trong đá vôi vì trong thực thể địa chất ở đây có pyrit, quặng pyrit ở đây.
- Theo tính toán có tính chất khoa học thì hàm lượng sulphat cao trong nước khoáng được hình thành do hòa tan khoáng thạch cao và cũng phù hợp với ý kiến của Cao Thế Dũng là nước khoáng tạo nên do rửa lũa các lớp thạch cao nằm dưới sâu. Tuy nhiên, vùng nghiên cứu chưa tìm thấy thạch cao. Có lẽ do ảnh hưởng của quá trình địa chất lâu dài.
Thực tế cho thấy, khó khăn hiện nay là không tìm thấy khoáng thạch cao trong vùng nghiên cứu, dấu tích của trầm tích Kreta cũng không có. Cho nên vấn đề này cần phải được nghiên cứu tiếp, chưa thể kết luận được.
4.5 Đánh giá chất lượng nước khoáng
Chất lượng nước khoáng vùng La Phù – Thuần Mỹ được đánh giá theo những chỉ tiêu sau:
- Đánh giá chất lượng nước khoáng theo hàm lượng các ion đa lượng. Cơ sở của tài liệu để đánh giá là kết quả phân tích toàn diện thành phần hóa học của nước trong quá trình thăm dò các lỗ khoan nước khoáng vùng La Phù – Thuần Mỹ.
- Đánh giá chất lượng nước khoáng, nước nóng thiên nhiên theo 12 chỉ tiêu định danh nước khoáng. Được thể hiện tại Thông tư số 52/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 09 tháng 9 năm 2014 “Quy định về phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên nước khoáng, nước nóng thiên nhiên”.
- Đánh giá chất lượng nước theo quy định nước khoáng thiên nhiên đóng chai của Bộ Y tế QCVN 6-1/2010/BYT. Quy định bao gồm 20 chỉ tiêu hóa học và 5 chỉ tiêu vi sinh.
- Nhận định về khả năng chữa bệnh của nước khoáng khu vực La Phù – Thuần Mỹ.
4.5.1 Đánh giá chất lượng nước khoáng theo hàm lượng các ion đa lượng trong nước trong nước
Để đánh giá chất lượng nước khoáng theo hàm lượng các ion đa lượng, học viên dựa vào kết quả phân tích thành phần hóa học của nước trong quá trình bơm
79
khai thác - thí nghiệm. Mẫu lấy phân tích tại các lỗ khoan LK101, LK58 của huyện Thanh Thủy và hai lỗ khoan LK1, LK2 của xã Thuần Mỹ (huyện Ba Vì).
Bảng 4.11: Kết quả phân tích hàm lượng các ion đa lượng tại các lỗ khoan Các chỉ tiêu phân tích Đơn vị
Số hiệu lỗ khoan LK101 LK58 LK1 LK2 Na+ mg/l 199,28 191,20 129 131 K+ mg/l 7,02 6,80 4,8 5,06 Ca2+ mg/l 635,60 643,00 124 241 Mg2+ mg/l 98,58 98,00 55,6 60 Tổng cation mg/l 940,48 939 313,4 437,06 Cl- mg/l 334,80 335,00 148 149 HCO3- mg/l 152,60 156,00 189 190 SO4 2- mg/l 1521,20 1528,00 1162 1155 Tổng anion mg/l 2008,60 1659 1499,00 1494 Tổng anion + cation mg/l 2949,08 2958 1812,4 1931,06 pH 8,15 7,75 6,44 6,91 TDS mg/l 2853,75 2897 CO2 tự do mg/l 47,9 48,0 Tổng độ cứng CaCO3 mg/l 1663,8 2010 Loại hình nước Sulphat, Clorua- Canxi Sulphat- Canxi Sulphat- Natri, Magie Sulphat- Canxi Nguồn [6][7]
Kết quả phân tích cho thấy thành phần nước khoáng trong các đợt phân tích là ổn định. Hàm lượng các chất hoà tan ở các mẫu thay đổi trong phạm vi nhỏ, không có thành phần nào có sự đột biến. Kết quả phân tích với sai số phân tích không lớn và có thể coi như sự thay đổi là không đáng kể, kết quả phân tích hoàn
80
toàn đáng tin cậy.