12
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 60 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức là bốn đĩa petri. Bố trí 25 hạt lúa/đĩa petri.Thu 60 mẫu lúa gồm 2 giống mỗi giống 30 mẫu, một mẫu ứng với 4 lần lặp lại, tức là một mẫu ủ 100 hạt. Do vậy, 30 mẫu tương ứng với 3000 hạt/1 giống lúa.
Nấm được định danh dựa vào các đặc điểm sợi nấm, đính bào đài và bào tử.
Các bước xác định nấm gây hại:
Bước 1: Mô tả triệu chứng và tìm mầm bệnh trong mô bệnh trên hạt bằng phương pháp ủ hạt trên đĩa petri theo phương pháp chuẩn Blotter (ISTA, 1985) và đặt dưới ánh sáng đèn néon.
Cách ủ hạt: mỗi mẫu lúa chọn ngẫu nhiên 100 hạt lúa và chia đều vào bốn đĩa petri có lót giấy thấm tẩm nước cất vô trùng, 25 hạt lúa với khoảng cách đều nhau (Hình 2.1). Sau đó đĩa petri được đặt vào tủ úm ở nhiệt độ 300C, ẩm độ >95% khoảng 2-3 ngày. Tiếp tục đặt đĩa petri dưới ánh sáng đèn neon khoảng 5-7 ngày, nhiệt độ 220C với chu kỳ 12 giờ chiếu sáng và 12 giờ tối xen kẻ để nấm tạo bào tử.
Hình 2.1 Cách ủ hạt lúa theo phương pháp Blotter
Bước 2: Định danh mầm bệnh
Quan sát tác nhân gây bệnh dưới kính soi nổi: hạt lúa sau khi ủ dưới ánh sáng đèn néon khoảng 2-4 ngày, đem quan sát dưới kính soi nổi để ghi nhận màu sắc và cách mọc của từng loài nấm, tiến hành chụp hình ổ nấm, cách mọc của sợi nấm trên hạt lúa.
Quan sát dưới kính hiển vi và xác định tên nấm gây bệnh
Hạt lúa sau khi ủ dưới ánh sáng đèn néon khoảng 5-7 ngày, tiến hành làm tiêu bản và quan sát dưới kính hiển vi để mô tả hình dạng, màu sắc của sợi nấm, bào tử, đính bào đài, đồng thời ghi nhận tần số xuất hiện của từng loại nấm.
13
Xác định tên nấm gây bệnh: dựa vào khóa phân loại nấm của Barnett và Hunter (1998), tài liệu “A Manual of Rice Seed Health Testing” của Mew và Misra (1994), “A handbook of rice seedborne fungi” của Mew và Gonzales (2002) và các tài liệu liên quan đã báo cáo khác.