4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.5.2. Tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn và các giải pháp giảm
3.5.2.1. Tác động đến môi trường không khí
Các hoạt động khai thác đá thường ở vị chí cao khoảng 180m - 230m, trong quá trình nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển sẽ phát thải bụi thường xuyên khi có gió, và đưa bụi bay xa theo gió mạnh, thực tế xác định khoảng cách này ảnh hưởng đáng kể trong vòng bán kính khoảng 200m. Áp dụng (công thức 2.5 và 2.6) tính toán được phạm vi ảnh phát thải của các chất ô nhiễm với những độ cao xáo trộn khác nhau, kết quả tính toán thể hiện tại bảng 3.13.
Bảng 3.13. Nồng độ bụi, khí thải ở khu vực mỏ trong giai đoạn khai thác
STT Chiều cao xáo trộn (m) Nồng độ bụi (µg/m3) Nồng độ SO2 (µg/m3) Nồng độ NO2 (µg/m3) Nồng độ CO (µg/m3) Trong khu vực dự án Mở rộng (200m) Trong khu vực dự án Mở rộng (200m) Trong khu vực dự án Mở rộng (200m) Trong khu vực dự án Mở rộng (200m) 1 40 4.054 1.862 2,34 1,07 117 53,88 46,9 21,5 2 50 3.243 1.490 1,87 0,86 94 43,11 37,5 17,2 3 80 2.027 931 1,17 0,54 58 26,94 23,5 10,7 4 100 1.622 745 0,93 0,43 46,9 21,55 18,7 8,6 5 150 1.081 497 0,62 0,28 31 14,37 12,5 5,7 6 500 324 149 0,18 0,08 9,4 4,31 3,7 1,7 7 1000 162 75 0,09 0,04 4,7 2,15 1,8 0,8 QCVN 05:2009 TB:1h 300 350 200 30.000 TB:24h 200 125 100 5.000
Nguồn: Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ đávôi làm VLXD thông thường tại núi Ông Voi, xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Liêm, Hà Nam Công ty TNHH Sơn Hữu
Qua bảng tính toán cho thấy, nồng độ các khí thải thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép, còn nồng độ bụi phát sinh theo tính toán cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép ở các độ cao xáo trộn từ 40 - 500m. Tuy nhiên, do thành phần bụi này chỉ bao gồm bụi đất đá, trọng lượng riêng lớn, nên hoàn toàn có thể giảm thiểu cũng như xử lý bằng các biện pháp đơn giản (phun nước).
Khi tiến hành cải tạo khu vực khai thác của mỏ , việc làm sạch các sườn tầng, vận chuyển đất đến khu vực cảo tạo, tháo dỡ các công trình trên mặt bằng sân công nghiệp cũng phát sinh bụi . Tải lượng bụi phát sinh giai đoạn này một phần diễn ra cùng với quá trình sản xuất và giai đoạn hoàn thổ và cải tạo khu vực mỏ giai đoạn cuối cùng trong môt năm.
Bụi là một trong những nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp khá cao đối với công nhân khai khác mỏ, đặc biệt là bệnh phổi. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến thực vật do sự tích tụ bụi trên lá cây làm giảm khả năng quang hợp, bụi chứa các độc tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Bụi còn ảnh hưởng đến các công trình và vật liệu, máy móc.
Một trong những chất gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực mỏ nói chung là khí độc hại (SO2, NO2, CO…). Nguồn phát sinh khí độc là thiết bị cơ giới hoạt động trong mỏ. Những khí này thường gây ra bệnh về đường hô hấp và thần kinh. Đặc biệt khí CO gây tác hại rất mạnh đến cơ thể khi hít phải. Chúng có khả năng tạo nên một hợp chất bền vững với Hemoglobin (Hb), chất này có khả năng kết hợp với O2 để vận chuyển oxy vào cơ thể. Tuỳ thuộc vào lượng HbCO mà gây ra cho cơ thể các bệnh hô hấp nặng, đau đầu làm yếu cơ bắp, buồn nôn, loá mắt, nói líu lưỡi, co giật, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong. Với khí NO2 ở nồng độ 5ppm cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới bộ máy hô hấp. Khi tiếp xúc với NO ở nồng độ 15 ÷ 50ppm trong vài giờ sẽ gây nguy hiểm đến phổi, tim, gan, còn với nồng độ 100ppm và thời gian tiếp xúc 1 phút thì NO2có thể gây tử vong cho người.
3.5.2.2. Tiếng ồn
Trong các giai đoạn triển khai dự án hoạt động đều phát sinh tiếng ồn. Trong giai đoạn hoạt động vận hành mỏ mức độ tiếng ồn sẽ tăng do quá trình khai thác đá. Các nguồn gây tiếng ồn tiềm năng bao gồm:
- Khoan lỗ mìn: tiếng ồn phát sinh và tác động thường xuyên đặc biệt là trong khu vực moong khai thác;
- Nổ mìn định kỳ: cường độ âm thanh phát sinh do nổ mìn lớn nhưng xảy ra tức thời (khoảng 0,25s);
- Tiếng ồn của động cơ và các thiết bị báo động an toàn, tiếng còi báo xe lùi từ các hoạt động của các thiết bị hạng nặng được sử dụng để khoan, đào và vận chuyển đất đá thải từ moong lộ thiên đến bãi chứa đá vôi (đá) nguyên khai.
- Tiếng ồn từ các công việc khoan, đào và thải đất đá trong các hoạt động khai thác đá vôi;
- Tiếng ồn từ xưởng gia công đập, nghiền sàng đá;
Tiếng ồn từ hoạt động nổ mìn, máy đào và thiết bị nghiền được lấy từ nguồn gây tiếng ồn cao nhất là nổ mìn có thể lên tới 127 dBA và riêng nổ mìn tiếng ồn có thể truyền tới vài kilômet. Áp dụng (công thức 2.7), nêu ước tính độ ồn tại nguồn phát sinh là 127 dBA thì độ ồn lan truyền trong không gian tính theo khoảng cách như bảng 3.14.
Bảng 3.14. Sự thay đổi độ ồn theo khoảng cách
x(m) 100 200 300 400 500 800 1000 1500
Độ ồn (dBA) 117,81 111,81 104,22 96,62 89,1 66,24 51,05 13,08
Nguồn: Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ đá vôi làm VLXD thông thường tại núi Ông Voi, xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Liêm, Hà Nam Công ty TNHH Sơn Hữu
Nói chung, mỏ thường hoạt động theo lịch 8 giờ, khu chế biến 10 giờ trong ngày, vì vậy các tác động của tiếng ồn gây ra từ các hoạt động là 10 giờ trong ngày và 280 ngày trong năm.
3.5.2.3. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn
a. Trong công đoạn nổ mìn
Trong công tác nổ mìn và đảm bảo được các yếu tố môi trường như giảm thiểu ô nhiễm bụi, thuốc nổ sử dụng là thuốc nổ có phản ứng cháy cân bằng Oxy bằng không hoặc gần bằng không để giảm tác động tiêu cực tới môi trường và sử dụng loại xen lẫn những loại có tính chịu nước cho phù hợp với điều kiện của mỏ như thuốc nổ ANFO, nhũ tương… ở dạng hạt hoặc dạng bột và mồi nổ VE-05. Phương tiện nổ sử dụng là kíp điện vi sai, máy nổ mìn điện và dây nổ với phương pháp nổ mìn điện, vi sai qua hàng. Hàng I nổ tức thời, hàng II, III nổ vi sai với độ chậm Δt = 0,25%s
- Khi nổ sẽ sinh ra một lượng bụi lớn, phạm vi ô nhiễm tương đối hẹp, lượng bụi sinh ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan như việc bố trí lỗ nổ mìn, lượng thuốc nạp, cách nhồi thuốc, bịt lỗ, tính chất đá vôi, điều kiện khí hậu khi nổ mìn.
- Việc ngăn chặn phát sinh tiếng ồn hoặc giảm cường độ ồn trên đường truyền trong quá trình vận hành, trên thực tế đơn vị đã áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai đã khắc phục được phần lớn về tiếng ồn và độ rung, tuy nhiên để đảm bảo sức khoẻ tốt hơn cho những người trực tiếp làm công tác nổ mìn thì sẽ tăng cường các trang bị phòng hộ cá nhân. Áp dụng biện pháp giảm ồn là tại đầu ra của khí nén khi lắp bộ tiêu âm với trở kháng phức hợp, có thể hạ tiếng ồn xuống khoảng 10 dBA-15 dBA. Công nhân thao tác cần đeo dụng cụ bảo hộ như chụp tai bảo vệ để giảm nhẹ các tác động. Dụng cụ dùng chống tiếng ồn như: nút tai, bông chống âm thanh, chụp tai, mũ phòng hộ và áo phòng hộ.
b. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong quá trình xúc đổ đá vôi:
- Khi đào xúc đá vôi ở khai trường phải có biện pháp phòng chống bụi, vì nồng độ bụi trong thi công xúc đào đá vôi là 10 mg/m3
- 40 mg/m3. Trong quá trình đào xúc, biện pháp phòng chống bụi có hiệu quả nhất là trang bị bảo hộ lao động như kính, khẩu trang bảo hộ cho công nhân, sau đó bịt kín buồng lái.
- Công nhân khai thác phải đeo, đội chụp tai bảo vệ, nút tai để giảm nhẹ tác hại do tiếng ồn gây ra. Hiệu quả của các biện pháp trên là đáp ứng theo tiêu chuẩn cho phép.
c. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong công tác vận chuyển:
- Các ô tô chuyên chở nguyên vật liệu phải thực hiện đúng các quy định giao thông chung: có bạt che phủ, không làm rơi vãi đất đá, nguyên vật liệu để hạn chế tối đa sự phát thải bụi ra môi trường. Để đảm bảo an toàn nền đường và tốc độ lưu thông phương tiện, đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân khu vực, các xe vận tải không được chở quá tải trọng cho phép đối với từng loại xe và với tính chất cơ lý của nền đường.
- Phối hợp và có trách nhiệm đóng phí với tổ chức đứng ra tưới đường giảm thiểu ô nhiễm ở địa phương để nâng cao hiệu quả thực hiện, bảo vệ môi trường cho khu vực. Yêu cầu của công tác tưới đường như sau:
+ Mật độ tưới: 4 lần/ngày về mùa hanh khô, nắng nóng; 3 lần ngày đối với các ngày râm mát;
+ Lượng nước tiêu hao: 1,5 l/m2 .
- Giảm thiểu bụi đường vận chuyển từ khu vực khai thác đến đường 494C sẽ làm đường bê tông để giảm thiểu bụi.
d. Trong công đoạn nghiền sàng:
Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực nghiền sàng là tiếng ồn và bụi (do máy móc nghiền sàng sử dụng điện). Vì vậy, ô nhiễm chính ở khu vực nghiền sàng là bụi phát sinh ở dây chuyền nghiền sàng và đường vận chuyển sản phẩm trong khu vực nghiền sàng.
- Bụi phát sinh từ công đoạn đập nghiền chủ yếu là các hạt có kích thước lớn, dễ lắng đọng, khả năng phát tán ra ngoài môi trường là không cao. Để hạn chế ảnh hưởng của loại bụi này đến môi trường xung quanh chủ dự án sẽ bố trí tại vị trí đầu máy nghiền sơ cấp, tại hệ thống các sàng rung và nghiền thứ cấp các hệ thống phun nước trực tiếp vào đá.
+ Phương thức bố trí hệ thống phun nước: Tại vị trí nghiền sơ cấp bố trí 2 đầu phun, mỗi đầu phun bao gồm 6 tia phun nước riêng biệt. Tại vị trí các sàng phân loại bố trí mỗi hệ thống sàng phân loại 1 đầu phun tương tự đối với vị trí nghiền thứ cấp.
+ Định mức sử dụng nước cho dập bụi tại trạm nghiền sàng là: 1m3 nước cho 100m3 đá sản phẩm, tương đương 1.293 m3/năm. Công ty sẽ sử dụng máy bơm nước cao áp PW 252FA đưa nước tới 5 đầu phun tại các vị trí: nghiền sơ cấp, sàng phân loại và nghiền thứ cấp. Hiệu suất xử lý từ 80-90%.
- Áp dung giải pháp cải tạo phục hồi môi trường ngay từ giai đoạn ban đầu để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí phát tán ra xung quanh và cải thiện vie khí hậu khu vực sản xuất như:
+ Trồng dải cây xanh tại khu vực văn phòng và trạm nghiền sàng với diện tích chiếm 15% diện tích của khu vực để hạn chế bụi phát tán ra môi trường bên ngoài. Loại cây trồng là cây Si, đây là biện pháp hiệu quả, ít kinh phí và đang được áp dụng tại đa số các khu vực khai thác.[1]
+ Để hạn chế tác động của bụi, tiến hành phun nước làm ẩm trên đường vận chuyển sản phẩm trong sân, nhờ các vòi phun di động để lắng đọng nhanh các hạt bụi, tần suất phun nước là 4 lần/ngày trong những ngày nắng nóng khô hanh. Ngoài ra, tại các điểm cuối hướng gió của khu vực bãi chứa đá sẽ trồng cây xanh (cây Si với độ rộng khoảng 5 m và không ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất), để hạn chế bụi phát tán ra môi trường xung quanh. Các phương tiện vận chuyển đá vôi ra vào mỏ sẽ theo đúng quy trình, tránh tăng giảm ga đột xuất làm phát sinh bụi.