục tăng. Năm 2013 Lợi nhuận tăng nhưng với tốc độ thấp hơn so với năm 2012. Để đạt được kết quả như vậy là nhờ Ngân hàng đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý, huy động vốn ngày càng tăng nên giảm được vốn điều chuyển làm cho chi phí trả

27

lãi vốn điều chuyển giảm đáng kể, tạo tiền đề cho việc hạ lãi suất cho vay để tăng thế mạnh cạnh tranh của NH. Năm 2012 sáu lần thay đổi lãi suất huy động và cho vay NH đã thích ứng với sự biến động của thị trường bằng việc hạ lãi suất cho vay chấp nhận giảm thu nhập lãi cho vay, để giữ chân khách hàng quen thuộc đồng thời lôi kéo khách hàng mới nên dư nợ năm 2013 tăng rất mạnh. Đồng thời có những biện pháp kiểm soát chặt chẻ các khoản mục chi phí như: bộ máy hoạt động của NH rất gọn nhẹ nên chi phí cho nhân viên vì vậy cũng thấp, sử dụng tiết kiệm vật liệu như giấy, mực in, sữa chửa để tái sử dụng các tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được. Sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ công nhân viên đã biết nắm bắt thời cơ khi kinh tế huyện Cờ Đỏ ngày càng phát triển và có xu hướng tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ thì NH đã mở rộng phạm vi kinh doanh dịch vụ NH làm cho thu nhập từ dịch vụ tăng mạnh góp phần làm cho lợi nhuận tăng hàng năm.

4.1.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cờ Đỏ qua giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014

4.1.4.1 Phân tích tình hình Thu nhập

Nhìn chung, qua 6 tháng đầu năm trong tổng thu nhập, thì thu nhập từ lãi hoạt động cho vay vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, bình quân hơn 95% vì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Nguyên nhân thu nhập từ lãi tăng là do dư nợ cho vay tăng, tình hình kinh tế của huyện trong năm tương đối ổn định, tình hình sản xuất của doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân được mở rộng góp phần tăng thu nhập cũng vì thế nguồn thu nợ của NH ngày càng tốt.

Thu từ dịch vụ vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập là do Cờ Đỏ là huyện vùng xâu vùng xa nên người dân vẫn còn tâm lý e ngại khi sử dụng dịch vụ của NH thói quen dùng tiền mặt để mua bán trao đổi hàng hóa vẫn còn là vấn đề khó khăn để triển khai dịch vụ của NH. Tuy nhiên với nổ lực của nhân viên chi nhánh, nguồn thu này tăng lên hàng năm. Thu phí dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và dịch vụ khác đều tăng tăng mạnh nhất là dịch vụ thanh toán, chuyển tiền 6/2014 tăng 53,07% đạt được kết quả này là do ngân hàng không ngừng nâng cấp, đầu tư mới trang thiết bị cơ sở vật chất tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trong các hoạt động DV.

Ngoài ra thu nợ đã xử lý rủi ro và thu khác cũng tăng, cụ thể 6/2014 thu nợ đã xử lý rủi ro đạt 238 triệu đồng tăng 75 triệu đồng tương đương tăng 46,01% so với 6/2013. Thu nhập khác tăng 22 triệu đồng tương ứng với 62,85%, Nguyên

28

nhân là do người vay vốn cố đất để lấy tiền trả nợ cho NH, cũng có trường hợp trong gia đình người vay có người đi xuất khẩu lao động nên NH áp dụng cách thu nợ bằng cách trừ vào số tiền gửi về hàng tháng.

Bảng 4.4: Tình hình thu nhập của Agribank Cờ Đỏ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 Số tiền % Thu nhập từ lãi 13.900 15.647 1.747 12,57 - TN từ lãi cho vay 13.856 15.554 1.698 12,10 - TN từ lãi tiền gửi 44 93 59 134,09 Thu phí dịch vụ 405 606 201 49,63 - Thu phí DV thẻ 58 81 23 39,66 - DV thanh toán, chuyển tiền 326 499 173 53,07 - - DV khác 21 46 25 119,05 Thu nợ đã xử lý rủi ro 163 238 75 46,01 TN khác 35 57 22 62,85 TÔNG THU NHẬP 14.503 16.548 2.045 14,10

Nguồn: phòng kế hoạch – kinh doanh Agribank chi nhánh Cờ Đỏ, 6/2013, 6/2014

4.1.2.2 Phân tích tình hình Chi phí

Nhìn chung, chi phí vốn điều chuyển là chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí thế nhưng chi phí trả lãi vốn điều chuyển giảm nhẹ so với 6/2013. Nguyên nhân 6/2014 chi phí tăng so với 6/2013 là do chi lãi tiền gửi tăng, NH đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động mới như tiết kiệm dự thưởng, sản phẩm khách hàng thân thiết,…nên đã thu hút khách hàng đến gửi tiền ngày càng nhiều làm cho chi lãi tiền gửi tăng lên. Chi trả lãi vốn điều chuyển giảm 6/2014 là 6.252 triệu đồng giảm 295 triệu đồng tương đương giảm 4,51% so với 6/2013 chi phí này giảm là đều tất yếu khi chi nhánh ngày càng phụ thuộc ít hơn vào vốn điều chuyển. Trả lãi phát hành giấy tờ có giá cũng giảm.

Chi dự phòng rủi ro 6/2014 tăng nhưng không nhiều lắm. nguyên nhân là do dư nợ tăng nên chi nhánh đã tăng dự phòng chung.

29

Chi lương, thưởng nhân viên 6/2014 tăng nhẹ so với 6/2013 khoản chi này tăng là do thâm niên công tác của nhân viên tăng, đồng thời các khoản thưởng cho nhân viên có kết quả kinh doanh vượt chỉ tiêu được giao cũng tăng.

Chi khác 6/2014 là tăng với tốc độ vừa phải so với 6/2013 là do Chi nhánh mở rộng qui mô hoạt động, nguồn vốn huy động tăng mạnh nên chi bảo hiểm tiền gửi tăng.

Bảng 4.5: Tình hình chi phí cuả Agribank Cờ Đỏ 6 tháng năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính : Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2013 2014 Số tiền % Chi phí lãi 9.555 9.694 265 2,83 - Trả lãi tiền gửi 2.831 3.391 560 19,78 - Trả lãi vốn điều chuyển 6.547 6.252 (295) (4,51) - - Trả lãi phát hành GTCG 177 51 (126) (71,19) Chi dự phòng rủi ro 643 884 241 32,07 Chi phí nhân viên 686 744 58 8,45 Chi phí khác 614 742 128 20,85 TỔNG CHI PHÍ 11.498 12.064 566 4,92

Nguồn: phòng kế hoạch – kinh doanh Agribank chi nhánh Cờ Đỏ, 6/2013, 6/2014

4.1.2.3 Phân tích tình hình Lợi nhuận

Bảng 4.6: Tình hình lợi nhuận tại Agribank Cờ Đỏ 6 tháng năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh cờ đỏ cần thơ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)