3.3.Định hướng đề tài.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, các giá trị cốt lõi của sản phẩm không chênh lệch nhiều thì thương hiệu là chiếc chìa khoá tạo ra khác biệt giữa các doanh nghiệp. Chính thương hiệu không chỉ góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm mà còn làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, hay nói cách khác thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp.
Việt Nam hiện có gần 300.000 doanh nghiệp, đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các thương hiệu của Việt Nam xuất hiện trên thế giới vừa hiếm hoi, vừa không rộng rãi. Vươn ra thế giới, đưa sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam đến với toàn cầu mặc dù là khát khao song con đường xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là một sự mò mẫm, tìm kiếm buổi đầu. Nhận thức được vai trò to lớn của thương hiệu, trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của mỗi doanh nghiệp, bên cạnh những phương tiện quảng cáo truyền thống như TV, báo, tạp chí, Internet đóng vai trò quan trọng và là một phương tiện hiệu quả, tiết kiệm trong việc xây dựng nhận thức của người tiêu dùng đối với một thương hiệu bởi nhờ đó mà người làm marketing có thể sử dụng tất cả những ứng dụng của trang web, nhằm quảng cáo, tăng cường quan hệ với công chúng, xây dựng những cộng đồng trên mạng để tạo những ấn tượng tốt cho thương hiệu. Marketing là hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nó là con đường để rút ngắn khoảng cách giữa thương hiệu với khách hàng tiềm năng. Nhưng càng ngày các phương pháp Marketing truyền thống càng bị bão hoà đối với khách hàng, chi phí cao nhưng hiệu quả lại giảm sút. Nhất là trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay, khi mà hiệu quả Marketing phải được đặt lên hàng đầu.
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức WTO và hiện nay đang hấp dẫn các công ty lớn về công nghệ như Intel và Microsoft đầu tư vào. Hai phần ba của dân số 85 triệu người của Việt Nam là những người trẻ dưới 30 tuổi và rất am hiểu về Internet. Với tốc độ phát triển từ 35%/năm - 37%/năm liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam đã vượt qua mức trung bình của thế giới là 16,9%.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng số người sử dụng Internet tại Việt Nam tính đến tháng 7/2011 là 31,1 triệu người, tăng 24% ( chiếm hơn 30% dân số Việt Nam) và 4 triệu người dùng Internet …Bởi vậy nếu biết tận dụng cơ hội này trong kinh doanh
Chương I: Cơ sở lí luận về hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Chương II: Thực trạng tại Công ty CP Cà phê Mê Trang.
Chương III: Những giải pháp Marketing online nhằm phát triển thương hiệu của công ty Cổ phần Cà phê Mê Trang.
KẾT LUẬN
Việt Nam là một trong những nước có sản lượng xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới. Nhưng thực sự cà phê xuất khẩu của Việt Nam có giá trị rất thấp so với các nước xuất khẩu cà phê khác. Mặc dù điều kiện tự nhiên khí hậu đã mang tới cho hương vị thơm ngon quyến rũ cho cà phê Việt không thua kém gì sản phẩm cà phê các nước khác. Năm 2011 được cho là thời điểm bùng nổ của loại hình tiếp thị trực tuyến (marketing online). Tuy nhiên để áp dụng được mô hình kinh doanh trực tuyến phù hợp cho từng doanh nghiệp, từng ngành kinh doanh là cả một vấn đề. Do đó, điều quan trọng là mỗi doanh nghiệp phải xác định được các điều kiện cần có để áp dụng hình thức Marketing Online vào ngành kinh doanh của mình.
Xét thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng Marketing Online đối với sự phát triển thương hiệu đối với các công ty trong thực tiễn, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang nên em quyết định chọn đề tài: “Ứng dụng Marketing
online tại để bán hàng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang “. Với hi vọng ngoài việc hệ thống lại một số kiến thức em đã được tích lũy
phần nhỏ bé cho sự phát triển thương hiệu của Công ty được nhiều người biết đến hơn và sẽ sớm trở thành thương hiệu ngày càng có nhiều khách hàng trung thành hơn.
Em xin chân thành cảm ơn quý cô chú, anh chị và Ban lãnh đạo công ty cùng cô Trần Thị Tùng Quyên đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài “Báo cáo thực
tập tổng hợp” này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập