Tiêu hao oxy hóa học (COD)

Một phần của tài liệu sự phát triển của tảo chlorella sp. trong hệ thống nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus) (Trang 35)

b. Nuôi tảo Chlorella sp để xử lý nước thải

4.1.10Tiêu hao oxy hóa học (COD)

Giá trị COD của nước phụ thuộc vào nhiệt độ và hàm lượng chất hữu cơ trong thủy vực. COD quan hệ tỉ lệ thuận với các hợp chất hữu cơ, các hợp chất hydrocarbon trong nước.Các hợp chất này có thể bị oxy hóa 95 – 100% và khả năng oxy hóa phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng ion Cl- trong nước. Khi hàm lượng ion hiện diện cao thì hầu như quá trình oxy hóa này ít được xảy ra (Armol et al.(1992), trích bởi Cao Văn Thích (2008)).

29

Ghi chú: NT1: Đối chứng (không tảo); NT2: Tảo Chlorella sp. kết hợp với cá tra.

Hình 4.7: Biến động hàm lượng COD theo thời gian (TB)

Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng COD có sự biến động lớn và tăng dần theo thời gian cụ thể hàm lượng COD ngày 0 lần lượt ở các nghiệm thức là NT1: 11.466 mg/L, NT2: 23.199 mg/L và đến ngày 14 thì hàm lượng COD lần lượt ở các nghiệm thức là NT1: 56.889 mg/L, NT2: 38.934 mg/L. Sau 48 giờ thí nghiệm thì hàm lượng COD có sự giảm rỏ rệt ở nghiệm thức 2 (3.199 mg/L) và đạt giá trị cao nhất ở ngày thứ 7 (54.223 mg/L), từ ngày 4 trở đi có xu hướng tăng dần đến cuối thí nghiệm, mặc dù hàm lượng COD ở nghiệm thức 2 có giảm khi về cuối thí nghiệm nhưng sự giảm này không có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Hàm lượng này tăng có thể là do hệ thống được bố trí kín không có sự trao đổi với môi trường bên ngoài nên lượng chất thải của cá tích tụ ngày càng nhiều cùng với sự phân hủy của tảo chết. Theo Lê Xuân Như và ctv.(1994) cho rằng COD thích hợp cho ao nuôi cátừ 15 – 30 mg/L, giới hạn cho phép là 15 – 40 mg/L.

30

Một phần của tài liệu sự phát triển của tảo chlorella sp. trong hệ thống nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus) (Trang 35)