Trong cuộc sống hàng ngày

Một phần của tài liệu Lịch sử trang phục áo dài việt nam (Trang 44)

6. Bố cục báo cáo đề tài

2.2.2. Trong cuộc sống hàng ngày

Đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Ở Việt Nam, áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi. Nó đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng những ngày lễ quốc gia, lễ cƣới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trọng. Khi tham dự một sự kiện đặc biệt nào đó hoặc xuất hiện trên truyền hình, áo dài luôn là trang phục đƣợc phụ nữ Việt Nam ƣu tiên lựa chọn vì nó góp phần tôn lên vẻ đẹp của họ.

Không gì đẹp mắt và thanh bình khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh trong bộ đồng phục áo dài trắng thƣớt tha đổ về các cổng trƣờng. Trên những

40

chuyến bay đƣờng dài, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tƣơi, đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Ở công sở, nhìn các cô, các chị dịu dàng, duyên dáng trong chiếc áo dài - những tà áo dài chở gió, thấy đƣợc cảm giác tƣơi mát hơn. Trong các buổi dạ tiệc, chiếc áo dài Việt Nam vẫn lộng lẫy, độc đáo, không thua bất kỳ bộ trang phục của các quốc gia nào khác trên thế giới. Và nhƣ một điểm nhấn trong những thời khắc đẹp nhất của ngƣời con gái, áo dài thêm chiếc khăn vành trên đầu nhƣ “vƣơng miện” với chiếc áo choàng khoác bên ngoài sẽ thành bộ lễ phục “chói sáng” cho cô dâu ngày bƣớc lên xe hoa.

Trong các cuộc thi hoa hậu trong nƣớc, một loại trang phục không thể thiếu với các thí sinh đó là áo dài. Phần thi trình diễn áo dài là phần thi đầu tiên và bắt buộc với mỗi thí sinh. Qua nhiều năm thay đổi hình thức tổ chức, nhƣng trang phục áo dài là không thể thiếu cho những cuộc thi sắc đẹp trong nƣớc. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của trang phục áo dài trong các cuộc thi sắc đẹp.

Áo dài vừa kín đáo với chiếc cổ cao ôm khít, lại vô cùng gợi cảm với dáng áo vừa vặn ôm trọn phần eo, mở tà khéo léo khoe phần hông, và cuối cùng là phóng khoáng với hai tà áo tung bay trong gió. Chiếc áo dài tựa hình ảnh ngƣời phụ nữ Việt Nam nhỏ nhắn mà dịu dàng, kín đáo nhƣng vô cùng gợi cảm, bình dị và thanh cao nhƣ một đóa sen luôn đẹp kể cả giữa bùn lầy. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tƣợng của trang phục phụ nữ Việt Nam, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của ngƣời phụ nữ Việt. Trong suốt gần ba ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam gần nhƣ luôn phải chống nạn ngoại xâm để trƣờng tồn và bảo vệ những giá trị truyền thống về văn hóa, kỷ cƣơng gia đình. Chiếc áo dài là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của dân tộc. Ngoài vẻ đẹp trang

41

nhã, thanh lịch, cách cấu trúc còn ẩn tầng ý nghĩa dạy dỗ về “đạo làm ngƣời” của tiền nhân.

Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của nhân dân ta. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dƣới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩ nghệ thuật. Với khởi sinh từ chức năng cơ bản trƣớc nhất của nó là bảo vệ con ngƣời, áo dài Việt Nam ngày càng hoàn thiện mình để hòa hợp với những nét riêng của ngƣời phụ nữ Việt, nâng cái đẹp đến giá trị thực sự của nó - vẻ đẹp của sự hòa quyện giữa nội tâm và hình thức, giữa cái truyền thống và cái hiện đại.

Hình ảnh áo dài truyền thống trong Hội Lim

Hội Lim là một sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hóa truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca quan họ Bắc Ninh trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc Việt.

Áo tứ thân xuất hiện từ bao đời nay đã trở thành biểu tƣợng của vùng đất Kinh Bắc. Những ngày diễn ra hội hát giao duyên, áo tứ thân lại phấp phới bay cùng những làn điệu mƣợt mà của ngƣời quan họ. Ngƣời quan họ ăn nói nhẹ nhàng, cử chỉ nết na, các cô gái làng quan họ mỗi dịp hội hè lại bận áo tứ thân, đội khăn mỏ quạ vốn duyên dáng lại càng duyên dáng hơn, vốn đằm thắm lại đằm thắm thêm.

Một chiếc áo tứ thân, một chiếc khăn mỏ quạ, một chiếc nón quai thao, thêm nụ cƣời tình tứ và câu hát ngọt ngào của các liền chị duyên dáng bên cạnh các liền anh, tất cả đã trở thành ấn tƣợng, trở thành niềm tự hào của Bắc Ninh. Dân ca quan họ Bắc Ninh có từ bao giờ? Điều này đến nay vẫn chƣa biết chính xác, ngƣời dân nơi đây chỉ biết rằng từ khi họ sinh ra thì đã biết đến quan họ. Cứ mỗi độ xuân sang, trên mỗi dòng sông, mỗi đình làng của vùng quê Kinh Bắc lại thắm đƣợm sắc màu của những tấm áo tứ thân duyên dáng, các liền chị e ấp tay cầm chiếc nón quai thao nhƣ để làm duyên, nó vốn dĩ

42

quen thuộc nhƣ cuộc sống hàng ngày nhƣng lại có sức sống bền bỉ vƣợt thời gian.

Về với hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức, không gian xao xuyến lòng ngƣời. Những áo mớ ba mớ bảy, nón quai tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi nhƣ ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con ngƣời và tạo vật. Nhìn những cánh áo đủ màu sắc, mớ ba mớ bảy lƣợn vòng trong lễ hội mang dáng dấp cổ xƣa của tà áo dài truyền thống Việt Nam, đây là những cánh áo đặt dấu ấn đầu tiên cho tà áo dài Việt Nam ngày nay.

Nói đến hội Lim du khách và nhân dân địa phƣơng sẽ nghĩ ngay đến những câu hát giao duyên đằm thắm, ngọt ngào, những lời lẽ, ý tứ sâu xa mà thi vị và hiện nay trong tâm thức là cánh áo tứ thân đủ màu sắc đi cùng nón quai thao của các liền chị, những chiếc ô lục soạn của các liền anh. Điều đó đủ để thấy tà áo ấy gắn bó thế nào với ngƣời dân quan họ.

Nhiều du khách đến với hội Lim nghe hát quan họ lại muốn đích thân đƣợc mặc những cánh áo dài cổ đó để cảm nhận đủ chất thi vị của âm nhậc khi hòa cùng màu sắc của trang phục. Quả là khó hình dung nếu thiếu những tà áo dài trong những ngày hội, sẽ thật là hụt hẫng và khô cứng khi nghe những giai điệu ngọt lịm mà đôi mắt không tim đƣợc hồn quê trong tà áo dài, bởi chúng đã quyện vào nhau, sống với nhau nhƣ xác với hồn, nó đã là đặc trƣng cho ngày hội Lim.

Một phần của tài liệu Lịch sử trang phục áo dài việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)