Giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 90-95 ngày. Chiều cao cây: 85-90 cm. Năng suất bình quân: 6-8 tấn/ha; thích nghi cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Hơi nhiễm bệnh cháy lá (cấp 3), nhiễm rầy nâu (cấp 5-7). Cây có khả năng đẻ nhánh khá, dạng hình còn phân ly; bông dài, khoe, lá cờ nhỏ, ngắn. Hạt gạo dài, trong, vỏ trấu mỏng. Trọng lượng 1.000 hạt: 25,1 g (Giống Đồng Tháp, 2009).
11
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
2.1.1 Dụng cụ thí nghiệm
- Đĩa pêtri, giấy thấm, kẹp gấp, băng keo, giấy, phiếu điều tra, bao giấy, viết…
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
- Các mẫu lúa được thu thập ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong vụ Thu Đông 2012.
- Giống lúa: OM6976 và OM4218. Đây là hai giống lúa chủ lực và được trồng phổ biến tại địa phương (Kết quả điều tra khảo sát thực tế tại địa phương).
2.1.3 Thiết bị thí nghiệm
- Kính hiển vi, kính soi nổi, tủ úm, lame, lamelle, nước cất, hóa chất…
2.1.4 Địa điểm thí nghiệm
Điều tra tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Thí nghiệm xác định nấm gây hại trên hạt lúa được thực hiện tại phòng thí nghiệm Nedo và khu vực nhà lưới của Bộ môn Bảo vệ Thực vật. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 07 năm 2013.
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.2.1 Điều tra tình hình bệnh lem lép hạt 2.2.1 Điều tra tình hình bệnh lem lép hạt
Điều tra theo Phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn. (xem thêm phụ chương)
2.2.2 Thu thập mẫu bệnh
Các mẫu lúa được thu thập trực tiếp trên ruộng lúa ở các cánh đồng tiếp giáp nhau tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong vụ Thu Đông 2012, sau đó hông khô cho vào bao giấy và tồn trữ trong tủ lạnh cho đến khi quan sát.
Cách thu mẫu trên ruộng lúa: mỗi ruộng thu một mẫu, mỗi mẫu thu ngẫu nhiên 20-30 bông lúa có triệu chứng lem và lép hạt theo quy tắc 2 đường chéo góc.
2.2.3 Phương pháp xác định thành phần nấm gây hại trên hạt lúa
12
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 60 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức là bốn đĩa petri. Bố trí 25 hạt lúa/đĩa petri.Thu 60 mẫu lúa gồm 2 giống mỗi giống 30 mẫu, một mẫu ứng với 4 lần lặp lại, tức là một mẫu ủ 100 hạt. Do vậy, 30 mẫu tương ứng với 3000 hạt/1 giống lúa.
Nấm được định danh dựa vào các đặc điểm sợi nấm, đính bào đài và bào tử.
Các bước xác định nấm gây hại:
Bước 1: Mô tả triệu chứng và tìm mầm bệnh trong mô bệnh trên hạt bằng phương pháp ủ hạt trên đĩa petri theo phương pháp chuẩn Blotter (ISTA, 1985) và đặt dưới ánh sáng đèn néon.
Cách ủ hạt: mỗi mẫu lúa chọn ngẫu nhiên 100 hạt lúa và chia đều vào bốn đĩa petri có lót giấy thấm tẩm nước cất vô trùng, 25 hạt lúa với khoảng cách đều nhau (Hình 2.1). Sau đó đĩa petri được đặt vào tủ úm ở nhiệt độ 300C, ẩm độ >95% khoảng 2-3 ngày. Tiếp tục đặt đĩa petri dưới ánh sáng đèn neon khoảng 5-7 ngày, nhiệt độ 220C với chu kỳ 12 giờ chiếu sáng và 12 giờ tối xen kẻ để nấm tạo bào tử.
Hình 2.1 Cách ủ hạt lúa theo phương pháp Blotter
Bước 2: Định danh mầm bệnh
Quan sát tác nhân gây bệnh dưới kính soi nổi: hạt lúa sau khi ủ dưới ánh sáng đèn néon khoảng 2-4 ngày, đem quan sát dưới kính soi nổi để ghi nhận màu sắc và cách mọc của từng loài nấm, tiến hành chụp hình ổ nấm, cách mọc của sợi nấm trên hạt lúa.
Quan sát dưới kính hiển vi và xác định tên nấm gây bệnh
Hạt lúa sau khi ủ dưới ánh sáng đèn néon khoảng 5-7 ngày, tiến hành làm tiêu bản và quan sát dưới kính hiển vi để mô tả hình dạng, màu sắc của sợi nấm, bào tử, đính bào đài, đồng thời ghi nhận tần số xuất hiện của từng loại nấm.
13
Xác định tên nấm gây bệnh: dựa vào khóa phân loại nấm của Barnett và Hunter (1998), tài liệu “A Manual of Rice Seed Health Testing” của Mew và Misra (1994), “A handbook of rice seedborne fungi” của Mew và Gonzales (2002) và các tài liệu liên quan đã báo cáo khác.
2.2.4 Xác định tần số xuất hiện của từng loại nấm gây bệnh trên hạt lúa
Ghi nhận thành phần nấm và tần số xuất hiện của nấm trên hạt bằng phương pháp ủ hạt dưới ánh sáng đèn néon.
Tính tần suất của các loài nấm trong một vụ bằng công thức sau:
Tần suất (%) =
Số hạt xuất hiện 1 loài nấm của 1 giống
× 100
Tổng số hạt quan sát của 1 giống
Tần số xuất hiện của từng loại nấm trên hai giống lúa sẽ được xử lý thống kê bằng phần mềm Mstatc, với 30 lặp lại (mỗi lặp lại là 1 mẫu lúa thu tại 1 ruộng), quan sát 100 hạt lúa trong 1 lặp lại.
14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 PHẦN ĐIỀU TRA NGOÀI ĐỒNG
Tình hình canh tác lúa được tiến hành điều tra và thu mẫu bệnh ở 60 hộ nông dân ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang (30 hộ trồng giống lúa OM6976 và 30 hộ trồng giống lúa OM4218).
Kết quả điều tra ở bảng 3.1 cho thấy độ tuổi của nông dân được ghi nhận từ 23-71 tuổi. Đối với nông dân trồng giống lúa OM6976, số hộ canh tác chiếm tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi 36-50 (56,67%), đây là độ tuổi có sức lao động tốt; kế đến là độ tuổi 23-35 (23,33%) và thấp nhất là độ tuổi trên 50 (20,0%). Đối với nông dân trồng giống lúa OM4218, số hộ canh tác chiếm tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi 36-50 (50,0%), tiếp theo là độ tuổi 23-35 (36,67%) và thấp nhất là độ tuổi trên 50 (13,33%).
Bảng 3.1 Tuổi của nông dân
Tuổi OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 23-35 7 23,33 11 36,67 36-50 17 56,67 15 50,0 51-71 6 20,0 4 13,33 Tổng cộng 30 100 30 100
Dựa vào bảng 3.2, kết quả đã ghi nhận nông dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác lúa, theo điều tra thì nông dân có kinh nghiệm trồng nhiều nhất là 35 năm và ít nhất là 1 năm (vì mới chuyển từ trồng màu sang trồng lúa). Đối với nông dân trồng giống lúa OM6976, nông dân có kinh nghiệm trồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 10-20 năm (53,33%), kế đến là < 10 năm (26,67%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là > 20 năm (20,0%). Đối với nông dân trồng giống lúa OM4218, có kết quả tương tự như giống lúa trên, tỷ lệ lần lượt là 70,0%; 23,3% và 6,67%.
15
Bảng 3.2 Kinh nghiệm trồng lúa của nông dân
Thời gian (năm)
OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) < 10 8 26,67 7 23,33 10-20 16 53,33 21 70,0 > 20 6 20,0 2 6,67 Tổng cộng 30 100 30 100
Qua kết quả bảng 3.3 ta thấy, nông dân có diện tích trồng tối thiểu là 0,2 ha và tối đa là 7 ha. Đối với nông dân trồng giống lúa OM6976, nông dân có diện tích trồng chiếm tỉ lệ cao nhất là 1-2 ha (56,67%), kế đến là < 1 ha (33,33%) và ít nhất là > 2 ha (10,0%). Đối với nông dân trồng giống lúa OM4218, nông dân có diện tích trồng chiếm tỉ lệ cao nhất là < 1 ha (43,34%), tiếp theo là 1-2 ha (33,33%) và cuối cùng là > 2 ha (23,33%).
Bảng 3.3 Diện tích trồng lúa của nông dân
Diện tích (ha) OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) < 1 10 33,33 13 43,34 1-2 17 56,67 10 33,33 > 2 3 10,0 7 23,33 Tổng cộng 30 100 30 100
Theo kết quả điều tra ở bảng 3.4 ta thấy, lượng hạt giống nông dân sử dụng cho 1000m2 tối thiểu là 14 kg và tối đa là 30 kg. Đối với giống OM6976, mật độ sạ cao nhất là 20-24 kg (50,0%), kế tiếp là 14-19 kg (43,33%) và thấp nhất là 25-30 kg (6,67%). Theo khuyến cáo của Trần Thị Cúc Hòa (2010), mật độ sạ thích hợp cho giống OM6976 là 100-120 kg/ha, nông dân đã sử dụng lượng giống vượt mức quy
16
định. Đối với giống OM4218, mật độ sạ chiếm tỷ lệ lần lượt là 56,67% (14-19 kg); 43,33% (20-24 kg). Theo khuyến cáo lượng hạt giống cần cho mỗi ha tùy loại đất, giống lúa, tỉ lệ nảy mầm của hạt và mùa vụ gieo trồng, trung bình từ 100-150 kg/ha (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Nhưng do điều kiện địa hình, thời tiết và cách thức canh tác riêng của mỗi nông dân nên đa dạng về mật độ sạ. Kết quả ghi nhận ở cả hai giống lúa, chỉ có khoảng 50% số hộ nông dân được điều tra gieo sạ theo mật độ khuyến cáo. Số hộ còn lại gieo sạ theo mật độ cao hơn khuyến cáo. Việc gieo sạ với mật độ cao là một trong các yếu tố canh tác có thể góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh lem lép hạt (Reissig và ctv., 1993).
Bảng 3.4 Mật độ sạ lúa của nông dân
Mật độ sạ (kg/1000m2) OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 14-19 13 43,33 17 56,67 20-24 15 50,0 13 43,33 25-30 2 6,67 0 0 Tổng cộng 30 100 30 100
Kết quả điều tra (bảng 3.5) ghi nhận thời điểm rút nước trước khi thu hoạch là 10-20 ngày. Đối với giống OM6976, thời điểm < 15 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (53,33%), kế đến là 15 ngày (40,0%) và còn lại là > 15 ngày chiếm 6,67%. Đối với giống OM4218, chiếm tỷ lệ cao nhất là thời điểm 15 ngày (60,0%), tiếp theo là < 15 ngày (23,33%) và cuối cùng là > 15 ngày (16,67%).
Bảng 3.5 Thời điểm rút nước trước khi thu hoạch
Thời điểm rút nước (ngày) OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) < 15 16 53,33 7 23,33 15 12 40,0 18 60,0 > 15 2 6,67 5 16,67 Tổng cộng 30 100 30 100
17
Nhện gié có thể gây hại cho lúa ở mọi giai đoạn từ khi gieo mạ đến trổ chín và trên mọi bộ phận của cây lúa như bẹ lá, gân lá, gié lúa và trong hạt lúa. Khi lúa còn nhỏ nhện gié chích hút bên ngoài bẹ hoặc vị trí tiếp giáp giữa bẹ và thân cây. Đến giai đoạn lúa làm đòng nhện gié đục vào bên trong và sống ở khoang mô bẹ lá và gân lá. Khi lúa trổ chín, nhện gié gây hại trên nhiều bộ phận như bẹ lá, gân lá, thân, bông và trên hạt. Khi mật số cao chúng bò lên bông lúa và chích hút cuống bông, cuống gié và bông lúa trước khi trổ. Trong thời kỳ làm đòng lúa bị nhện gié tấn công mạnh sẽ làm cây lúa thiếu dinh dưỡng dẫn đến lúa không trổ thoát, hạt bị biến dạng méo mó, lép lửng nhiều, màu nâu đen lốm đốm hoặc thâm đen đều trên cả hạt (Ngân hàng kiến thức trồng lúa, 2012). Ngoài ra, nhện gié còn tạo các vết thương cơ giới, là điều kiện thuận lợi cho một số loài nấm và vi khuẩn xâm nhập và phát triển (Reissig và ctv., 1993). Do đó, khi điều tra về bệnh lem lép hạt cần tìm hiểu sự xuất hiện của nhện gié.
Kết quả bảng 3.6 cho thấy, sự xuất hiện nhện gié ở cả hai giống lúa đều chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 66,67%; 56,67% và còn lại là tỷ lệ không xuất hiện nhện gié (do nông dân đã phun thuốc phòng ngừa nhện gié vào đầu vụ). Tỷ lệ nhện gié cao ở ruộng lúa có thể là một trong các yếu tố làm lây lan các nguồn nấm gây hại hạt lúa, làm tăng tỷ lệ hạt lúa bị lem lép hạt ở cuối vụ lúa.
Bảng 3.6 Sự xuất hiện của nhện gié trên đồng ruộng
Nhện gié OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Có 20 66,67 17 56,67 Không 10 33,33 13 43,33 Tổng cộng 30 100 30 100
Theo kết quả điều tra (bảng 3.7), lượng phân N nông dân bón từ lúc lúa bắt đầu trổ là 1,38-8,28 kg/1000m2. Đa số nông dân sử dụng phân urê bón cho lúa. Đối với giống OM6976, lượng phân N chiếm tỷ lệ cao nhất là 1,4-2,3 kg (70,0%), kế đến là 3,2-5,5 kg (26,67%) và cuối cùng là 6,0-8,3 kg (3,33%). Đối với giống OM4218, tương tự với giống lúa trên với tỷ lệ lần lượt là 43,33%; 40,0% và 16,67%.
18
Bảng 3.7 Lượng phân N nông dân bón từ lúc lúa bắt đầu trổ
Lượng phân N (kg/1000m2) OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1,4-2,3 21 70,0 13 43,33 3,2-5,5 8 26,67 12 40,0 6,0-8,3 1 3,33 5 16,67 Tổng cộng 30 100 30 100
Lượng phân K2O (bảng 3.8) nông dân bón từ lúc lúa bắt đầu trổ là khoảng 1,2-10,2 kg/1000m2, theo điều tra có một vài hộ không sử dụng phân K2O để bón cho lúa trong giai đoạn này. Đối với giống OM6976, lượng phân K2O chiếm tỷ lệ cao nhất là 1,2-3,0 kg/1000m2 (76,67%), kế đến là 3,6-6,0 kg/1000m2 (16,67%). Đối với giống OM4218, kết quả tương tự như giống lúa trên với tỷ lệ lần lượt là 40,0%; 33,33% và 13,33%.
Bảng 3.8 Lượng phân K2O nông dân bón từ lúc lúa bắt đầu trổ
Lượng phân K2O (kg/1000m2) OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1,2-3,0 23 76,67 12 40,0 3,6-6,0 5 16,67 10 33,33 7,2-10,2 0 0 4 13,33
Theo điều tra được ghi nhận từ nông dân ở bảng 3.9, bệnh cháy bìa lá và bệnh lem lép hạt là hai bệnh quan trọng và gây hại nặng, bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông cũng quan trọng nhưng ít gây hại nặng vì nông dân đã phòng ngừa ngay từ đầu vụ. Bệnh lem lép hạt hiện diện nhiều trên giống lúa OM6976. Bệnh vàng lá chín sớm và bệnh đốm vằn chỉ hiện diện rải rác ở một số ruộng.
19
Bảng 3.9 Các loại bệnh hại trên lúa
Các loại bệnh hại OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ trong 30 hộ (%) Số hộ Tỷ lệ trong 30 hộ (%) Cháy bìa lá 30 100 30 100 Đốm nâu 4 13,33 1 3,33 Đạo ôn lá 7 23,33 10 33,33
Đạo ôn cổ bông 5 16,67 4 13,33
Lem lép hạt 19 63,33 4 13,33
Vàng lá chín sớm 1 3,33 0 0
Đốm vằn 0 0 2 6,67
Các loại nông dược được nông dân sử dụng phổ biến nhất đó là Tilt super 300EC, Amistar top 325SC, Anvil 5SC để phòng và trị một số bệnh quan trọng như lem lép hạt, đạo ôn, đốm vằn và vàng lá chín sớm. Các loại thuốc đặc trị đạo ôn như: Vista 72.5WP, Bim 800WP, Kasai-S 92SC , Nativo 750WP, Bendazol 50WP, Filia 525SE. Các thuốc đặc trị vi khuẩn như: Basu 250WP, Anti-xo 200WP, Sasa 25WP, Kasumin 2L, Starner 20WP, Avalon 8WP, Physan 20L. Các loại thuốc trừ lem lép hạt như: Anvil 5SC và Nativo 750WP. Thuốc trị bệnh vàng lá chín sớm như: Ridomil Gold 68WP (bảng 3.10).
Bảng 3.10 Các loại nông dược nông dân sử dụng trên đồng ruộng
Các loại nông dược
OM6976 OM4218 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Tilt super 300EC 17 56,67 19 63,33 Amistar top 325SC 7 23,33 19 63,33
Basu 250WP 1 3,33 9 30,0
20 Bendazol 50WP 2 6,67 0 0 Anvil 5SC 12 40,0 7 23,33 Anti-xo 200WP 4 13,33 3 10,0 Ridomil Gold 68WP 1 3,33 1 3,33 Vista 72.5WP 2 6,67 3 10,0 Filia 525SE 3 10,0 8 26,67 Aliette 80WP 3 10,0 0 0 Bim 800WP 6 20,0 2 6,67 Kasai-S 92SC 1 3,33 0 0 Help 400SC 2 6,67 0 0 Triazole 50WP 2 6,67 0 0 Sasa 25WP 6 20,0 0 0 Antracol 70WP 2 6,67 0 0 Avalon 8WP 1 3,33 1 3,33 Physan 20L 1 3,33 0 0 Starner 20WP 0 0 2 6,67 Kasumin 2L 0 0 2 6,67
21
Bảng 3.11 Tóm tắt các yếu tố điều tra nông dân
OM9676 OM4218
Tuổi 36-50 36-50
Kinh nghiệm trồng (năm) 10-20 10-20
Diện tích trồng (ha) 1-2 < 1
Mật độ sạ (kg/1000 m2) 20-24 14-19
Thời điểm rút nước trước thu hoạch (ngày) < 15 15 Lượng phân N bón từ lúc lúa trổ (kg/1000 m2) 1,4-2,3 1,4-2,3 Lượng phân K2O bón từ lúc lúa trổ (kg/1000 m2) 1,2-3,0 1,2-3,0 Bệnh hại quan trọng Lem lép hạt Đạo ôn lá
Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh lem lép hạt bao gồm mật độ sạ, lượng phân bón sử dụng, các loại bệnh hại khác (do tác nhân gây hại có liên quan lẫn nhau), các loại thuốc nông dân sử dụng và yếu tố thời tiết.
22
3.2 THÀNH PHẦN VÀ TẦN SUẤT CỦA NẤM GÂY HẠI TRÊN HẠT TRÊN HAI GIỐNG LÚA OM6976 VÀ OM4218
Qua kết quả kiểm tra 60 mẫu hạt lúa được thu thập tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong vụ Thu Đông 2012, với tổng số 6000 hạt lúa được quan sát, ghi nhận có 12 loài nấm gây hại trên hạt hiện diện trên cả hai giống lúa OM6976 và OM4218, bao gồm: Curvularia sp., Fusarium sp., Pinatubo oryzae, Trichoconis padwickii, Tilletia barclayana, Nigrospora sp., Acremonium sp., Penicilium sp.,
Aspergillus sp., Chaetomium globosus, Bipolaris oryzae và Phoma sorghina (Hình 3.1 đến Hình 3.12).
Hình 3.1 Bào tử nấm Curvularia sp. Hình 3.2 Bào tử nấm Fusarium sp.
23 Hình 3.10 Bào tử nấm C. globosus Hình 3.9 Bào tử nấm Aspergillus sp. Hình 3.8 Bào tử nấm Penicilium sp. Hình 3.7 Bào tử nấm Acremonium sp.
24
Dựa vào kết quả được trình bày ở bảng 3.11 ta thấy có 12 loại nấm được ghi