6. Bố cục báo cáo đề tài
2.2.1. Trong thơ ca
Chiều nào áo tím nhiều quá / lòng thấy rộn ràng nhớ ngƣời
Giọng hát trầm ấm, dìu dặt của Duy Trác cất lên đâu đó trong ngày đầu thu gợi nhớ hình ảnh và nơi chốn thân quen trƣớc “cổng trƣờng áo tím” những chiều tan học. Áo tím túa ra nhƣ đàn bƣớm, áo tím thƣớt tha dọc theo những “lối đi dƣới lá” trên lề đƣờng Phan Thanh Giản, trên những đƣờng phố Sài Gòn ngập nắng. Những tà áo nhẹ bay trong gió từ lâu lắm đã đi vào thơ ca, làm rung động lòng ngƣời và là nguồn cảm hứng vô tận của những ngƣời làm thơ, viết nhạc. Tà áo nên thơ ấy dƣới đôi mắt ngắm nhìn của ngƣời nghệ sĩ là bức tranh sinh động với nhiều đƣờng nét, nhiều dáng vẻ, thể hiện qua từng lời thơ, ý nhạc:
Dƣới mắt Phạm Đình Dƣơng là “áo bay ở, khép nghìn tâm sự…” (Mộng dƣới hoa)
Dƣới mắt Vũ Thành là “áo dài bay ngờm ngợp cả khung trời…” (Mùa kỷ niệm)
Dƣới mắt Hoàng Dƣơng là “Áo mầu tung gió chơi vơi...” (Hƣớng về Hà Nội)
Dƣới mắt Trịnh Công Sơn là “Áo xưa lồng lộng đã xô dạt trời chiều...” (Tình nhớ)
Những vạt áo dài, từ lâu lắm, đã lất phất trong những trang thơ tiền chiến. Từ…
“Đôi tà áo lụa bay trong nắng” (Áo lụa, Bàng Bá Lân) đến…
“Nắng thơ dệt sáng trên tà áo
35
Áo dài cũng vào cả dòng thơ hào hùng và lãng mạn của Quang Dũng:
“Em đi áo mỏng buông hờn tủi dòng lệ thơ ngây có dạt dào” (Đôi bờ)
Áo dài còn là giấc mơ thanh bình của những làng quê hiền hòa trong tình ca quê hƣơng của Phạm Duy:
Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi / mơ thấy bên lề cuộc đời / áo dài đùa trong tiếng cười…(Quê nghèo)
Áo dài lƣớt thƣớt nhƣ vạt áo của nàng Xuân trong thơ Trần Mộng Tú:
“Tôi gói xuân vào hai vạt áo
ngước nhìn mây trắng dạ mang mang” (Mẫu Đơn)
Áo dài bồng bềnh nhƣ dải trăng thu huyền ảo trong thơ Nghiêu Minh:
“Dấu thu kinh tự còn mê
Em mang tà áo bốn bề là trăng” (Thu vô lƣợng)
Kỷ niệm êm đềm về một tà áo, một đôi mắt huyền đƣợc Tô Vũ ghi lại bằng nét nhạc lâng lâng:
Em đến thăm anh / người em gái
Tà áo hương nồng / mắt huyền trìu mến sưởi ấm lòng anh… (Em đến thăm anh một chiều mƣa)
Áo dài tứ thân, hai vạt, hai lớp trƣớc buông phủ ngoài váy dài đến gót chân, đúng kiểu “váy Đình Bảng buông chùng cửa võng” mà cô thiếu nữ tuổi trăng rằm đã mặc trong “lá diêu bông” của Hoàng Cầm từng làm thất lạc hồn vía cậu trai lõng thõng đi theo chị. Áo dài đã đi cả vào văn chƣơng dân gian lẫn văn chƣơng hiện đại thế kỷ XX. Đặc biệt, nó đƣợc lên ngôi trong thơ của các thi sĩ thơ mới: Nguyễn Bính, Nguyễn Nhƣợc Pháp, Huy Cận…
Nguyễn Bính có bài thơ “chân quê” lộng lẫy, ca ngợi vẻ đẹp tà áo tứ thân:
36
Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh! Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
Thi sĩ Huy Cận viết:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong Hôm xưa em đến mắt như lòng Nở bừng ánh sáng - Em đi đến Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng
…
Nắng thơ dệt sáng trên tà áo Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.
…
Dịu dàng áo trắng trong như suối Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay.
37
Thi sĩ Đông Hồ cũng đã tình nguyện bán thơ mình để “mua áo” cho cô gái xuân, lời thơ nhẹ nhàng phơi phới yêu đƣơng, có chiều lả lơi mà nũng nịu đến dễ thƣơng:
Chiếc áo năm xưa đã cũ rồi Em đâu còn áo mặc đi chơi Bán thơ nhân dịp anh ra chợ, Đành gửi anh mua chiếc áo thôi! Hang bông mai biếc màu em thích, Màu với hang em đã dặn rồi
Còn thước tấc, quên! Em chửa bảo: Kích tùng bao rộng, vạt bao dài? Ô hay! Nghe hỏi mà yêu nhỉ! Thước tấc anh còn lựa hỏi ai Rộng hẹp, tay anh bồng ẵm đó Ngắn dài, người mới tựa bên vai!
Thi sĩ Phan Long cũng trải hồn mình qua bài cảm tác “chiếc áo dài tà áo quê hương”:
Em yêu mến chiếc áo dài, Thướt tha duyên dáng đẹp hoài thời gian.
Ngày xuân nắng trải tơ vàng, Khoe tà áo mới ngập tràn tuổi thơ.
Lớn theo lứa tuổi học trò
Tình che vạt trước gió lùa vạt sau. Những ngày đẹp măi bên nhau, Vạt vui in dấu vạt sầu còn vương.
Đẹp sao tà áo quê hương,
38
Mỗi ngƣời Việt Nam hẳn trên một lần đƣợc nghe những giai điệu trong sang, ngọt ngào nhƣ tà áo quê hƣơng. Không phải ngẫu nhiên hình ảnh hình ảnh chiếc áo dài lại trở thành “tâm hồn quê hương” và cũng không phải riêng nhạc sĩ Từ Huy bày tỏ cảm xúc than thƣơng với tà áo dài thông qua “một
thoáng quê hƣơng” nổi tiếng một thời:
“tà áo em bay, bay, bay, bay trong gió nhẹ nhàng
Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa . Thoáng thấy áo bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi”
Các nhạc sĩ tiền chiến cũng hay ca ngợi áo dài nhƣ bài “tà áo xanh”
của Đoàn Chuẩn – Từ Linh. Và cảm xúc về áo dài cũng làm lên những câu hát nổi tiếng của Hoàng Trọng:
Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau Tháng năm càng lướt mau
Biết bao giờ thấy nhau.
Áo dài cũng in đậm nét trong những vần thơ của Nguyễn Tất Nhiên:
Tháng giêng em áo dài trang nhã Tỉnh lỵ còn nguyên nét Việt Nam Đài các chân ngà ai bước khẽ
Nguyện theo tà lụa cả phương Đông
Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký ức đƣợc nâng lên thành huyền thoại:
Biển sâu sực tỉnh giang hà Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh
39
Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là “áo lụa Hà Đông” của
Nguyên Sa, bài thơ này đã đƣợc phổ nhạc thành một bài hát rất nổi tiếng và là
cảm hứng của một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Bài thơ “tương tư” của Nguyên Sa cũng có đoạn ca ngợi chiếc áo dài:
Có phải em mang trên áo bay Hai phần gió thổi, một phần mây Hay là em gói mây trong áo Rồi thở cho làn áo trắng bay.
Làm sao kể hết đƣợc câu chuyện về những vạt áo dài dịu dàng và thƣớt tha, những vạt áo dài lộng gió trong thơ và nhạc. Tà áo dài mềm mại đã nhẹ nhàng êm ái đến với cuộc đời, nhẹ nhàng êm ái đi vào lòng ngƣời.
Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, dù ở chốn quê nhà gần gũi, hay ở phƣơng trời nào xa thẳm, chiếc áo dài cũng mang theo bầu trời quê hƣơng, cũng mang về mùa xuân ấm áp trong lòng ngƣời Việt tha hƣơng.