Khu thăm dò có diện tích hẹp. Trong đó chỉ gặp năm đơn vị chứa nước và cách nước.
4.1.2.1 Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen muộn hệ tầng Thái Bình (Q23 tb)
Đây là tầng chứa nước đầu tiên tính từ mặt đất. Diện phân bố trong khu thăm dò tương đối rộng. Nó nằm trực tiếp trên tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen hệ tầng Hà Nội. Giữa hai đơn vị chứa nước không có lớp ngăn cách. Đất đá chứa nước là cát, bột lẫn sạn. Tại lỗ khoan LK1 chiều sâu mực nước tĩnh là 4,2m. Bề dày tầng chứa nước là 8,8 m. Tại lỗ khoan LK2, bề dày tầng chứa nước là 7,87m. Chiều sâu mực nước tĩnh là 5,13 m.
4.1.2.2 Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen giữa – muộn hệ tầng Hà Nội (Q12-3 hn)
Diện tích phân bố của tầng chứa nước này trùng với diện tích phân bố của tầng chứa nước Holocen. Thành phần đất đá chứa nước là cát, cuội, sỏi. Chiều sâu
mực nước tĩnh từ 4,2 - 5,13 m. Bề dày tầng chứa nước trong khu thăm dò từ 40 - 48 m.
Trong tầng chứa nước đã gặp nấm hay thấu kính nước khoáng. Ở ngoài nấm nước khoáng, thành phần hoá học của nước là Bicacbonat – Natri, kali, magie với độ khoáng hoá M là 0,43g/l. Trong nấm nước khoáng thành phần hoá học của nước là Sulphat – Canxi, natri, magie với độ khoáng hoá M từ 1,8 - 1,9 g.
4.1.2.3 Phức hệ chứa nước trầm tích trias giữa – muộn hệ tầng sông Bôi (T2-3 sb1)
Phức hệ chứa nước không xuất lộ trên mặt đất mà bị các đơn vị chứa nước trẻ hơn phủ lên. Tại lỗ khoan LK1 đã gặp ở chiều sâu 53 m, còn LK2 ở chiều sâu 60 m. Từ chiều sâu 53 m đến 95,7 m (LK1) và 60 m đến 106 m (LK2) thành phần là dăm kết vôi, dưới chiều sâu 95,7 m (LK1) và 106 m (LK2) là đá vôi màu xám xanh nứt nẻ kém.
48
Trong phạm vi đới phá huỷ kiến tạo của đứt gãy F1’ đã gặp nước khoáng. Ngoài nấm nước khoáng thành phần hoá học của nước là Bicacbonat, sulphat – Canxi, magie còn trong nấm nước khoáng thành phần hoá học là Sulphat – Canxi, natri, magie.
4.1.2.4 Đới chứa nước khoáng trong đới phá huỷ kiến tạo của đứt gãy F1’ Đới chứa nước khoáng phân bố gần như ở trung tâm khu thăm dò. Nó được hình thành do đứt gãy F1’ có thể là một nhánh của đứt gãy F1 (hình 3.5). Chiều dài F1’ đã được địa vật lý ghi nhận là 750 m. Đứt gãy phân bố theo phương ĐB – TN. Chiều rộng của đới phá huỷ kiến tạo là 20 m. Như vậy diện tích của đới phá huỷ kiến tạo trong trầm tích của hệ tầng sông Bôi trong khu thăm dò là 15000 m2. Nước khoáng đi lên theo đới phá huỷ kiến tạo của đứt gãy F1’, xâm nhập vào tầng chứa nước Pleistocen hệ tầng Hà Nội hình thành nên một nấm nước khoáng trong tầng chứa nước này với chiều rộng 200 m, chiều dài 750 m. Như vậy thể tích của nấm nước khoáng trong tầng chứa nước Pleistocen hệ tầng Hà Nội khoảng 150000 m2 . Chiều sâu mực nước thấp nhất vào tháng 3 năm 2008 tại LK1 – 4,83 m và LK2 – 5,24 m tương ứng cốt cao mực nước tại LK1 là 12,21 m; LK2 là 10,81 m. Hướng dòng chảy từ LK1 về LK2 hay TN – ĐB. Kết quả bơm thí nghiệm và khai thác - thí nghiệm tại hai lỗ khoan LK1, LK2 nêu trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Kết quả bơm thí nghiệm và khai thác - thí nghiệm các lỗ khoan trong đới nước khoáng
Bơm nước thí nghiệm LK1 LK2 Q (l/s) S (m) q (l/s.m) Q (l/s) S (m) q (l/s.m) Đợt I 17,47 5,04 3,46 16,83 4,48 3,75 Đợt II 15,90 4,00 3,97 15,59 3,21 4,93 Đợt III 14,08 2,70 5,21 14,08 2,00 7,04 KT – TN 16,83 4,20 4,00 16,83 4,85 3,47 Nguồn [6]
Từ bảng trên cho thấy tỷ lưu lượng lỗ khoan đạt (3,46 – 7,04) l/s.m. Điều này chứng tỏ đới chứa nước khoáng rất giàu. Hệ số dẫn nước của đới nước khoáng tại
49
LK1- 475 m2/ng, còn tại LK2 – 6,19 m2/ng. Tổng bề dày đất đá chứa nước khoáng tại LK1 - 91,5 m và LK2 – 100,87m. Như vậy hệ số thấm đặc trưng cho lớp cát, cuội, sỏi trong trầm tích Pleistocen và dăm kết của đới phá huỷ kiến tạo là (5,19 – 6,14) m/ng.
4.1.2.5 Lớp cách nước trầm tích Protezozoi hệ tầng Thạch Khoán
Trong diện tích khu thăm dò lớp cách nước chỉ xuất lộ trên diện tích rất nhỏ ở phía đông. Thành phần đất đá là phiến thạch anh, mica, fenspat không nứt nẻ hoặc nứt nẻ kém.