Hiện trạng và biến động nguồn lợi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chủng quần và biến động nguồn lợi cá sòng nhật (trachurus japonicus temminck schlegel, 1844) ở vùng đánh cá chung vịnh bắc bộ (Trang 42)

3.4.1. Tỷ lệ sản lượng

Cá sòng Nhật là một trong những đối tượng bắt gặp nhiều và chiếm tỷ lệ sản lượng cao trong các chuyến điều tra bằng lưới kéo đáy ở vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ (Phạm Huy Sơn và nnk, 2011).

Tỷ lệ sản lượng cao được thể hiện rõ qua Hình 3.12. Trung bình các năm từ 2006 – 2013 cá sòng Nhật luôn chiếm từ 3,76 – 16,47% tổng sản lượng chuyến điều tra (Phụ lục 7).

Hình 3.12. Tỷ lệ sản lượng của cá sòng Nhật trong các chuyến điều tra từ năm 2006-2013

Tỷ lệ sản lượng cá sòng Nhật biến thiên theo các năm khá rõ ràng. Các năm 2006, 2007 tỷ lệ sản lượng >10%; các năm 2008 – 2010 tỷ lệ sản lượng giảm xuống mức khoảng 5%; sau đó lại tăng lên hơn 10% trong 2 năm tiếp theo là 2011 và 2012; tới năm 2013 lại giảm xuống dưới 5%. Nếu theo dõi được tỷ lệ này trong một thời gian nữa sẽ co kết luận chính xác về những năm đạt sản lượng cao và thấp của cá sòng Nhật trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ.

Hình 3.12 cho thấy tháng 7 là tháng luôn chiếm tỷ lệ sản lượng cá sòng Nhật cao nhất. Đặc biệt chuyến tháng 7 năm 2011 cá sòng Nhật chiếm tới 48,3% tổng sản lượng chuyến điều tra. Trong khi đó tháng 4 lại là tháng bắt gặp cá sòng Nhật ít nhất. Tỷ lệ trong tháng 4 chỉ dao động từ 1-2% tổng sản lượng ngoại trừ năm 2012 chiếm 7,2%. Điều này được giải thích bởi mùa vụ sinh sản cá sòng Nhật là vào tháng đầu năm tới tháng 4, do vậy tới tháng 7 quần đàn cá bổ sung đã đạt được kích thước mà ở đó mắt lưới kéo đã có thể bắt gặp. Trong Hình 3.8 chúng ta bắt gặp cá sòng ở giai đoạn cá con, chưa thành thục (giai đoạn II) chiếm tới hơn 90% số lượng cá thể bắt gặp ở tháng 7. Chính 2 yếu tố trên giải thích cho tỷ lệ sản lượng cá sòng ở tháng 7 luôn luôn cao nhất trong năm. Ngược lại, tháng 4 và tháng 1 nằm trong mùa sinh sản của cá sòng Nhật, lúc này quần đàn cá được bổ sung năm trước đã bị hao hụt khá nhiều do đó sản lượng cá sòng bị giảm nhiều so với tháng 7 và tháng 10.

- 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 50.0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TỶ l sả n l ư n g ( % ) T1 T4 T7 T10 TB

3.4.2. Năng suất khai thác

Tổng số 1060 lượt trạm nghiên cứu đã được thực hiện trong giai đoạn 2006 – 2013. Trong đó có 821 lượt trạm bắt gặp cá sòng Nhật và 239 lượt trạm nghiên cứu không bắt gặp. Tỷ lệ bắt gặp cá sòng là 77,5% ở các trạm nghiên cứu. Đây là tỷ lệ bắt gặp thuộc nhóm những loài bắt gặp thường xuyên nhất trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ.

Năng suất khai thác (CPUE) của cá sòng Nhật được tính bằng đơn vị kg/h kéo lưới. Có sự biến động mạnh năng suất khai thác theo các chuyến điều tra cũng như theo các tháng, theo các năm. Hình 3.13 biểu diễn năng suất khai thác trung bình theo các chuyến điều tra từ 2006 – 2013.

Hình 3.13. Năng suất khai thác trung bình (CPUEtb) cá sòng Nhật theo các chuyến điều tra từ 2006 – 2013

Trong các chuyến điều tra có sự biến động mạnh năng suất khai thác cá sòng Nhật. Có những chuyến điều tra năng suất khai thác rất cao song có những chuyến lại rất thấp. Biên độ dao động năng suất khai thác từ 0,04 – 83,3kg/h. Năng suất cao nhất ở chuyến tháng 7 năm 2011 đạt trung bình 83,3kg/h; tiếp theo là chuyến tháng 7/2008 đạt 75,9kg/h; chuyến tháng 7/2012 đạt 66,1kg/h; chuyến tháng 7/2007 đạt 53,6kg/h. Hầu hết các chuyến điều tra vào tháng 1 và tháng 4 đều cho năng suất rất thấp. Chuyến tháng 4/2010 năng suất trung bình chỉ đạt 0,04kg/h; chuyến tháng 4/2011 cũng chỉ đạt 0,2kg/h.

CPUE trung bình theo các tháng cũng có sự biến động rất mạnh. Tháng 1 và tháng 4, CPUE chỉ đạt 1,62 và 1,02kg/h. Trong khi đó tháng 7 CPUE đạt tới 45,45kg/h

- 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 T 1 T 4 T 7 T 10 T1 T4 T7 T 10 T1 T4 T7 T 10 T1 T4 T7 T 10 T1 T4 T7 T 10 T1 T4 T7 T 10 T1 T4 T7 T 10 T1 T4 T7 T 10 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 K g / h

và tháng 10 là 10,07kg/h (Hình 3.14). Điều này càng khẳng định cá sòng Nhật tập trung nhiều ở vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ trong năm vào tháng 7.

Hình 3.14. Biến động năng suất khai thác trung bình (CPUEtb) cá sòng Nhật theo tháng

Xét theo chuỗi thời gian từ năm 2006 – 2013, năng suất khai thác có chiều hướng biến động theo chu kỳ tăng giảm. Cứ cách 2 năm tăng rồi lại tới 2 năm giảm mạnh về năng suất. Trong đó năm 2011 là năm đạt năng suất khai thác cao nhất, trung bình CPUE đạt 23,35 kg/h (Hình 3.15).

Hình 3.15. Biến động năng suất khai thác cá sòng Nhật từ năm 2006 - 2013

Qua Hình 3.15 ta thấy năng suất khai thác năm 2013 giảm một cách rõ rệt. CPUE đang từ 18,82kg/h năm 2012 giảm xuống mạnh chỉ còn 2,33kg/h trong năm

1.62 1.02 45.45 10.07 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 T1 T4 T7 T10 CPUE (kg/h) - 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 CPUE (k g/h )

2013. Như vậy với sự biến động mạnh của nguồn lợi cá sòng Nhật và sự biến động có tính chất chu kỳ ta có thể dễ dàng nhận thấy năm 2014 sẽ là năm ít bắt gặp cá sòng Nhật ở vùng đánh cá chung tương tự năm 2013.

3.4.3. Phân bố

Phân bố cá sòng Nhật trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ được tính riêng cho từng chuyến điều tra và theo từng mùa gió. Sự phân bố của cá sòng Nhật được thể hiện bằng sự phân bố năng suất khai thác tại các trạm nghiên cứu. Những trạm có năng suất khai thác cao là những điểm cá sòng Nhật tập trung phân bố nhiều và ngược lại. Hiện trạng phân bố cá sòng Nhật trong 2 năm gần nhất được thể hiện ở Hình 3.16.

Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ tuy là vùng biển chỉ có diện tích khoảng hơn 33 nghìn km2 và không bị chia cắt địa hình. Tuy vậy độ sâu khác nhau và môi trường dinh dưỡng có sự khác nhau giữa các khu ô, do vậy sự tập trung phân bố của cá sòng Nhật cũng có sự khác nhau giữa các khu ô trong vùng. Có những tháng cá sòng Nhật tập trung ở phía bắc của vùng, có những tháng lại tập trung nhiều tại phía nam hoặc giữa vùng đánh cá chung.

Tháng 4/2012 Tháng 4/2013

Tháng 10/2012 Tháng 10/2013

Hình 3.16. Hiện trạng phân bố năng suất khai thác cá sòng Nhật trong năm 2012 - 2013

Qua Hình 3.16 ta thấy giữa các chuyến điều tra của 2 năm 2012 và 2013 thì sự phân bố là tương đối giống nhau. Tháng 1 năm 2012 và 2013 cá sòng Nhật tập trung nhiều hơn ở phía bắc của vùng đánh cá chung. Trong khi đó tháng 7 và tháng 10 của cả 2 năm cá sòng Nhật đều tập trung chủ yếu ở phía nam vịnh. Tháng 4 là tháng cá sòng phân bố rải rác đều khắp vùng.

Trong tháng 7 và tháng 10 năm 2012 cá sòng Nhật có xu hướng tập trung rất nhiều tại một số vị trí. Tại các vị trí này (có CPUE > 100kg/h) sự tập trung phản ánh chính xác sự tụ đàn của cá sòng Nhật. Điều này cho thấy cá sòng Nhật thường tụ thành từng đàn rất lớn để kiếm ăn và sinh tồn cùng nhau – chúng là loài cá sống theo đàn kể cả không phải trong mùa sinh sản (tháng 7).

3.4.4. Mật độ và trữ lượng

Mật độ phân bố cá sòng Nhật có xu hướng biến động tương tự biến động của năng suất khai thác. Mật độ phân bố trung bình trong năm cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 1 và 4. Mật độ phân bố cao nhất là vào tháng 7 năm 2008, đạt 1.281,8kg/km2. Tiếp theo là tháng 7/2012 đạt 1.245,3kg/km2; tháng 7/2011 đạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.118,4kg/km2. Trong khi đó, hầu hết vào tháng 1 và tháng 4 mật độ phân bố cá sòng rất thấp, cá biệt vào tháng 4/2010, mật độ phân bố chỉ còn là 1,3kg/km2 (Hình 3.17 và Phụ lục 9).

Hình 3.17. Biến động mật độ phân bố cá sòng Nhật theo các chuyến điều tra từ 2006 – 2013

Qua Hình 3.17 ta dễ dàng nhận thấy năm 2013 là năm có mật độ phân bố rất thấp. Tháng 7 là tháng cao nhất trong năm cũng chỉ đạt 85,2kg/km2 và trung bình cho cả năm là 43,3kg/km2. So sánh ANOVA về mật độ phân bố giữa năm 2013 với 2 năm có mật độ thấp là năm 2009 và 2010 cho kết quả năm 2013 có mật độ phân bố trung bình thấp nhất; mật độ phân bố trung bình năm 2009 và năm 2010 không có sự khác nhau có ý nghĩa (P<0,05). Điều này dẫn tới thực trạng về nguồn lợi cá sòng đang nằm trong xu thế chung của nguồn lợi hải sản vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ là có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng trong thời gian gần đây (Phạm Huy Sơn và nnk, 2011).

Dựa vào kết quả về mật độ phân bố cá sòng Nhật ở vùng đánh cá chung, trữ lượng cá sòng Nhật theo các chuyến điều tra được thể hiện qua Bảng 3.6. Theo đó, trữ lượng tức thời của cá sòng Nhật ở vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ cao nhất vào tháng 7 năm 2012, đạt 23.000 tấn và thấp nhất chỉ đạt 24,5 tấn vào tháng 4/2010. Xét trung bình theo các năm, năm 2012 có trữ lượng cả năm ước đạt khoảng hơn 7000 tấn và thấp nhất vào năm 2013, trữ lượng ước đạt chỉ còn gần 900 tấn cá sòng Nhật. - 200.0 400.0 600.0 800.0 1,000.0 1,200.0 1,400.0 T 1 T 4 T 7 T 10 T1 T4 T7 T 10 T1 T4 T7 T 10 T1 T4 T7 T 10 T1 T4 T7 T 10 T1 T4 T7 T 10 T1 T4 T7 T 10 T1 T4 T7 T 10 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 C P U A ( k g/ k m 2)

Bảng 3.6. Trữ lượng tức thời (tấn) cá sòng Nhật qua các chuyến điều tra từ 2006 - 2013 Năm Tháng 1 Tháng 4 Tháng 7 Tháng 10 Trung bình 2006 226,4 721,2 7.296,5 6.302,7 3.636,7 2007 542,8 520,0 10.615,3 6.294,0 4.493,1 2008 271,8 592,8 21.558,7 2.356,5 6.194,9 2009 880,0 276,0 5.859,1 928,1 1.985,8 2010 138,8 24,5 4.510,2 743,7 1.354,3 2011 261,8 69,9 19.401,3 4.938,9 6.168,0 2012 1.641,9 1.363,3 23.000,0 2.738,7 7.186,0 2013 1.258,4 300,7 1.435,0 600,8 898,7 Trung bình 652,7 483,5 11.709,5 3.112,9

Dựa vào những kết quả phân tích về tỷ lệ sản lượng, biến động mật độ phân bố và trữ lượng trung bình của cá sòng Nhật qua các năm ta có thể kết luận cá sòng Nhật có sự biến động nguồn lợi theo mùa và theo chu kỳ năm. Trong 1 năm, theo các mùa thì mùa thu (tháng 7) cá sòng Nhật có trữ lượng nhiều nhất và thấp nhất thường vào mùa xuân hoặc hè. Xét theo chuỗi thời gian từ năm 2006 – 2013 thì mùa thu năm nào trữ lượng cá sòng Nhật cũng cao nhất và cao hơn rất nhiều các mùa còn lại. Phân tích ANOVA (P<0,05) cho thấy không có sự khác nhau đáng kể về trữ lượng trung bình giữa mùa đông (tháng 1) và mùa hè (tháng 4). Điều này cho thấy trong mùa cá sòng sinh sản (từ tháng 1 – tháng 4) cá sẽ di cư nhiều hơn tới các vùng nước khác ngoài vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, làm cho trữ lượng tức thời trong vùng đánh cá chung xuống thấp trong mùa này.

Xét theo chu kỳ năm ta có thể dễ dàng nhận ra sự biến động nguồn lợi cá sòng Nhật xét theo trữ lượng trung bình hằng năm. Cứ sau 2 năm trữ lượng tăng cao sẽ tới 2 năm tiếp theo trữ lượng cá sòng Nhật xuống thấp. Và nếu qui luật này chính xác thì dự báo năm 2014 trữ lượng cá sòng Nhật cũng sẽ rất thấp, tương tự như năm 2013. Nếu tiếp tục được điều tra thì dự báo năm 2015 và 2016 trữ lượng cá sòng Nhật sẽ tăng cao trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ.

CHƯƠNG 4 . KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Chiều dài trung bình của cá sòng Nhật trong năm 2013 cao nhất vào tháng 10, đạt 168mm và thấp nhất vào tháng 4, chỉ đạt 144mm. Trong cấu trúc quần đàn cá sòng Nhật thì các nhóm chiều dài ưu thế đều là những nhóm cá chưa trưởng thành.

Sinh trưởng của cá sòng Nhật đực và cái đều thuộc dạng sinh trưởng bất đẳng, sinh trưởng về khối lượng nhanh hơn sinh trưởng về chiều dài; trong khi đó đối với cá chưa xác định giới tính, sinh trưởng về chiều dài lại nhanh hơn sinh trưởng về khối lượng.

Cấu trúc quần đàn cá sòng Nhật bắt gặp trong vùng đánh cá chung bao gồm 6 nhóm tuổi (từ nhóm 0+ đến 5+), trong đó các nhóm tuổi từ 0+ đến 2+ chiếm phần lớn số lượng trong quần đàn. Chiều dài FL tương ứng với các nhóm tuổi từ 0+ - 5+ lần lượt là 121,1mm; 160,2mm; 188,7mm; 218,6mm, 250,5mm và 290mm.

Trong cấu trúc quần đàn cá sòng Nhật thì tỷ lệ cá cái lớn hơn nhiều so với cá đực, tỷ lệ đực cái trung bình từ năm 2006 – 2013 là 0,57đực/1 cái.

Trong năm cá sòng Nhật thành thục sinh dục vào những tháng cuối của năm trước và sinh sản rộ vào những tháng đầu năm tiếp theo. Chiều dài thành thục sinh dục Lm50 của cá đực là 198,5mm và của cá cái là 185mm. Cá sòng Nhật bắt đầu thành thục sinh dục đa số là khi đã sang tuổi thứ 2.

Tỷ lệ sản lượng cá sòng Nhật dao động từ 3,76 – 16,47% tổng sản lượng các chuyến điều tra. Trong năm tỷ lệ cao nhất bắt gặp ở tháng 7 và thấp nhất vào tháng 1 hoặc tháng 4.

Năng suất khai thác trung bình theo các năm dao động từ 2,33 – 23,35kg/h và có sự biến động mạnh theo các năm. Trong năm thì năng suất khai thác ở tháng 7 luôn cao hơn các tháng còn lại và thấp nhất là ở tháng 4.

Mật độ phân bố cá sòng Nhật không đồng đều trên toàn vùng đánh cá chung. Mật độ trung bình toàn vùng theo năm dao động từ 43,3 – 391,5kg/km2. Theo các tháng trong năm thì mật độ cá sòng cao nhất ở tháng 7 và thấp nhất vào tháng 4.

Trữ lượng tức thời nguồn lợi cá sòng Nhật dao động từ 900 – 23.000 tấn. Xét theo chuỗi thời gian, trữ lượng cá sòng Nhật có sự biến thiên theo khoảng thời gian 2

năm tăng rồi lại giảm mạnh ở 2 năm tiếp theo. Xét theo mùa trong năm thì mùa thu cá sòng Nhật có trữ lượng lớn nhất và thấp nhất ở mùa xuân và mùa hè.

4.2. Khuyến nghị

Cá sòng Nhật là một trong những loài thuộc diện có sản lượng cao nhất ở vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ. Tuy vậy trữ lượng của loài cá này có sự biến động theo chu kỳ vì thế cần có biện pháp khai thác hợp lý để đảm bảo khả năng tái tạo quần đàn cá sòng Nhật.

Cá sòng Nhật là loài cá đang chịu áp lực khai thác lớn khi mà đa số cá thể bắt gặp đều chưa đạt tới giai đoạn sinh sản. Do vậy cần có biện pháp để giảm áp lực khai thác đối với loài cá này.

Nghiên cứu về cá sòng Nhật vẫn còn những hạn chế nhất định về tập tính di cư, tụ đàn và một số đặc điểm sinh sản . Vì vậy cần khuyến khích thêm những nghiên cứu sâu về loài cá này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. TRẦN VĂN CƯỜNG. 2004. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chủng quần cá sòng Nhật ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông

nghiệp I Hà Nội.

2. NGUYỄN XUÂN HUẤN. 1996. Đặc điểm sinh trưởng, biến động trữ lượng và dự

báo khả năng khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển Bình Thuận - Ninh

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chủng quần và biến động nguồn lợi cá sòng nhật (trachurus japonicus temminck schlegel, 1844) ở vùng đánh cá chung vịnh bắc bộ (Trang 42)