xạ nên chưa thể kết luận được. Do vậy cần được các cơ quan và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu thêm.
4.5.4 Đánh giá khả năng sử dụng ngâm tắm chữa bệnh Nước khoáng Thuần Mỹ Nước khoáng Thuần Mỹ
Nước khoáng Thuần Mỹ, theo chỉ tiêu chữa bệnh là nước khoáng silic, đặc trưng với độ khoáng trên 1000mg/l, nhiệt độ trên 300C. Về thành phần hóa học có hàm lượng sulphat cao. Do vậy với những đặc trưng trên, theo ý kiến của các nhà y học thì nước khoáng vùng Thuần Mỹ có khả năng chữa bệnh sau:
- Theo V.A. Alekxandrov (năm 1936) dựa theo các công trình nghiên cứu của người Pháp thì nước khoáng silic có hàm lượng H2SiO3 cao có tác dụng chữa bệnh về da.
- Theo cơ sở thống kê hiệu quả chữa bệnh tại Viện điều dưỡng Kundur (Liên bang Nga), M. Ia. Nhisnhevit nhận thấy nước khoáng silic có khả năng chữa các bệnh về da, chấn thương và tiêu hóa.
- Theo “Tài liệu nghiệp vụ nước khoáng chữa bệnh” của Bộ y tế nước ta (1990) nước khoáng sulphat có tác dụng lên hệ tiêu hóa , gan và ống dẫn mật.
Nước khoáng Thanh Thủy
Nước khoáng Thanh Thủy có những đặc trưng: nhiệt độ cao (37-450C), độ khoáng hóa từ 2500-3500 mg/l, hàm lượng sulphate từ 1122-1907 mg/l,.. Các thí nghiệm y học cho thấy hàm lượng cao của các ion trong nước tạo nên áp lực đẳng trương có thể xâm nhập vào cơ thể qua da (khi tắm ngâm), niêm mạc dạ dày đường ruột, khí quản, phổi (khi uống, xông hơi, súc rửa), từ đó chúng truyền vào máu và dẫn vào khắp bộ phận cơ thể, bổ sung chất khoáng cần thiết cho tế bào tăng cường các hoạt động sinh lý như kích thích sự nhu động của ruột, thúc đẩy sự đào thải các chất độc qua đường bài tiết...
Đối với các nước khoáng sulphate qua thí nghiệm cho thấy với hàm lượng sulphat trên 750mg/l có tác dụng làm tăng sự tiết dịch vị của dạ dày, kích thích tiêu
95
hóa. Nguyên tố lưu huỳnh có trong ion sulphat có tác dụng chữa bệnh về da, cơ khớp, thần kinh. Nhiệt độ cao của nước khoáng cũng là một yếu tố có tác dụng dược lý kích thích lên da, tăng cường sự lưu thông máu.
Với nước khoáng radon, về phương pháp chữa bệnh cũng giống như nhiều loại nước khoáng khác như tắm ngâm, uống, xông hơi, sục rửa, bơm thụt..
- Ngâm tắm: tác dụng của liệu pháp ngâm tắm là trong quá trình ngập nước,
Rn có thể xuyên qua da, xâm nhập vào máu và truyền đến tận các tế bào. Phương pháp này có hiệu quả tốt đối với bệnh cơ khớp và hệ thần kinh ngoại vi nhưng không phù hợp với bệnh tim mạch.
- Liệu pháp xông hít không khí chứa Radon: có tác dụng tốt đối với các bệnh
về hô hấp, tuần hoàn. Ngoài cách chữa bệnh bằng thủy liệu pháp như trên ở những nguồn nước khoáng có radon tích tụ bùn khoáng phóng xạ, người ta còn dùng loại bùn đó để chườm đắp từng bộ phận hoặc vùi lấp toàn thân cũng có tác dụng chữa bệnh về cơ khớp, hệ thần kinh tuần hoàn và da liễu...
96
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu, học viên rút ra một số kết luận như sau:
- Vùng nghiên cứu La Phù – Thuần Mỹ là nơi tiếp giáp của 3 đới cấu trúc: đới Sông Hồng, đới Phan Si Pan và đới Ninh Bình. Do nằm vị trí như vậy nên cấu trúc của vùng khá phức tạp. Các thành tạo địa chất hầu như có mặt từ Proterozoi đến Đệ tứ. Các hệ tầng phát triển với đặc điểm chứa các khoáng vật pyrit và có
những mỏ pyrit như mỏ pyrit Giáp Lai (Thanh Sơn, Phú Thọ), mỏ pyrit Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội). Ngoài ra, các đá magma có tổng kiềm ở mức trung
bình, đôi khi hơi cao.
- Về kiến tạo, khu vực nghiên cứu nằm ở vị trí kiến tạo đặc biệt phân bố trong địa hào Trung Hà – Hòa Bình và có biểu hiện phong phú của các đứt gãy hoạt động, bao gồm hệ đứt gãy phương TB – ĐN và hệ ĐB – TN chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi hoạt động của đới đứt gãy sông Hồng.
- Về nhiệt độ, nước khoáng trong khu vực nghiên cứu có nhiệt độ dao động từ 35 – 45oC và phân bố theo dạng tuyến có liên quan nguồn gốc với đứt gãy.
- Về thành phần hóa học, nước khoáng trong vùng nghiên cứu được đặc trưng bởi sự giàu hàm lượng SO42-, nhiều nơi có hàm lượng silic và radon cao, có liên quan đến cấu trúc địa chất của vùng này.
Qua đó cho thấy mối quan hệ của cấu trúc địa chất, hoạt động kiến tạo với nhiệt độ và thành phần hóa học nước ngầm vùng nghiên cứu. Đứt gãy không những là nơi lưu thông, vận chuyển lượng nhiệt tàn dư mà còn là kênh dẫn các thành phần khoáng, khí từ dưới sâu đi lên xâm nhập vào tầng chứa nước; làm thay đổi nhiệt độ và thành phần hóa học của nước ngầm.
Do phát hiện nguồn nước khoáng quý giá, nên dân cư địa phương hai bên sông Đà thuộc khu vực nghiên cứu đã khai thác tự do không có quy hoạch dẫn đến một loạt những nguy hiểm cho nguồn nước khoáng nơi đây như: cạn kiệt nguồn nước khoáng nóng, ô nhiễm (do việc khai thác thủ công không hợp lý, do mở nhiều dịch vụ ngâm tắm nên thải ra nhiều nước bẩn,..) và có thể dẫn đến nhiệt độ của nước khoáng giảm đi. Để khai thác nguồn nước khoáng nóng bền vững, xin có một số kiến nghị:
97
+ Không xả rác thải, nước thải tự do trực tiếp ra mặt đất (do sinh hoạt, dịch vụ ngâm tắm,..). Vì những nước bẩn thải ra từ các hoạt động này sẽ thấm xuống tầng nước khoáng. Do vậy nên kiểm soát các dịch vụ ngâm tắm tự phát; rác thải cần tổ chức thu gom, mang đi xa để xử lý tập trung; hố xí gia đình cần cải tạo thành hố xí tự hoại.
+ Kiểm soát việc khai thác nước khoáng. Vì khai thác quá nhiều sẽ làm cạn kiệt nguồn nước khoáng. Hơn nữa việc khai thác thủ công, thiếu kỹ thuật sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.
+ Khoanh vùng cần được bảo vệ, kèm theo các quy định cụ thể về các hoạt động phát triển phù hợp với vùng khai thác nước khoáng nóng.
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai. QCVN 6-1:2010/BYT.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. QCVN 09 : 2008/BTNMT.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư Quy định về phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên nước khoáng, nước nóng thiên nhiên. Số: 52/2014/TT-
BTNMT.
4. Cao Đình Triều (2009), Mô hình vận tốc sóng dọc P thạch quyển và manti
Đông Nam Á. Tạp chí địa chất, A/314, 36-42.
5. Châu Văn Quỳnh (1996), Nước khoáng và nước nóng miền Bắc Việt Nam.
Luận án phó tiến sĩ khoa địa lý – địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. 6. Đặng Hữu Ơn, Nguyễn Quang Huy, Vương Văn Tiếp, Đỗ Hùng Sơn (2008),
Báo cáo thăm dò nguồn nước khóng thuộc xã Thuần Mỹ xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
7. Lê Tứ Hải (2001), Báo cáo kết quả thăm dò nước khoáng Thanh Thủy – Phú Thọ.
8. Nguyễn Trọng Thủy (2008), Nghiên cứu kiến tạo đứt gãy hiện đại và động đất liên quan ở khu vực Hòa Bình làm cơ sở đánh giá ổn định công trình thủy điện Hòa Bình. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật, Viện Vật lý địa cầu.
9. Nguyễn Văn Hoàn (2008), Nghiên cứu qua trình bổ cấp nước mưa cho tầng chứa nước Holocen cho vùng Đan Phượng, Hà Tây bằng kỹ thuật đồng vị và các kỹ thuật liên quan, Luận văn Thạc sỹ.
10. Nguyễn Văn Hùng, Phạm Tích Xuân (2006), Hoạt động kiến tạo và hiện tượng nứt – trượt đất vùng thị xã Hòa Bình. Tạp chí địa chất A/295 : 67 – 68, Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Nam, Hạ Văn Hải, Hạ Quang Hưng (2011), Đặc điểm tai biến địa chất dọc sông Đà đoạn từ Hòa Bình đến Việt Trì liên quan với hoạt động
99
12. Phạm Tích Xuân (2012), Tai biến sạt lở bờ sông khu vực hợp lưu các sông
Thao – Đà – Lô. Tạp chí Các Khoa học về trái đất, Số 34(1), 18-24, 3-2012.
13. Tổng cục địa chính, tờ Tây Đằng F-48-67-D (6051 II), tỷ lệ 1:50 000.
14. Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, tờ Hà Nội F-48-XXVIII, tỷ lệ 1:200000
15. Võ Công Nghiệp, Cao Thế Dũng, Lê Tứ Hải (2010), Nhân việc phát hiện nguồn nước khoáng radon Thanh Thủy: thử tìm hiểu tác dụng chữa bệnh của
nước khoáng radon. Tạp chí địa chất, loạt A, số 320, 9-10/2010, tr205-216.
16. Võ Công Nghiệp (2011), Cần có một cái nhìn đúng mực về tiềm năng địa nhiệt
ở Việt Nam. Tạp chí Các Khoa học về trái đất, Số 33(3), 329-336, 9-2011.
17. Võ Thị Tường Hạnh (2010), Nghiên cứu quy trình phân tích tỷ số đồng vị 34
S/32S (δ34S) và bước đầu áp dụng trong nghiên cứu nguồn gốc ô nhiễm nước ngầm ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết Đề tài khoa học công nghệ cấp bộ (2008 –
2010), Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân.
18. Vũ Văn Tích, Chu Văn Ngợi, Lương Thị Thu Hoài, Dương Thị Toan, Phạm Khắc Hùng (2009), Đặc điểm biến dạng đới đứt gãy hoạt động Điện Biên – Lai
Châu và tiềm năng địa nhiệt vùng U Va, tây nam trũng Điện Biên. Tạp chí địa chất, loạt A, số 313, 7-8/2009, tr 38-46.
Tiếng Anh
19. Allewll, C. (2000), Assessing the origin ò sulphate deposition at the Hubbard
Brook Experimental Forest, J Environ, Qual, 29: 759-767.
20. Baskov E.A., Surikov S. N. (1989), Thủy nhiệt của Trái Đất, Nxb. “Nedra”, Moskva (Tiếng Nga), 176tr.
21. Brian, W.R., Simon H.B. (1997), Discrimination of sulphur sources in pristine
and polluted New Zealand river catchments using stable isotopes. Appl Geochem. 12: 305-319.
22. Caritat P. de, nnk (1997), Sulphur Isotope Composotion of streamwater, Moss and Humus from eight Arctic Catchments in the Kola Peninsula Region (NW
Russia, N Finland, NE Norway), Water, Air, and Soil Pollution 94: 191-
100
23. Dogramaci S. S. (2001), Control on δ34S and δ18O of dissolve sulphate in aquifer of Murray Basin, Australia and their use as indicators of flow
processes, Applied Geochemistry 16 : 475-488.
24. Fritz B, P., Prietzel J, Krouse H.R. (1995), The use of stable sulfur and oxygen isotope ratios for interpreting the mobility of sulphate in aerobic forest soils,
Applied Geochemistry 10(2): 161-173.
25. Herut, B., 1995, Source of sulfur rainwater as indicated by isotopic δ34S data
and chemical composition Isarel, Atmopheric Environment, Vol. 29: 851 – 857.
26. Ian Clark and Peter Fritz (1997), Environmental Isotopes in Hydrogeology,
Lewis Publishers.
27. Ingri J, Torssander P, Andersson P, Morth C-M and Kusakabe M, 1997, Hydrogeochemistry of sulphur isotopes in the Kalix River catchment, Northern Sweden, Appl. Geochem. 12:483-496.
28. Jenny Norrmal (2008), Arsenic mobilization in a new well field for drinking water production along the Red River, Nam Du, Hanoi, Applied Geochemistry 23, 3127-3142.
29. Krouse H. (2005), Sulphur and oxygen isotopes in sulphate, Environmental Tracers in Subsurface Hydrology, pp 195-231, Mayer B., Isotopes in the Water Cycle, Past, Present and Future of Developing Science, 67 – 89, Springer
2005.
30. Matthew T. Hurtgen (2002), The sulfur isotopic composition of Neproterozoic
seawater sulphate implications for a snowball Earth? Earth and Planetary Science Letters 203: 413-429.
31. Mechteld, M,A., Blake-Kalff, Kevin R. Harrison, Malclm J. Hawkesford, Fangjie J. Zhao, and Steve P. McGrath (1998), Distribution of Sulfur within Oilseed Rape Leaves in Response to Sulfur Deficiency during Vegetative
Growth, Plant Physiol, 118: 1337-1344.
101
33. Pitea County, N, Sweden, Peter Torssander, Carl-Magnus Mo’’rth, Risto Kumpulainen (2006), Chemistry and sulfur isotope investigation of industrial
wastewater contamination into groundwater aquifers, Journal of Geochemical Exploration, 88, 64-47
34. Qi H.P., Tyler B., Coplen (2003), Evaluation of the δ34S /δ32S ratio of Soufre de Lacq elemental sulfur isotopic reference material by continuous flow,
Chemical Geology 199, 183-187.
35. Strauss, H. (1997), The isotopic composion of sedimentary sulphur through time, Palaeggeography, Palaeoclimatology, Paleoecology 132, 97 – 118.
36. Stuyfzand, P.J. (1999), Patterns in groundwater chemistry resulting from
groundwater flow, Hydrogeology Journal (1999) 7: 15-27
37. Thomas Pichler (2004), δ34S isotope values of dissolved sulphate (SO4 2-
) as a tracer for battery acid (H2SO4) contamination in groundwater, Environmental Geology (2005) 47: 215-224.