PHẦN ĐIỀU TRA NGOÀI ĐỒNG

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng canh tác và xác định thành phần nấm hiện diện trên hạt của hai giống lúa tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 29)

Tình hình canh tác lúa được tiến hành điều tra và thu mẫu bệnh ở 60 hộ nông dân ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang (30 hộ trồng giống lúa OM6976 và 30 hộ trồng giống lúa OM4218).

Kết quả điều tra ở bảng 3.1 cho thấy độ tuổi của nông dân được ghi nhận từ 23-71 tuổi. Đối với nông dân trồng giống lúa OM6976, số hộ canh tác chiếm tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi 36-50 (56,67%), đây là độ tuổi có sức lao động tốt; kế đến là độ tuổi 23-35 (23,33%) và thấp nhất là độ tuổi trên 50 (20,0%). Đối với nông dân trồng giống lúa OM4218, số hộ canh tác chiếm tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi 36-50 (50,0%), tiếp theo là độ tuổi 23-35 (36,67%) và thấp nhất là độ tuổi trên 50 (13,33%).

Bảng 3.1 Tuổi của nông dân

Tuổi OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 23-35 7 23,33 11 36,67 36-50 17 56,67 15 50,0 51-71 6 20,0 4 13,33 Tổng cộng 30 100 30 100

Dựa vào bảng 3.2, kết quả đã ghi nhận nông dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác lúa, theo điều tra thì nông dân có kinh nghiệm trồng nhiều nhất là 35 năm và ít nhất là 1 năm (vì mới chuyển từ trồng màu sang trồng lúa). Đối với nông dân trồng giống lúa OM6976, nông dân có kinh nghiệm trồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 10-20 năm (53,33%), kế đến là < 10 năm (26,67%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là > 20 năm (20,0%). Đối với nông dân trồng giống lúa OM4218, có kết quả tương tự như giống lúa trên, tỷ lệ lần lượt là 70,0%; 23,3% và 6,67%.

15

Bảng 3.2 Kinh nghiệm trồng lúa của nông dân

Thời gian (năm)

OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) < 10 8 26,67 7 23,33 10-20 16 53,33 21 70,0 > 20 6 20,0 2 6,67 Tổng cộng 30 100 30 100

Qua kết quả bảng 3.3 ta thấy, nông dân có diện tích trồng tối thiểu là 0,2 ha và tối đa là 7 ha. Đối với nông dân trồng giống lúa OM6976, nông dân có diện tích trồng chiếm tỉ lệ cao nhất là 1-2 ha (56,67%), kế đến là < 1 ha (33,33%) và ít nhất là > 2 ha (10,0%). Đối với nông dân trồng giống lúa OM4218, nông dân có diện tích trồng chiếm tỉ lệ cao nhất là < 1 ha (43,34%), tiếp theo là 1-2 ha (33,33%) và cuối cùng là > 2 ha (23,33%).

Bảng 3.3 Diện tích trồng lúa của nông dân

Diện tích (ha) OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) < 1 10 33,33 13 43,34 1-2 17 56,67 10 33,33 > 2 3 10,0 7 23,33 Tổng cộng 30 100 30 100

Theo kết quả điều tra ở bảng 3.4 ta thấy, lượng hạt giống nông dân sử dụng cho 1000m2 tối thiểu là 14 kg và tối đa là 30 kg. Đối với giống OM6976, mật độ sạ cao nhất là 20-24 kg (50,0%), kế tiếp là 14-19 kg (43,33%) và thấp nhất là 25-30 kg (6,67%). Theo khuyến cáo của Trần Thị Cúc Hòa (2010), mật độ sạ thích hợp cho giống OM6976 là 100-120 kg/ha, nông dân đã sử dụng lượng giống vượt mức quy

16

định. Đối với giống OM4218, mật độ sạ chiếm tỷ lệ lần lượt là 56,67% (14-19 kg); 43,33% (20-24 kg). Theo khuyến cáo lượng hạt giống cần cho mỗi ha tùy loại đất, giống lúa, tỉ lệ nảy mầm của hạt và mùa vụ gieo trồng, trung bình từ 100-150 kg/ha (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Nhưng do điều kiện địa hình, thời tiết và cách thức canh tác riêng của mỗi nông dân nên đa dạng về mật độ sạ. Kết quả ghi nhận ở cả hai giống lúa, chỉ có khoảng 50% số hộ nông dân được điều tra gieo sạ theo mật độ khuyến cáo. Số hộ còn lại gieo sạ theo mật độ cao hơn khuyến cáo. Việc gieo sạ với mật độ cao là một trong các yếu tố canh tác có thể góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh lem lép hạt (Reissig và ctv., 1993).

Bảng 3.4 Mật độ sạ lúa của nông dân

Mật độ sạ (kg/1000m2) OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 14-19 13 43,33 17 56,67 20-24 15 50,0 13 43,33 25-30 2 6,67 0 0 Tổng cộng 30 100 30 100

Kết quả điều tra (bảng 3.5) ghi nhận thời điểm rút nước trước khi thu hoạch là 10-20 ngày. Đối với giống OM6976, thời điểm < 15 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (53,33%), kế đến là 15 ngày (40,0%) và còn lại là > 15 ngày chiếm 6,67%. Đối với giống OM4218, chiếm tỷ lệ cao nhất là thời điểm 15 ngày (60,0%), tiếp theo là < 15 ngày (23,33%) và cuối cùng là > 15 ngày (16,67%).

Bảng 3.5 Thời điểm rút nước trước khi thu hoạch

Thời điểm rút nước (ngày) OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) < 15 16 53,33 7 23,33 15 12 40,0 18 60,0 > 15 2 6,67 5 16,67 Tổng cộng 30 100 30 100

17

Nhện gié có thể gây hại cho lúa ở mọi giai đoạn từ khi gieo mạ đến trổ chín và trên mọi bộ phận của cây lúa như bẹ lá, gân lá, gié lúa và trong hạt lúa. Khi lúa còn nhỏ nhện gié chích hút bên ngoài bẹ hoặc vị trí tiếp giáp giữa bẹ và thân cây. Đến giai đoạn lúa làm đòng nhện gié đục vào bên trong và sống ở khoang mô bẹ lá và gân lá. Khi lúa trổ chín, nhện gié gây hại trên nhiều bộ phận như bẹ lá, gân lá, thân, bông và trên hạt. Khi mật số cao chúng bò lên bông lúa và chích hút cuống bông, cuống gié và bông lúa trước khi trổ. Trong thời kỳ làm đòng lúa bị nhện gié tấn công mạnh sẽ làm cây lúa thiếu dinh dưỡng dẫn đến lúa không trổ thoát, hạt bị biến dạng méo mó, lép lửng nhiều, màu nâu đen lốm đốm hoặc thâm đen đều trên cả hạt (Ngân hàng kiến thức trồng lúa, 2012). Ngoài ra, nhện gié còn tạo các vết thương cơ giới, là điều kiện thuận lợi cho một số loài nấm và vi khuẩn xâm nhập và phát triển (Reissig và ctv., 1993). Do đó, khi điều tra về bệnh lem lép hạt cần tìm hiểu sự xuất hiện của nhện gié.

Kết quả bảng 3.6 cho thấy, sự xuất hiện nhện gié ở cả hai giống lúa đều chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 66,67%; 56,67% và còn lại là tỷ lệ không xuất hiện nhện gié (do nông dân đã phun thuốc phòng ngừa nhện gié vào đầu vụ). Tỷ lệ nhện gié cao ở ruộng lúa có thể là một trong các yếu tố làm lây lan các nguồn nấm gây hại hạt lúa, làm tăng tỷ lệ hạt lúa bị lem lép hạt ở cuối vụ lúa.

Bảng 3.6 Sự xuất hiện của nhện gié trên đồng ruộng

Nhện gié OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Có 20 66,67 17 56,67 Không 10 33,33 13 43,33 Tổng cộng 30 100 30 100

Theo kết quả điều tra (bảng 3.7), lượng phân N nông dân bón từ lúc lúa bắt đầu trổ là 1,38-8,28 kg/1000m2. Đa số nông dân sử dụng phân urê bón cho lúa. Đối với giống OM6976, lượng phân N chiếm tỷ lệ cao nhất là 1,4-2,3 kg (70,0%), kế đến là 3,2-5,5 kg (26,67%) và cuối cùng là 6,0-8,3 kg (3,33%). Đối với giống OM4218, tương tự với giống lúa trên với tỷ lệ lần lượt là 43,33%; 40,0% và 16,67%.

18

Bảng 3.7 Lượng phân N nông dân bón từ lúc lúa bắt đầu trổ

Lượng phân N (kg/1000m2) OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1,4-2,3 21 70,0 13 43,33 3,2-5,5 8 26,67 12 40,0 6,0-8,3 1 3,33 5 16,67 Tổng cộng 30 100 30 100

Lượng phân K2O (bảng 3.8) nông dân bón từ lúc lúa bắt đầu trổ là khoảng 1,2-10,2 kg/1000m2, theo điều tra có một vài hộ không sử dụng phân K2O để bón cho lúa trong giai đoạn này. Đối với giống OM6976, lượng phân K2O chiếm tỷ lệ cao nhất là 1,2-3,0 kg/1000m2 (76,67%), kế đến là 3,6-6,0 kg/1000m2 (16,67%). Đối với giống OM4218, kết quả tương tự như giống lúa trên với tỷ lệ lần lượt là 40,0%; 33,33% và 13,33%.

Bảng 3.8 Lượng phân K2O nông dân bón từ lúc lúa bắt đầu trổ

Lượng phân K2O (kg/1000m2) OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1,2-3,0 23 76,67 12 40,0 3,6-6,0 5 16,67 10 33,33 7,2-10,2 0 0 4 13,33

Theo điều tra được ghi nhận từ nông dân ở bảng 3.9, bệnh cháy bìa lá và bệnh lem lép hạt là hai bệnh quan trọng và gây hại nặng, bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông cũng quan trọng nhưng ít gây hại nặng vì nông dân đã phòng ngừa ngay từ đầu vụ. Bệnh lem lép hạt hiện diện nhiều trên giống lúa OM6976. Bệnh vàng lá chín sớm và bệnh đốm vằn chỉ hiện diện rải rác ở một số ruộng.

19

Bảng 3.9 Các loại bệnh hại trên lúa

Các loại bệnh hại OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ trong 30 hộ (%) Số hộ Tỷ lệ trong 30 hộ (%) Cháy bìa lá 30 100 30 100 Đốm nâu 4 13,33 1 3,33 Đạo ôn lá 7 23,33 10 33,33

Đạo ôn cổ bông 5 16,67 4 13,33

Lem lép hạt 19 63,33 4 13,33

Vàng lá chín sớm 1 3,33 0 0

Đốm vằn 0 0 2 6,67

Các loại nông dược được nông dân sử dụng phổ biến nhất đó là Tilt super 300EC, Amistar top 325SC, Anvil 5SC để phòng và trị một số bệnh quan trọng như lem lép hạt, đạo ôn, đốm vằn và vàng lá chín sớm. Các loại thuốc đặc trị đạo ôn như: Vista 72.5WP, Bim 800WP, Kasai-S 92SC , Nativo 750WP, Bendazol 50WP, Filia 525SE. Các thuốc đặc trị vi khuẩn như: Basu 250WP, Anti-xo 200WP, Sasa 25WP, Kasumin 2L, Starner 20WP, Avalon 8WP, Physan 20L. Các loại thuốc trừ lem lép hạt như: Anvil 5SC và Nativo 750WP. Thuốc trị bệnh vàng lá chín sớm như: Ridomil Gold 68WP (bảng 3.10).

Bảng 3.10 Các loại nông dược nông dân sử dụng trên đồng ruộng

Các loại nông dược

OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Tilt super 300EC 17 56,67 19 63,33 Amistar top 325SC 7 23,33 19 63,33

Basu 250WP 1 3,33 9 30,0

20 Bendazol 50WP 2 6,67 0 0 Anvil 5SC 12 40,0 7 23,33 Anti-xo 200WP 4 13,33 3 10,0 Ridomil Gold 68WP 1 3,33 1 3,33 Vista 72.5WP 2 6,67 3 10,0 Filia 525SE 3 10,0 8 26,67 Aliette 80WP 3 10,0 0 0 Bim 800WP 6 20,0 2 6,67 Kasai-S 92SC 1 3,33 0 0 Help 400SC 2 6,67 0 0 Triazole 50WP 2 6,67 0 0 Sasa 25WP 6 20,0 0 0 Antracol 70WP 2 6,67 0 0 Avalon 8WP 1 3,33 1 3,33 Physan 20L 1 3,33 0 0 Starner 20WP 0 0 2 6,67 Kasumin 2L 0 0 2 6,67

21

Bảng 3.11 Tóm tắt các yếu tố điều tra nông dân

OM9676 OM4218

Tuổi 36-50 36-50

Kinh nghiệm trồng (năm) 10-20 10-20

Diện tích trồng (ha) 1-2 < 1

Mật độ sạ (kg/1000 m2) 20-24 14-19

Thời điểm rút nước trước thu hoạch (ngày) < 15 15 Lượng phân N bón từ lúc lúa trổ (kg/1000 m2) 1,4-2,3 1,4-2,3 Lượng phân K2O bón từ lúc lúa trổ (kg/1000 m2) 1,2-3,0 1,2-3,0 Bệnh hại quan trọng Lem lép hạt Đạo ôn lá

Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh lem lép hạt bao gồm mật độ sạ, lượng phân bón sử dụng, các loại bệnh hại khác (do tác nhân gây hại có liên quan lẫn nhau), các loại thuốc nông dân sử dụng và yếu tố thời tiết.

22

3.2 THÀNH PHẦN VÀ TẦN SUẤT CỦA NẤM GÂY HẠI TRÊN HẠT TRÊN HAI GIỐNG LÚA OM6976 VÀ OM4218

Qua kết quả kiểm tra 60 mẫu hạt lúa được thu thập tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong vụ Thu Đông 2012, với tổng số 6000 hạt lúa được quan sát, ghi nhận có 12 loài nấm gây hại trên hạt hiện diện trên cả hai giống lúa OM6976 và OM4218, bao gồm: Curvularia sp., Fusarium sp., Pinatubo oryzae, Trichoconis padwickii, Tilletia barclayana, Nigrospora sp., Acremonium sp., Penicilium sp.,

Aspergillus sp., Chaetomium globosus, Bipolaris oryzaePhoma sorghina (Hình 3.1 đến Hình 3.12).

Hình 3.1 Bào tử nấm Curvularia sp. Hình 3.2 Bào tử nấm Fusarium sp.

23 Hình 3.10 Bào tử nấm C. globosus Hình 3.9 Bào tử nấm Aspergillus sp. Hình 3.8 Bào tử nấm Penicilium sp. Hình 3.7 Bào tử nấm Acremonium sp.

24

Dựa vào kết quả được trình bày ở bảng 3.11 ta thấy có 12 loại nấm được ghi nhận và các loại nấm này đều gây hại trên cả hai giống lúa. Do các mẫu lúa được thu thập từ các ruộng lúa tiếp giáp nhau nên thành phần nấm hiện diện tương tự nhau trên hai giống lúa. Tuy nhiên, mỗi loại nấm có tỷ lệ xuất hiện khác nhau trên từng giống lúa. Đối với nấm Acremonium sp., Curvularia sp., Penicilium sp.,

Pinatubo oryzae, Tilletia barclayanaTrichoconis padwickii, tỷ lệ nấm xuất hiện trên hạt lúa là không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% giữa hai giống lúa. Các loại nấm còn lại đều có tỷ lệ nấm xuất hiện khác biệt có ý nghĩa trên hai giống lúa.

Đối với nấm Aspergillus sp. tỉ lệ nấm xuất hiện trên giống OM6976 là 3,97% khác biệt ý nghĩa so với tỷ lệ nấm này xuất hiện trên giống OM4218 (0,23%).

Nấm Bipolaris oryzae có tỷ lệ nấm xuất hiện trên giống lúa OM6976 là 2,03% khác biệt ý nghĩa so với tỷ lệ nấm này xuất hiện trên giống OM4218 (0,23%).

Nấm Chaetomium globosus có tỷ lệ nấm xuất hiện trên giống lúa OM6976 là 0,83% khác biệt ý nghĩa so với tỷ lệ nấm này xuất hiện trên giống OM4218 (3,03%).

Nấm Fusarium sp. có tỷ lệ nấm xuất hiện trên giống lúa OM6976 là 29,5% khác biệt ý nghĩa so với tỷ lệ nấm này xuất hiện trên giống OM4218 (4,7%).

Nấm Nigrospora sp. có tỷ lệ nấm xuất hiện trên giống lúa OM6976 là 11,7% khác biệt ý nghĩa so với tỷ lệ nấm này xuất hiện trên giống OM4218 (2,93%).

Hình 3.12 Bào tử nấm Phoma sorghina

25

Nấm Phoma sorghina có tỷ lệ nấm xuất hiện trên giống lúa OM6976 là 1,07% khác biệt ý nghĩa so với tỷ lệ nấm này xuất hiện trên giống OM4218 (0,03%).

Đối với giống OM6976, nấm chiếm tỷ lệ cao nhất là Fusarium sp. (29,5%), kế đến là Curvularia sp. (19,2%), Nigrospora sp. (11,7%), Trichoconis padwickii

(11,7%) và các loài nấm còn lại có tần suất thấp.

Đối với giống OM4218, nấm chiếm tỷ lệ cao nhất là Curvularia sp. (24,6%), kế đến là Pinatubo oryzae (16,3%), Trichoconis padwickii (16,2%) và các loài nấm còn lại có tần suất thấp.

Kết quả thu mẫu, giám định và ghi nhận có 12 loài nấm gây hại trên hạt lúa ở tỉnh An Giang, so với nghiên cứu của Lê Thị Mai Trinh (2012) trong vụ Đông Xuân 2010-2011 và Đông Xuân 2011-2012 tại An Giang (ghi nhận có 11 loài nấm gây hại trên hạt) thì nghiên cứu này có sự thay đổi về thành phần nấm gây hại, ghi nhận được thêm 2 loài mới đó là Chaetomium globosusPhoma sorghina. Không thấy sự xuất hiện của 3 loài nấm đó là Ustilaginoides virens, Trichothecium spp. và

26

Bảng 3.12 So sánh thành phần nấm trên hai giống lúa OM6976 và OM4218

Nấm

Tần suất (%) trên 3000 hạt quan sát

Giá trị t Độ lệch chuẩn OM6976 OM4218 Acremonium sp. 6,33 4,97 0,7124ns 1,9183 Aspergillus sp. 3,97 0,23 2,9056* 1,2849 Bipolaris oryzae 2,03 0,5 2,4730* 0,6200 Chaetomium globosus 0,83 3,03 -2,0780 * 1,0587 Curvularia sp. 19,23 24,63 -1,0149ns 5,3206 Fusarium sp. 29,46 4,67 5,2510* 4,7229 Nigrospora sp. 11,7 2,93 2,8379* 3,0891 Penicilium sp. 6,4 5,83 0,3208ns 1,7667 Phoma sorghina 1,07 0,03 2,6853* 0,3848 Pinatubo oryzae 11,1 16,27 -1,6683ns 3,0970 Tilletia barclayana 7,83 5,13 1,0244ns 2,6357 Trichoconis padwickii 11,67 16,23 -1,8025 ns 2,5335

27

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

Kết quả điều tra tình hình canh tác của hai giống lúa OM6976 và OM4218 ở 60 hộ nông dân tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã ghi nhận đa số nông dân ở độ tuổi 36-50, kinh nghiệm canh tác 10-20 năm, nhện gié được ghi nhận có xuất hiện ở đa số các ruộng, bệnh cháy bìa lá là bệnh quan trọng ở tất cả các ruộng. Lượng phân N nông dân bón từ lúc lúa bắt đầu trổ phổ biến nhất là 1,4-2,3 kg/1000 m2, tương tự, lượng phân K2O là 1,2-3,0 kg/1000 m2. Đối với giống lúa OM6976, diện tích canh tác phổ biến 1-2 ha, mật độ sạ phổ biến 20-24 kg/1000 m2, thời gian rút nước phổ biến là < 15 ngày trước thu hoạch, bệnh lem lép hạt được xem là bệnh quan trọng ở đa số các hộ nông dân. Đối với giống lúa OM4218, diện tích canh tác phổ biến < 1 ha, mật độ sạ phổ biến là 14-19 kg/1000 m2, thời gian rút nước phổ biến là 15 ngày trước thu hoạch, bệnh đạo ôn lá được xem là quan trọng ở đa số các hộ nông dân được điều tra.

Qua kết quả kiểm tra 60 mẫu hạt lúa được thu thập tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong vụ Thu Đông 2012, với tổng số 6000 hạt lúa được quan sát, ghi nhận có 12 loài nấm gây hại trên hạt hiện diện trên cả hai giống lúa OM6976 và OM4218, bao gồm: Curvularia sp., Fusarium sp., Pinatubo oryzae, Trichoconis padwickii, Tilletia barclayana, Nigrospora sp., Acremonium sp., Penicilium sp.,

Aspergillus sp., Chaetomium globosus, Bipolaris oryzaePhoma sorghina. Trên cả hai giống lúa, tần suất trung bình giữa các loài nấm có sự khác biệt lớn. Trong đó,

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng canh tác và xác định thành phần nấm hiện diện trên hạt của hai giống lúa tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 29)