Phát triển hài hoà đi đôi với việc quan tâm đến điều kiện vật chất, tinh thần, văn hóa. Cuộc sống ấm no hạnh phúc thì trước tiên là phải đủ ăn, mặc, đầy đủ phương tiện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình, điều đó nhằm kích thích mọi người trong quá trình sản xuất và đời sống. Tài sản thể hiện điều kiện phục vụ sản xuất cũng như sinh hoạt của hộ có tốt hay không. Qua điều tra và t ng hợp số liệu có được tình hình tài sản của các hộ điều tra thể hiện ở bảng sau:
47
Bảng 4. . Tài sản của nhóm hộ điều tra
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhóm hộ nghèo (n=30) Nhóm hộ cận nghèo (n=20) Thoát nghèo (n=10) 1 Nhà c a Nhà kiên cố % 0 0 70 Nhà bán kiên cố 100 100 30 2 Dụng cụ sinh hoạt Ti vi 20 50 70 Xe máy 100 100 100 Tủ lạnh 0 0 40 Xe đạp 0 0 0 Điện thoại 100 100 100 3 Công cụ sản xuất chủ yếu Máy xay sát 3.33 30 60 Trâu, bò 100 100 100 Lợn nái 70 100 100 4 T ng giá trị sản phẩm 1000đ 1.960.265 2.903.310 2.770.055
5 Cơ cấu giá trị sản phẩm % 26,02 37,21 36,77
6 Gía trị sản phẩm bình quân/hộ (1000đ) 65.342,17 140.165,50 277.005,50
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra,2014)
Thông qua bảng số liệu, nhóm hộ nghèo và cận nghèo đều vẫn sống trong những ngôi nhà bán kiên cố. Tivi là phương tiện sinh hoạt không thể thiếu đối với các hộ, từ ngày có điện lưới quốc gia các hộ đều cố gắng sắm cho mình những chiếc tivi, giá trị của những chiếc tivi có thể từ vài trăm nghìn đến vài triệu, tuy nhiên chỉ có 20% hộ nghèo, 50% hộ cận nghèo và 70% hộ thoát nghèo có tivi phục vụ nhu cầu của gia đình. Tỷ lệ này rất thấp do có một số bản vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Xe máy là phương tiện đi lại, giao lưu của người dân, từ bảng số liệu ta có thể thấy tỉ lệ số hộ có xe máy đi lại cao 100% đối với các nhóm hộ, mỗi hộ đều cố gắng sắm cho mình một cái, những hộ có điều kiện hơn có 2 - 3 chiếc xe máy. Tuy nhiên giá trị của
những chiếc xe máy này khác nhau, chúng có giá trị từ 5 triệu đến 20 triệu đồng. Những hộ nghèo và cận nghèo không có điều kiện mua tủ lạnh phục vụ sinh hoạt hàng ngày, chỉ có 40% hộ thoát nghèo có tủ lạnh, điều này cho thấy mức sống và chi tiêu của nhóm hộ thoát nghèo cao hơn so với nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Mỗi hộ dân dù nghèo hay thoát nghèo đều có điện thoại để liên lạc, những chiếc điện thoại có giá trị tư vài trăm đến vài triệu đồng. Sự khác nhau về tài sản sinh hoạt giữa nhóm hộ nghèo và nhóm hộ cận nghèo cho thấy mức sống, mức chi tiêu của hai nhóm hộ này là khác nhau tuy nhiên khác nhau không đáng kể.
Công cụ sản xuất của hai nhóm hộ cũng có sự khác nhau. Ở nhóm hộ nghèo 3.33% số hộ có máy xay sát phục vụ gia đình và con số này ở nhóm hộ cận nghèo là cao hơn với 30% số hộ có máy xay sát và hộ thoát nghèo là 60%. Trâu bò là tài sản không thể thiếu đối với các hộ gia đình 100% số hộ có trâu, bò làm sức kéo và cung cấp phân bón. Có thể nói trâu, bò là tài sản có giá trị nhất của các gia đình, các hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ vay vốn để mua trâu, bò.
Giá trị tài sản bình quân/hộ có sự chênh lệch, bình quân 1 hộ nghèo có giá trị tài sản là 65.342.170 đồng/hộ còn đối với nhóm hộ cận nghèo bình quân 1 hộ có giá trị tài sản là 140.165.500đồng/hộ và hộ thoát nghèo là 277.005.500 đồng. Điều này cho thấy mức sống và điều kiện sinh hoạt của nhóm hộ thoát nghèo và cận nghèo cao hơn nhóm hộ nghèo, tuy nhiên mức sống này vẫn còn thấp.