0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 42 -42 )

2.2.2.1 Những mặt hạn chế

Bên cạnh những thành công đáng được ghi nhận thì hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam vẫn còn có những hạn chế cần khắc phục:

Một là, sự mất cân đối giữa thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu

Không chỉ trong giai đoạn 2009-2013 mà gần như năm nào cũng vậy, tổng kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu và sự chênh lệch là rất lớn. Điều này một phần là do tình trạng nhập siêu của Việt Nam trong những năm gần đây nên nhu cầu thanh toán cho nhập khẩu vẫn thường lớn hơn. Điều này đã gây khó khăn về nguồn vốn ngoại tệ để tài trợ cho hoạt động thương mại quốc tế do đa số khách hàng thường sử dụng kèm cả dịch vụ tài trợ thương mại với các khoản thanh toán quốc tế, gây mất

cân đối về nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu. Nó hạn chế tính chủ động trong việc thanh toán, đồng thời ngân hàng phải chịu thêm các khoản chi phí để đi vay ngoại tệ nhằm mục đích thanh toán cho các khách hàng.

Hai là, Doanh số từ hoạt động thanh toán quốc tế vẫn còn chưa ổn định

Doanh số thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế là tương đối cao nhưng vẫn còn thiếu sự ổn định khi mà sự khác biệt là tương đối rõ giữa các năm và sự tăng giảm là thất thường. Nguyên nhân là do sự bất ổn của nền kinh tế thời gian gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh. Điều này chứng tỏ khả năng phản ứng của Chi nhánh trước những khó khăn vẫn còn chưa cao dù đã rất cố gắng đưa mức doanh số của thanh toán quốc tế trở về mức ổn định.

Ba là. Chưa đa dạng hóa được các dịch vụ

Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ đơn thuần là các dịch vụ thanh toán quốc tế mà còn có các dịch vụ nhằm giảm tải khổi lượng công việc cho các nhà xuất nhập khẩu khi họ chỉ tập trung vào chuyên môn là xuất nhập khẩu hàng hóa, còn công tác thanh toán chủ yếu dựa vào ngân hàng. Các dịch vụ này có thể kể đến như dịch vụ tư vấn, dịch vụ tài trợ thương mại, ....Tuy nhiên thì các dịch vụ về thanh toán quốc tế tại Chi nhánh vẫn còn tương đối đơn giản, các dịch vụ khác chưa được chú trọng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của Chi nhánh trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Bốn là, Thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế vẫn còn chưa cao

Mặc dù mang lại nguồn thu nhập lớn cho Chi nhánh nhưng so với những hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thì con số này vẫn còn tương đối khiêm tốn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, đất nước đang trong đà hội nhập kinh tế quốc tế thì ngày càng có nhiều khách hàng cần sử dụng đến các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nhưng để duy trì hoạt động này thì ngân hàng cần phải tiêu tốn chi phí cho việc duy trì cũng như thu hút khách hàng như đào tạo nhân viên, nâng cấp, bảo trì hệ thống máy

tính, chi phí cho phát triển hệ thống các ngân hàng đại lý... vì vậy thì thu nhập cho hoạt động thanh toán quốc té vẫn còn ở mức thấp so với các hoạt động khác.

Năm là, Việc áp dụng các mức phí vẫn còn khá cứng nhắc.

Mặc dù đã đưa ra được biểu phí dịch vụ có tính cạnh tranh cao về mức phí nhưng việc thực hiện thì vẫn còn khá là cững nhắc, thiếu sự linh hoạt. Việc áp dụng mức phí ưu đãi vẫn chỉ tập trung vào các đối tác truyền thống, lâu năm của ngân hàng mà chưa linh hoạt đối với các đối tác mới có giá trị giao dịch lớn và tiềm lực tài chính mạnh nên việc giữ chân lượng khách hàng này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong dài hạn có thể ảnh hưởng đến thu nhập của Chi nhánh

2.2.2.2 Nguyên nhân

Những hạn chế nêu trên đến từ nhiều nguyên nhân, cả từ nguyên nhân khách quan đến nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, môi trường pháp lý vẫn còn chưa đồng bộ

Luật ngân hàng đã được ban hành và có hiệu lực nhưng chúng ta vẫn chưa có các luật dành cho hối phiếu, séc và ngoại hối. Các điều khoản trong luật vẫn còn chồng chéo, chưa thống nhất, phải sửa đổi nhiều lần dẫn đến khó khăn cho việc áp dụng. Chưa có được hành lang pháp lý phù hợp cho hoạt động thanh toán quốc tế, thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện các thông lệ trong thanh toán quốc tế như UCP, Incoterms. Điều này dẫn đến việc giải quyết các tranh chấp trong thanh toán quốc tế còn gặp nhiều khó khăn

Thứ hai, thị trường ngoại hối vẫn còn chưa phát triền

Hiện nay hoạt động trên thì trường ngoại hối của Việt Nam vẫn còn tương đối nghèo nàn, nghiệp vụ đơn giản, chủ yếu là nghiệp vụ giao ngay, đối tượng tham gia vẫn còn hạn chế, chủ yếu là các ngân hàng thương mại trong nước, các ngân hàng liên

doanh nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó thì thị trường chợ đen vẫn còn hoạt động khá mạnh dẫn đến các mục tiêu của nhà nước đối với thị trường ngoại hối khó được thực hiện

Thứ ba, sức ép cạnh tranh là rất lớn

Việt Nam đã gia nhập WTO từ nằm 2007 và đã có rất nhiều những ngân hàng nước ngoái với tiềm lực tài chính hùng mạnh lập chi nhánh, đại diện tại Việt Nam, mặt khác có một số ngân hàng góp vốn cho các ngân hàng trong nước cũng dẫn đến sự cạnh tranh rất lớn đối với thị trường ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng. Điều này đã gây ra những khó khăn cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triền Việt Nam cũng như Chi nhánh Đông Đô trong việc cạnh tranh với các đối thủ về thu hút khách hàng mới và giữ được những khách hàng truyền thống

Thứ tư, chính sách thương mại quốc tế vẫn còn chưa ổn định

Các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu còn thiếu, chưa chú trọng nghiên cứu thị trường nước ngoài, chưa liên kết được với các tổ chức của nước ta ở nước ngoài để tìm hiểu vệ thị hiếu, nhu cầu, thông tin khách hàng ở nước ngoài đề phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế cũng như hoạt động thanh toán quốc tế

Các thủ tục hành chính tuy đã có sửa đổi nhưng vẫn còn chồng chéo, lẫn lộn giữa các ban ngành, gây tiêu tốn thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hõn nữa, các quy ðịnh về thuế, danh mục các mặt hàng ðýợc phép xuất khẩu liên tục ðýợc sửa ðổi, thời gian giữa các lần sửa ðối là týõng ðối ngắn dẫn ðến việc khó thích nghi cho các doanh nghiệp.

Thứ năm, sự mất cân đối trong cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Trong những năm gần đây, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam đã cải thiện rõ rệt, đặc biệt trong năm 2012 thì lần đầu tiền sau 20 năm Việt Nam lai xuất siêu, nhưng đây một phần là đến từ việc nhà nước ta đã hạn chế việc nhập khẩu trong năm 2012, còn những năm khác thì kim ngạch xuất khẩu vẫn còn nhỏ hơn nhiều so với kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam chủ yếu là sản xuất các mặt hàng thủ công, nông lâm thủy

sản để xuất khẩu nên kim ngạch không được cao, hơn nữa nhu cầu về máy móc, công nghệ phục vụ cho Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đang ngày một tăng nên cán cân luôn nghiêng về phía nhập khẩu. Điều này dẫn đến việc thâm hụt cán cân thanh toán và ảnh hưởng xấu đến cung cầu ngoại tệ, đòi hỏi NHNN phải kiểm soát chặt chẽ. Điều này dẫn đến việc dự trữ ngoại hối cũng như hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân chủ quan

Một là, chưa sử dụng đa dạng các dịch vụ hỗ trợ

Chi nhánh thưởng sử dụng các dịch vụ hỗ trợ trong thanh toán quốc tế như vay ký quỹ, bảo lãnh còn các dịch vụ khác như dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu trọn gói, chiết khấu bộ chứng từ, dịch vụ cho vay tài trợ xuất khẩu ... vẫn chưa được chú trọng. Đây là các dịch vụ hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp, mang tính chuyên môn hóa cao, hơn nữa hứa hẹn sẽ đem lại nguồn lời không hề nhỏ cho ngân hàng. Nếu các dịch vụ hỗ trợ này được sử dung một cách đồng bộ và hợp lý thì hiệu quả của công tác thanh toán quốc tế sẽ được nâng cao đáng kể

Hai là, chất lượng nguồn nhân lực

Nhìn chung thì chất lương nguồn nhân lực của Chi nhánh là tốt, nhưng đa phần các cán bộ trong Chi nhánh có tuổi đời rất trẻ, còn thiếu kinh nghiệm đặc biệt là kinh nghiệm xử lý các trường hợp đặc biệt trong giao dịch thanh toán quốc tế. Ngoài ra thì năng lực đánh giá tình hình của doanh nghiệp cùng khả năng phân loại khách hàng của một số nhân viên vẫn còn tương đối yếu, các giao dịch được thực hiện chủ yếu dựa vào cảm tính của cán bộ thanh toán quốc tế chứ chưa đi sâu vào hiệu quả có thể đạt được khi thực hiện giao dịch với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Chất lượng cán bộ công nghệ thông tin của chi nhánh vẫn chưa được cao. Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ thì việc liên tục cập nhật các công nghệ tiên tiến trong công tác thanh toán quốc tế sẽ làm tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng. Đây là trở ngại

lớn không chỉ với Chi nhánh Đông Đô mà còn là vấn đề của toàn bộ hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

Ba là, công tác Marketing vẫn còn chưa đạt hiệu quả

Chi nhánh đã có rất nhiều cố gắng trong công tác truyền thông, quảng cáo giới thiệu các hoạt động thanh toán cũng như các dịch vụ trong lĩnh vực này đến với khách hàng nhưng số lượng khách hàng thu hút được vẫn còn khá khiêm tốn. Khả năng theo đuổi các mục tiêu khách hàng tiềm năng vẫn còn tương đối hạn chế, Chi nhánh vẫn chủ yếu dừng lại ở khách hàng truyền thống mà chưa thu hút được lượng khách hàng mới trong thị trường rộng lớn, đặc biệt là thị trường quốc tế.

Bốn là, khả năng vận dụng luật quốc tế còn thấp

Hiện nay, ngân hàng Đầu tư và Phát triển cũng đang sử dụng hệ thống các điều khoản trong UCP 600 đối với các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đây cũng là quy tắc được sử dụng chung trên toàn thế giới. Nhưng một số quy định trong UCP 600 còn khá chung chung, dẫn đến những khó khăn cho cán bộ còn thiếu kinh nghiệm của Chi nhánh trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thanh toán quốc tế, rất dễ dẫn đến những sai sót, gây ảnh hưởng đến khách hàng cũng như uy tín của Chi nhánh.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -

CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

3.1 Định hướng chiến lược của BIDV trong giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn

đến 2020

3.1.1. Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

BIDV phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.

Chiến lược của BIDV giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 là phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột phá chiến lược là:

Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.

Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.

Trong giai đoạn 2011-2015 BIDV sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ưu tiên như sau:

(1) Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

(2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững;

(3) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;

(4) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;

(5) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;

(6) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động

(7) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động;

(8) Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;

(9) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại Danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính;

(10) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV.

Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ưu tiên và một số chỉ tiêu tài chính tài chính chủ yếu đặt ra trong kế hoạch 5 năm gắn với tái cơ cấu, BIDV đã phân khai chương trình hành động theo 8 cấu phần chính bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành tại BIDV. Cụ thể:

Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng; Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng;

Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư ;các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế;

Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư góp vốn và đầu tư vào các công ty trực thuộc;

Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam;

Phát triển NHBL: tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực dành cho hoạt động NHBL, đa dạng hóa sán phẩm dịch vụ NHBL; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp;

Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế;

Nguồn nhân lực - Mô hình tổ chức: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết lập nền tảng tập đoàn tài chính ngân hàng;

Công nghệ: Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng;

Mỗi cấu phần kể trên đều được xây dựng giải pháp và lộ trình thực hiện chi tiết

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 42 -42 )

×