Vấn đề nghèo của huyện Nậm Pồ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm giảm nghèo cho người dân tại xã phìn hồ huyện nậm pồ tỉnh điện biên (Trang 29)

Ngày 27 tháng 12 năm 2013 UBND huyện Nậm Pồ đã đưa ra quyết định số: 708/QĐ-UBND phê duyệt danh sách hộ nghèo, cận nghèo năm 2014 trên địa bàn huyện, kết quả cụ thể như sau:

T ng số hộ điều tra trên địa bàn : 7.873 hộ, trong đó: - Số hộ nghèo: 4.607 hộ, chiếm 58.52%

- Số hộ cận nghèo: 491 hộ, chiếm 6.24%

Nậm pồ là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, nguyên nhân chủ yếu là huyện mới vừa thành lập năm 2012, người dân làm nông nghiệp là chính, mang nặng phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí thấp,[4]

21

PHẦN 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Các hộ nông dân trên địa bàn xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

3.1.2.1. Về không gian

Các số liệu được điều tra trên địa bàn xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3.1.2.2. Về thời gian

Số liệu và kết quả nghiên cứu được s dụng trong nghiên cứu đề tài là số liệu của 3 năm (2012 - 2014).

Các số liệu điều tra về hộ được tập trung vào năm 2014.

Thời gian triển khai thực hiện đề tài: Từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 04 năm 2015.

3.2. Nội dung nghiên cứu

+ Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

+ Thực trạng nghèo tại xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trong 3 năm 2012- 2014.

+ Xác định và phân tích các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến nghèo của người dân tại xã.

+ Đề xuất được các giải pháp giảm nghèo phù hợp và thật sự thiết thực giúp các hộ gia đình nghèo tại địa phương nhằm góp phần giảm tỷ lệ nghèo và xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Những báo cáo, chuyên đề và tài liệu tập huấn, các thông tin về công tác giảm nghèo của địa phương.

- Báo cáo kinh tế - xã hội của địa phương.

- Các thông tin do cán bộ địa phương cung cấp.

- Các kết quả nghiên cứu, các kinh nghiệm giảm nghèo của các quốc gia.

3.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Chọn điểm điều tra

Phìn Hồ là một xã vùng cao biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào, có đường biên giới dài 4,9 km; diện tích tự nhiên là 11.491,26 ha, t ng dân số toàn xã là: 572 hộ; 3.165 khẩu phân chia thành 7 bản, với 04 dân tộc anh em sinh sống. Qua điều tra và tìm hiểu tôi chọn ra 4 bản để thực hiện điều tra.

- Bản Phìn Hồ và Đề Pua là hai bản khó khăn của xã, cách xa trung tâm xã, chưa có điện lưới, hệ thống giao thông không thuận tiện, địa hình hiểm trợ, đồi núi nên người dân chủ yếu canh tác lúa nương, lạc hậu mang nặng phong tục tập tục quán, người dân phần đông là theo đạo vàng chứ.

- Bản Đệ Tinh II và bản Chăn Nuôi là hai bản gần trung tâm xã, có điều kiện điện lưới, hệ thống giao thông và thủy lợi thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao

 Các bản trên nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn trong sản do trình độ dân trí thấp, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, dám nghĩ không dám làm vì vậy nên tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao.

Chọn mẫu điều tra:

Căn cứ vào danh sách hộ nghèo của xã Phìn Hồ năm 2014 đã có trong quá trình thu thập số liệu thứ cấp và dựa vào số hộ nghèo của các bản ta chọn các hộ trong danh sách để điều tra. Do điều kiện thời gian, điều kiện bản thân có hạn và căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài nên tôi chỉ chọn 60 hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo thuộc 4 bản để tiến hành điều tra phỏng vấn. Đồng thời phỏng vấn sâu các cán bộ xã và các trưởng bản của các bản điều tra.

23 Bảng 3.1. Số hộ điều tra ở các bản ĐVT:Hộ STT Bản Loại hộ Phìn Hồ Đề Pua Đệ Tinh II Chăn Nuôi Tổng 1 Thoát nghèo 2 3 3 2 10 2 Cận nghèo 5 5 5 5 20 3 Nghèo 8 7 7 8 30

Phƣơng pháp điều tra

- Phương pháp quan sát: Quan sát trực quan về điều kiện thực tế của địa bàn cũng như về thông tin của hộ điều tra để có được những thông tin cần thiết. Đồng thời quan sát cũng là một phương pháp kiểm tra tính chính xác của thông tin phỏng vấn được.

- Điều tra bằng bảng hỏi: Dựa vào bảng hỏi đã thiết lập, tiến hành phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc một cách linh hoạt.

- Phỏng vấn bán cấu trúc: Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của các đối tượng được điều tra mà đặt ra các câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh theo các nội dung có trước.

Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra bao gồm các nội dung liên

quan đến thông tin chung của hộ, tình hình sản xuất của hộ trong năm 2014.

3.3.1.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu

- Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, t ng hợp sao cho phù hợp với các mục tiêu của đề tài.

- Số liệu sơ cấp: Được x lý trên bảng Excel. - Phương pháp phân tích so sánh

- Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phìn Hồ là một xã vùng cao biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào, có đường biên giới dài 4,9 km; diện tích tự nhiên là 11.491,26 ha, t ng dân số toàn xã là: 572 hộ; 3.165 khẩu phân chia thành 7 bản, với 04 dân tộc anh em sinh sống đó là: (Kinh, Thái, Mông, Hoa (xạ phang); cách trung tâm huyện khoảng 40 km, Địa giới hành chính xã Phìn Hồ:

+ Phía Đông: Giáp xã Ma Thì Hồ của huyện Mường Chà; + Phía Tây: Giáp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào; + Phía Nam: Giáp xã Si Pa Phìn;

+ Phía Bắc: Giáp xã Chà Nưa.

Xã Phìn Hồ có vị trí tương đối thuận lợi có trục liên huyện đi qua tạo điều kiện tốt cho sự phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán, trao đ i hàng hóa giữa các xã và huyện lân cận.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Phìn Hồ là xã có địa hình phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây dọc biên giới Việt - Lào, xung quanh được bao bọc bởi hai dãy núi, giữa là thung lũng gồm các đồi và khe suối nhỏ chạy về hướng Bắc. Do địa hình phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến quá trình khai thác và s dụng đất, không đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp về mùa khô và mở rông canh tác, chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng như cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nên mỗi năm chỉ sản xuất được một vụ.

25

4.1.1.3. Khí hậu

Phìn Hồ có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến bất thường, phân hoá đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 - 230

C, chất lượng mưa trung bình từ 1.700 - 2.500 mm, độ ẩm trung bình từ 83 - 85%.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất:

T ng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính xã là 11.491,26 ha. Trong đó: đất nông nghiệp là 719,8 ha, Diện tích đất lâm nghiệp có rừng hiện có trên toàn xã là 1.052,29 ha,

Tài nguyên rừng:

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng hiện có trên toàn xã là 1.052,29 ha, các đơn vị đã tích cực chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng hiện có.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng, ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc khai thác rừng trái pháp Luật.

Bảo vệ chăm sóc tốt diện tích rừng tự nhiên, rừng cây thông của 2 bản Đề Pua và Mạy Hốc, không có vụ cháy rừng nào xảy ra trong năm 2014, tỷ lệ che phủ rừng 9,1 %.

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của xã Phìn Hồ rất hạn chế, cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó vì vậy cần có giải pháp hợp lý về công tác thuỷ lợi, kết hợp với nâng cao độ che phủ của rừng để đảm bảo nguồn nước cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã trong tương lai.

4.1.2. Đặc điểm về kinh tế

4.1.2.1. Về sản xuất Nông nghiệp a, Trồng trọt a, Trồng trọt

* T ng diện tích gieo trồng là 719,8 ha. T ng sản lượng cây có hạt đạt 11.259,35 tấn, trong đó:

- Sản lượng thóc: 10.962,25 tấn; - Sản lượng ngô: 1.297,1 tấn;  Cây lương thực có hạt.

- Cây lúa ruộng diện tích gieo: 70 ha, năng suất 46 tạ/ha, sản lượng 3.220 tấn, đạt 100% kế hoạch giao.

- Cây lúa nương diện tích gieo: 573 ha, năng suất đạt 13,5 tạ/ha; Sản lượng 7.742,25 tấn. đạt 100 % kế hoạch giao.

- Cây ngô trồng được 76,3 ha, năng suất đạt 17 tạ/ha; Sản lượng 1.297,1 tấn. đạt 100 % kế hoạch giao.

* Bình quân lương thực đầu người đạt 340 kg/người/ năm.  Cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đậu tương diện tích 12 ha; năng suất 10 tạ/ha, sản lượng 12 tấn, đạt 100% kế hoạch giao.

- Cây lạc diện tích 5,5 ha, năng suất 10 tạ/hạ, đạt sản lượng 5,5 tấn, đạt 100% kế hoạch giao.

- Diện tích sắn 40,8 ha, năng suất 70 tạ//ha, sản lượng 2.856 tấn, đạt 100% kế hoạch giao.

Đạt được những kết quả trên là do có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các lãnh đạo UBND xã tới từng bản, giúp nhân dân hiểu và biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao sản lượng lương thực.

Tuyên truyền vận động Nhân dân tận dụng hết quỹ đất sẵn có để phát triển sản xuất Nông nghiệp, trồng thêm các loại cây ngắn ngày sau khi thu hoạch vụ mùa.

27

Tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng được theo dõi, phát hiện và x lý kịp thời nên mức độ gây hại không ảnh hưởng lớn đến năng xuất, sản lượng cây trồng.

b,Chăn nuôi:

Nhìn chung t ng đàn gia súc, gia cầm tăng so với cùng kỳ năm 2012, song chưa đạt chỉ tiêu, kế hoạch, nguyên nhân là do người dân chưa chú trọng trong việc chăn nuôi mặt khác tại địa phương không có bãi chăn thả trâu, bò chủ yếu là nuôi nhốt hoặc chăn dắt; việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng ph biến, nhiều dịch bệnh.

Tăng cường công tác chỉ đạo các bản tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống đói rét và dịch bệnh cho trâu bò trong mùa đông.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của xã Phìn Hồ

STT Vật nuôi Năm 2012 (con) Năm 2013 (con) Năm 2014 (con) So sánh 13/12 14/13 BQ 1 Trâu 1025 1295 1457 126.34 112.51 119.43 2 Bò 387 417 428 107.75 102.64 105.19 3 Ngựa 346 401 460 115.9 114.71 115.30 4 Lợn 1804 2502 1569 138.69 62.71 100.7 5 Gia cầm 1931 3911 8860 202.54 226.54 214.54 (Nguồn: UBND xã Phìn Hồ)

T ng đàn trâu, bò qua các năm có sự thay đ i và có xu hướng tăng. Hầu hết mỗi gia đình bình quân có 1 - 2 con trâu hoặc bò, đây là nguồn sức kéo và là nguồn cung cấp phân cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.

Đàn lợn có số lượng tăng qua các năm, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 0.7%. Xong, chưa n định, năm 2014 Đàn lợn giảm mạnh do có đợt dịch bệnh đến nhanh lay lan mạnh người dân nuôi chăn thả, không chủ động trong công tác phòng chống dịp bệnh.

Đàn gia cầm có số lượng tăng qua các năm, tốc độ bình quân tăng 114.54%, do người dân đã tận dụng những tiềm năng về thức ăn, sức lao động, thời gian nông nhàn để nâng cao thu nhập, được sự quan tâm chỉ đạo của cán bộ chính quyền địa phương đặc biệt là cán bộ thú y xã.

Tuy nhiên trên địa bàn xã chưa hình thành các điểm chăn nuôi tập trung, phần lớn đều chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình. Vẫn còn tình trạng nhiều hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi đặt gần nơi ở và sinh hoạt của gia đình gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và vệ sinh môi trường trong khu dân cư

c, Lâm nghiệp.

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng hiện có trên toàn xã là 1.052,29 ha, các đơn vị đã tích cực chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng hiện có.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng, ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc khai thác rừng trái pháp Luật.

Bảo vệ chăm sóc tốt diện tích rừng tự nhiên, rừng cây thông của 2 bản Đề Pua và Mạy Hốc, không có vụ cháy rừng nào xảy ra trong năm 2014, tỷ lệ che phủ rừng 9,1 %.

d, Thủy sản

Diện tích nuôi thủy sản 5,0 ha, sản lượng ước đạt 4,8 tạ/ ha.

e, Khuyến nông - Khuyến lâm

Tiếp tục thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân trong sản xuất nông, lâm nghiệp, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Các chương trình khuyến nông thực hiện theo kế hoạch đề ra.

29

Công tác khuyến nông được chú trọng triển khai có hiệu quả tại các bản trong toàn xã, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về Nông nghiệp, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin về thị trường, giá cả giúp người dân hiểu và nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ bản, áp dụng vào sản xuất Nông - Lâm nghiệp.

Các chế độ ưu đãi luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Trong năm 2014 toàn xã được hỗ trợ giống lúa, ngô, đậu tương cấp cho các hộ gia đình khó khăn trên toàn xã, trong đó:

* Hỗ trợ giống Nông nghiệp. + Ngô LVN 10 (Tw): 771,1 kg.

+ Đậu tương DT 84 (Tw ): 1.256,3 kg. + Gạo: 10.050 kg.

Muối I ốt Số lượng 3.220 kg, Bột canh I ốt 1.059,4kg đã cấp cho hộ nghèo trong toàn xã.

Trong năm dự án W B đã cấp cho 7/7 bản với số lượng: 298 con lợn, 175 con ngan, 148 con dê, 490 con gà.

4.1.2.2. Tài nguyên - môi trường

Chỉ đạo chuyên môn thực hiện nghiêm túc việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai: trong 10 tháng vừa qua tại xã đã tiếp nhận 2 vụ việc về tranh chấp đất đai: 1 vụ đã giải quyết lần một tại xã nhưng chưa thành, 1 vụ vừa nhận chưa tiến hành giải quyết do đang thu thập những thông tin, giấy tờ, chứng cứ liên quan.

Đồng thời trong đó chuyển nhượng quyền s dụng đất 15 hợp đồng, đảm bảo phục vụ cho người dân kịp thời và đúng theo quy định của pháp luật.

- Môi trường xã Phìn Hồ chưa bị ô nhiễm, nhưng hiện nay việc khai thác tài nguyên chưa có quy hoạch, vì vậy cần có biện pháp bảo vệ môi trường để hạn chế suy giảm môi trường, việc nông dân s dụng ngày càng

tăng nguồn phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật gây ra ô nhiễm môi trường đất và nước.

- Hiện trạng môi trường sống của nhân dân trong xã bị ô nhiễm bởi nước thải, chất thải rắn không được thu gom và x lý. Các nghĩa trang hiện

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm giảm nghèo cho người dân tại xã phìn hồ huyện nậm pồ tỉnh điện biên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)