Chương trình giám sát môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá khai thác đá lộ thiên tại việt nam (Trang 102)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.5.2. Chương trình giám sát môi trường

Giám sát chất lượng môi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý môi trường. Giám sát môi trường là một phức hợp các biện pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ và tổ chức nhằm kiểm soát, theo dõi một cách chặt chẽ và có hệ thống các khuynh hướng biến đổi chất lượng môi trường. Giám sát chất lượng môi trường có thể định nghĩa như là một quá trình “quan trắc - đo đạc - ghi nhận -

phân tích - xử lý và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục các thông số chất

lượng môi trường”. Giám sát chất lượng môi trường là công cụ không thể thiếu

được để các nhà quản lý, các nhà chuyên môn quản lý chặt chẽ các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, điều chỉnh các kế hoạch sản xuất và giảm nhẹ các chi phí khắc phục, xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường nói chung một cách hữu hiệu nhất.

4.5.2.1. Mục đích thực hiện quan trắc môi trường

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, tiến hành chương trình quan trắc môi trường tại mỏ đá vôi núi Ông Voi với mục các đích:

+ Đánh giá hiện trạng môi trường; từ đó xác định xu thế diễn biến chất lượng môi trường theo thời gian và không gian. Theo dõi thường xuyên và có hệ thống sự biến động các thành phần môi trường (không khí, nước, đất) tại khu vực hoạt động của cơ sở.

+ Đánh giá chính xác các tác động môi trường do hoạt động sản xuất lên các hệ tiếp nhận (đối tượng chịu tác động). Xác lập và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến

môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sản xuất của các cơ sở. Kịp thời phát hiện các trường hợp ô nhiễm môi trường khẩn cấp và dự báo rủi ro môi trường.

+ Theo dõi tính hiệu quả của các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường; Phục vụ xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

+ Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường cho mạng lưới quan trắc môi trường của địa phương, ngành.

Đối tượng, chỉ tiêu quan trắc, giám sát môi trường như bảng 4.6 (sơ đồ vị trí giám sát môi trường kèm theo phụ lục 7)

Bảng 4.6: Chương trình quan trắc môi trường

TT Các thành phần Các thông số quan trắc Quy chuẩn so sánh

1

Môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung

Nhiệt độ, độ ẩm, gió, áp suất, tiếng ồn, mức rung, khí độc (CO2, SO2, NO, NO2...)

QCVN 05:2009/BTNMT QCVN 06:2009/BTNMT và các quy định hiện hành 2 Môi trường nước

- Nước mặt TSS, dầu mỡ, pH, BOD, COD, độ dẫn, muối, độ đục, Fe, Mn, Hg, Pb, As, Cd… QCVN 08:2008/BTNMT và các quy định hiện tại

- Nước ngầm TSS, dầu mỡ, pH, BOD, COD, Hg, Pb, As, Cd, độ dẫn, muối, độ đục, Fe, Mn… QCVN 09:2008/BTNMT và các quy định hiện hành 3 Tình hình xói lở và bồi lắng

4.5.2.2. Giám sát chất lượng không khí

- Thông số giám sát: CO, SO2, NOx, bụi tổng cộng và tiếng ồn, tốc độ gió, độ ẩm, nhiệt độ.

- Các vị trí giám sát (quan trắc, thu mẫu) căn cứ vào điểm phát thải và điểm chịu tác động của dự án, có thể thay đổi tùy theo hướng gió mỗi mùa. Thực hiện đo đạc, lấy mẫu trong giờ sản xuất. Địa điểm và tần suất quan trắc đo đạc, thu mẫu (công tác giám sát) được tổng hợp trong bảng 4.7.

Bảng 4.7: Vị trí giám sát chất lượng không khí

TT Mô tả vị trí Số lượng (điểm) Số hiệu Mẫu (tháng/lần) Tần suất

1 Khu vực mặt bằng mỏ 01 KK1 3

2 Khu vực mặt bằng sân công

nghiệp 01 KK2 3

3 Đường giao thông nối giữa khu mỏ

và mặt bằng sân công nghiệp 01 KK3 3

4 Khu vực xung quanh 02 KK4,5 6

- Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT- 10/10/2002.

- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

4.5.2.3. Giám sát chất lượng nước

Mỗi địa điểm: 02 mẫu

+ 01 mẫu nước thải sinh hoạt của dự án + 01 mẫu tại hồ điều hòa

- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT

4.5.2.4. Các chương trình giám sát khác

Ngoài công tác giám sát môi trường không khí và nước, chủ dự án sẽ thường xuyên thực hiện các giám sát về công tác bảo vệ môi trường khác tại mỏ. Các công tác bao gồm:

- Giám sát các công tác quản lý chất thải rắn, các công tác khống chế rung động và các sự cố.

- Giám sát các công tác về các biện pháp giảm thiểu tác động đến dân cư, các công tác về phòng tránh sự cố môi trường.

- Giám sát, theo dõi các sự cố môi trường có thể xảy ra (sạt lở sườn tầng khai thác,…) để có những biện pháp xử lý thích hợp và nhanh chóng.

- Quan trắc mực nước ngầm tại giếng nhà dân lân cận, lỗ khoan thăm dò trước đây. Tần suất quan trắc 2 lần/năm vào giữa mùa mưa và giữa mùa khô. Báo cáo kết quả cùng với nội dung giám sát môi trường định kỳ.

4.6. HIỆU QUẢ KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG CỦA BIỆN PHÁP CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐỀ XUẤT

Để đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường của các biện pháp cải tạo môi trường đất cho mỏ đá Núi Ông Voi, tác giả chọn 8 nội dung và chỉ số chính của các biện pháp để đưa ra đánh giá và so sánh (bảng 4.8).

Bảng 4.8: So sánh hiệu quả kinh tế và môi trường các phương án nghiên cứu STT Nội dung

công việc Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3

1 Lượng đất san lấp để trồng cây (m3 ) 117.600 117.600 1.778,816 2 Kinh phí mua đất để san lấp (đồng) 9.525.600.000 9.525.600.000 144.084.096 3 Chi phí trồng cây (đồng) 547.197.151 443.568.188 443.568.188 4 Chi phí tháo dỡ xây dựng các công trình cải tạo phục hồi môi trường (đồng) 1.086.969.534 1.086.969.534 1.086.969.534 5 Lựa chọn cây trồng

Trồng cây cỏ Ventiver, cây Keo lá tràm. Vì cỏ Ventiver không phải là cây bản địa vì thế việc nhân giống khó khăn và phải mất thời gian để thích nghi với điều địa hình và thời tiết khu vực địa phương. Đặc thù mỏ đá chỉ cần cải tạo đất và phủ sanh mà không phải xử lý cải tạo đất vì thế lựa chọn cây bản địa thích hợp hơn

Lựa chọn cây bản địa như: trồng cây xen kẽ Si, cỏ Lau, cây Sanh, phù hợp và thích nghi nhanh với điều kiện địa hình, tự nhiên khu vực địa phương Lựa chọn cây bản địa như: trồng cây xen kẽ Si, cỏ Lau, cây Sanh, phù hợp và thích nghi nhanh với điều kiện địa hình, tự nhiên khu vực địa phương

STT Nội dung

công việc Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3

6

Tác động đến môi trường

- Lượng đất phải bổ sung lớn vì thế phải khai thác khu vực khác để trở đến khu vực dự án, tốn về nguồn tài nguyên, khi khai thác và vận chuyển đến dự án sẽ gây ô nhiễm môi trường lớn.

- Tính đa dạng sinh học ít vì cây Keo lá tràm không có đặc tính thu hút các loại chim và thú vật. - Keo lá tràm có đặc tính hút bụi kém. - Lượng đất phải bổ sung lớn vì thế phải khai thác khu vực khác để trở đến khu vực dự án, tốn về nguồn tài nguyên, khi khai thác và vận chuyển đến dự án sẽ gây ô nhiễm môi trường lớn. - Tính đa dạng sinh học cao vì khi hạt Sanh, Si chín thu hút các loài chim và thú Vật. - Cây Si có đặc tính hút bụi rất cao. - Ảnh hưởng ít đến môi trường. - Tính đa dạng sinh học cao vì khi hạt Sanh, Si chín thu hút các loài chim và thú Vật. - Cây Si có đặc tính hút bụi rất cao. 7

Thời gian cải tạo phục hồi môi trường Vì đổ đất 0,3m tại khu vực sườn tầng vì thế gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Vì đổ đất 0,3m tại khu vực sườn tầng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất

Cải tạo ngay trong giai đoạn sản xuất vì thế giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn sản xuất và trả lại màu xanh ngay từ trong giai đoạn sản xuất 8 Chỉ số phục hồi

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu những tác động chính của dự án khai thác đá núi Ông Voi và đề xuất các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường” được tiến hành trên cơ sở: thu thập số liệu, khảo sát hiện trạng, nghiên cứu các tài liệu và tình hình hiện tại của mỏ đá vôi núi Ông Voi. Nghiên cứu các giải pháp cải tạo và phục hồi môi trường trên thế giới và Việt Nam. Qua đó, đề tài đánh giá được mức độ ảnh hưởng từ hoạt động khai thác lộ thiên đến môi trường, đề ra các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực khai thác lộ thiên.

Quá trình khai thác lộ thiên tại mỏ đá vôi núi Ông Voi đã gây ảnh hưởng đến môi trường ở nhiều mặt như: (1) Các hoạt động khai thác và chế biến đá làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm bụi và khí thải phát sinh từ các hoạt động khoan, nổ mìn, bốc xúc, vận chuyển và chế biến. Bụi đá sinh ra trong quá trình khoan nổ mìn trung bình khoảng 0,4kg bụi/tấn đá nguyên khai, bụi do chế biến đập nghiền sàng khoảng 0,04 kg/tấn; (2) Nước thải phát sinh chủ yếu từ nước thải sinh hoạt, lượng phát thải hàng ngày của dự án khoảng 2,34m3/ngày; (3) Vấn đề đặc biệt quan tâm nhất là thay đổi địa hình, mất cảnh quan, mất đa dạng sinh học, vì thế phải có các giải pháp cụ thể để cải tạo, phục hồi môi trường.

Với phương án lựa chọn để cải tạo phục hồi môi trường khu vực dự án, kết hợp cải tạo phục hồi môi trường trong thời gian khai thác vừa giảm thiểu ô nhiễm bụi trong quá trình sản xuất vừa cải thiện môi trường vi khí hậu khu vực. Trên các sườn tầng trong giai đoạn đầu khu vực khai thác là núi trọc khi mưa không giữ được nước sẽ gây khô hạn, khó khăn trong công việc tưới nước chăm sóc cho cây trồng. Việc tạo các hố chứa nước mưa tự nhiên, trong giai đoạn đầu tích nước mưa để cung cấp nước cho cây trồng bằng hình thức thẩm thấu đến cây trồng cùng tầng và tầng dưới. Trong quá trình thời gian các hố này sẽ được lắng cặn mùn và đồng thời nhờ sức gió, chim, thú phát tán các hạt cây giống đến các hố này sẽ là môi trường tốt để cây nẩy mầm thêm các loại cây thích hợp hợn trên khu vực sườn tầng và tạo tính phong phú về đa dạng sinh học trên các khu vực này.

Việc lựa chọn phương án đào hố ứng với loại cây trồng, đổ đất trồng cây đã tiết kiệm được tài nguyên, tránh được trường hợp đổ tài nguyên từ khu vực này sang khu vực khác và gây ra ô nhiễm môi trường khi khai thác và vận chuyển nguồn đất với khối lượng lớn. Giống cây lựa chọn thuộc các loại cây bản địa thích hợp với điều kiện địa hình, khí tượng, thủy văn khu vực và dễ nhân giống. Trồng xen kẽ cây tầng cao và tầng thấp phù hợp với giải pháp trống xói mòn đất, giữ được lớp đất bổ sung để trồng cây, cây thấp qua quá trình phát triển sẽ cung cấp mùn cho cây bóng cao.

Với phương án lựa chọn phù hợp hơn về mặt kinh tế, việc cải tạo được tiến hành dàn trải các năm vì thế các doanh nghiệp đủ khả năng để đầu tư cải tạo phục hồi môi trường.

2. Những tồn tại và kiến nghị

Để cho công tác cải tạo phục hồi môi trường thực sự mang lại hiệu quả cao về nhiều mặt cần phải tuân thủ đúng thiết kế kết thúc khai thác và quá trình cải tạo mỏ được tiến hành đồng thời với hoạt động khai thác để khi đóng cửa mỏ, mặt bằng sau khai thác được cải tạo đễ dàng trên mặt bằng phẳng với độ cao +125 đến +130m và chỉ cần chăm sóc cây tiếp 2 năm. Vì thế cần có các quy định pháp luật ràng buộc các doanh nghiệp cần phải thực hiện khai thác đúng như thiết kế đã được duyệt.

Đặc tính của cây bản địa như cây cỏ Lau, cây Sanh, cây Si, ngoài mục đích để phủ xanh, hấp thụ bụi ra còn nghiên cứu thêm một số đặc tính cải tạo, biến đổi đần lớp đá mặt thành lớp đất dầu chất dinh dưỡng.

Khu vực cốt cải tạo phục hồi ở độ cao +125m đến +130m không thể chuyển đổi tiếp thành các khu dân cư, khu sản xuất. Vì thế có thể nghiên cứu tiếp một số phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau này như: (1) Trồng rừng với các loại cây có giá trị cao về kinh tế và đem lại tính phong phú về đa dạng sinh học cho khu vực; (2) Có thể sử dụng toàn bộ mỏ để xây dựng dự án phát triển dự án du lịch kết hợp với giáo dục đào tạo về khai khoáng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Để đề tài trong luận văn này có tính thực tế áp dụng được cho khu mỏ đá vôi núi Ông Voi – xã Thanh Thủy và nhân rộng tính áp dụng với các mỏ khai thác đá tại các vùng địa hình, kết thúc khai thác khác nhau. Vì thế, cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn kết hợp với phân tích chi phí lợi ích cho từng loại hình, nhằm từng bước tiến hành đưa vào thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiếng Việt

1. Nguyên Lê Anh, Gawronski Stanislcnv (2011), Đánh giá khả năng hấp thụ bụi của một số loài cây ở vùng mỏ vàng Danh - Quảng Ninh, Tạp chí kinh tế sinh thái ISSN: 1859-2317 số 40/2011.

2. Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (2006), Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Kon Tum.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Tài liệu hướng dẫn chi tiết Bản cam kết bảo vệ môi trường, Hà Nội.

4. Lê Minh Châu, Lê Đăng Hoan (2007), “Vài nét về hoàn thổ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản”, Báo cáo Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc lần thứ 18, tr. 41 – 45.

5. Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Phân tích Môi trường.

6. Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long (2011), Dự án cải tạo, phục hồi môi trường mỏ đá vôi Áng Quan, Xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

7. Công ty TNHH Sơn Hữu (2011), Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác mỏ đá vôi làm VLXD thông thường tại núi Ông Voi, xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.

8. Công ty TNHH xi măng Holcim Việt Nam (2011), Dự án cải tạo, phục hồi môi trường mỏ đá vôi Bãi Voi, Cây Xoài, Khoe Lá xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Kiên Giang.

9. Cục Thống kê tỉnh Hà Nam (2005-2009), Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam, Hà Nam.

10. Đỗ Cảnh Dương (2012), Bài tham luận tại Hội thảo “Khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng” do Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam tổ chức, Hà Nội.

11. Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

12. Hồ Sĩ Giao (1996), Cơ sở Công nghệ khai thác đá, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

13.Trần Đức Hạ (2002), Giáo trình quản lý môi trường nước, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

14. Hoàng Thị Hồng Hạnh, Trần Anh Tú (2010), “Đề xuất hướng cải tạo và sử dụng mặt bằng sau khai thác các mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp,

Một phần của tài liệu Đánh giá khai thác đá lộ thiên tại việt nam (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)