Lân hòa tan (P-PO43-)

Một phần của tài liệu sự phát triển của tảo chlorella sp. trong hệ thống nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus) (Trang 34)

b. Nuôi tảo Chlorella sp để xử lý nước thải

4.1.8Lân hòa tan (P-PO43-)

Theo Trịnh Xuân Lai (1999), (trích bởi Đoàn Chí Linh, 2010) nước trong tự nhiên thường gặp nhất là phosphor. Đây là sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ. Cũng như nitrate, phosphor là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tảo.

Ghi chú: NT1: Đối chứng (không tảo); NT2: Tảo Chlorella sp. kết hợp với cá tra.

Hình 4.5: Biến động hàm lượng P-PO43-theo thời gian (TB)

Tương tự với NO3-, hàm lượng P-PO43- có xu hướng tăng dần theo thời gian và không có biến động lớn ở những ngày đầu thí nghiệm. Hình 4.5 cho thấy hàm lượng P-PO43- ở ngày 0 khá thấp ở cả 2 nghiệm thức, 0.47 mg/L ở nghiệm thức 1 và 0.696 mg/L ở nghiệm thức 2 đến ngày thứ 9 thì hàm lượng này đã tăng lên 3.647 mg/L ở nghiệm thức 1 và 4.092 mg/L ở nghiệm thức 2. Xét 2 nghiệm thức 1 và 2 ta thấy hàm lượng lân trong hệ thống khá tương đồng nhau, ở những ngày đầu hàm lượng lân ở nghiệm thức 2 tăng dần có thể là do tảo Chlorella sp. chưa thích nghi được với môi trường mới nên chưa hấp thu và phát triển nhưng đến ngày 10 trở đi thì hàm lượng này giảm đáng kể, điều đó cho thấy tảo đã hấp thu và phát triển trở lại. Hàm lượng tăng dần là do mật độ tảo giảm dần, khả năng hấp thụ lân kém và tảo

Chlorella sp. cũng là nguồn dinh dưỡng khá cao trong môi trường. Tuy nhiên đến ngày thứ 10 có sự biến động mạnh, hàm lượng P-PO43-giảm còn 2.145 mg/L ở nghiệm thức 1 và 2.302 mg/L ở nghiệm thức 2. Nguyên nhân có sự biến động này là do một phần mất đi bởi tảo Chlorella sp. có chiều hướng phát triển trở lại, phần khác lân hòa tan dễ bị lớp bùn hấp thu, từ đó làm giảm lượng lân hòa tan trong nước.

28

Một phần của tài liệu sự phát triển của tảo chlorella sp. trong hệ thống nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus) (Trang 34)