Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và hoạt động thanh toán quốc tế, mặc dù Chi nhánh Đống Đa đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như đưa nghiệp vụ thanh toán quốc tế trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của mình, Chi nhánh cũng đã đạt được những thành quả nhất định trong cả hai tiêu chí là các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính
2.2.1.1 Các chỉ tiêu tài chính
Bảng 2.15 Doanh thu của nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh giai đoạn 2009 – 2013
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số tỷ lệ (%) Tổng số tỷ lệ (%) Tổng số tỷ lệ (%) Tổng số tỷ lệ (%) Tổng số tỷ lệ (%) Thanh toán LC 175,09 68,2 122,01 60,2 189,13 62,8 204,48 71,3 254,64 74,4 Nhờ thu 43,39 16,9 47,47 23,4 84,34 28,01 58 20,2 65,32 19,1
Chuyể n tiền 38,36 14,9 33,23 16,4 27,59 9,2 24,43 8,5 22,35 6,5 Tồng doanh số 256,84 100 202,71 100 301,06 100 286,91 100 342,31 100
Bảng 2.9 cho thấy doanh số của nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô. Có thể thấy hoạt động thanh toán quốc tế đã mang lại doanh thu không nhỏ cho Chi nhánh nhưng doanh số có sự biến động qua các năm. Năm 2009 doanh số thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế là 256,84 triệu USD, sang năm 2010 con số này giảm 54,13 triệu USD xuống còn 202,71 triệu USD. Năm 2011, doanh số này có một sự tăng trưởng mạnh với 301,06 triệu USD nhưng lại tiếp tục giảm ở năm tiếp theo xuống còn 286,91 triệu USD (giảm 4,7%). Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do chính sách thắt chặt chi tiêu, kiềm chế lạm phát của Chính phủ và các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu tại các Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Đến năm 2013, doanh số thu được từ nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã tăng trưởng trở lại lên 342,31 triệu USD và đạt mức doanh số cao nhất trong giai đoạn này, Nhìn chung thì doanh số của nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã tăng trong giai đoạn từ 2008-2013, đóng góp rất nhiều vào sự phát triền của Chi nhánh tạo tiền đề cho sự phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế sau này.
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng doanh thu của các phương thức thanh toán quốc tế của Chi nhánh giai đoạn 2009 - 2013
Có thể thấy trên biểu 2.2 tỷ trọng của các phương thức thanh toán tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô từ năm 2009 đến 2013, tỷ trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn ở mức cao với trên 60%, cao nhất là 74,4% năm 2013 và thấp nhất là 60,2% năm 2010. Phương thức L/C vẫn luôn là phương thức thanh toán có rất ít rủi ro vì vậy các doanh nghiệp hiện tại thường dùng phương thức này để tiến hành giao dịch quốc tế. Phương thức nhờ thu thì vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối qua các năm do thanh toán bằng phương thức nhờ thu sẽ giảm thiểu một phần rủi ro cho nhà xuất khẩu vì chứng từ chỉ được giao cho người nhập khẩu khi người nhập khẩu thanh toán tiền hàng hoặc đã ký chấp nhận hối phiếu (đối với nhờ thu chứng từ). Tuy nhiên mức độ sử dụng phương thức này trong các giao dịch quốc tế của các Doanh nghiệp vẫn còn tương đối ít. Phương thức chuyển tiền là phương thức ít được sử dụng nhất và có xu hướng giảm qua các năm. Từ năm 2009 đến 2013 tỷ trọng của phương thức này trong mức doanh số đem lại cho chi nhánh đã giảm hơn một nửa, từ 14,9% năm 2009 xuống còn 6,5% năm 2013. Nguyên nhân là do phương thức này chứa đựng quá nhiều rủi ro tuy nhiên do có mức phí khả thấp nên vẫn được sử dụng bởi một số doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc phương thức tín dụng chứng từ đạt mức tỷ trọng cao nhất và mang lại một mức doanh số lớn trong các năm là một tín hiệu tích cực đối với Chi nhánh. Phương thức này tuy
có quy trình phức tạp nhưng an toàn đối với cả 2 bên đối tác và đối với cả ngân hàng, đặc biệt là trong quá trình hội nhập rất mạnh mẽ của Đất nước hiện nay.
2.2.1.2 Các chỉ tiêu phi tài chính
Với cam kết cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp đến với khách hàng của BIDV, sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước, luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triền VIệt Nam vẫn luôn là một trong những lá cở đầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của Việt Nam.
Mặc dù hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực nhưng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VIệt Nam luôn đề cao tầm quan trọng của các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, trong đó quan trọng nhất là nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Trong thời gian qua, đối với các chỉ tiêu phi tài chính thì hoạt động thanh toán quốc tế cũng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ:
Một là, Doanh số thu được từ hoạt động kinh tế vẫn luôn được giữ vững
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay thì hoạt động thanh toán quốc tế cũng gặp những thách thức, nhưng nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo Ngân hàng cùng với sự quyết tâm, tận tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao của các nhân viên phòng thanh toán quốc tế hoạt động thanh toán quốc tế đã đem lại nguồn thu rất lớn cho Ngân hàng, minh chứng cho điều này là doanh số của hoạt dộng thanh toán quốc tế đã tăng mạnh từ năm 2009-2013. Hơn nữa khu vực Hà Nội luôn có những đối thủ cạnh tranh rất mạnh như Agribank, Vietcombank, Viettinbank ... thì Chi nhánh Đông Đô vẫn luôn giữ vứng được vị trí của mình
Với mục tiêu làm hài lòng khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Ngân hàng nói chung và đối với nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói riêng, Ngân hàng đã đúc rút kinh nghiệm, tiếp thu phản hổi tứ phía khách hàng và đối tác, từ đó xây dựng được một quy trình thống nhất và phù hợp cho cả 3 phương thức thanh toán quốc tế nhờ thu, chuyển tiền và tín dụng chứng từ. Khách hàng sẽ được cung cấp thông tin một cách chính xác, thủ tục được tiến hành nhanh chóng cùng với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp từ đó tiết kiệm được thời gian cho khách hàng, tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc nhờ đó mà giao dịch thanh toán quốc tế sẽ được tiến hành trong thời gian ngắn, an toàn và đảm bảo được yêu cầu về thanh toán cho khách hàng
Ba là, đưa ra các mức phí hấp dẫn và cạnh tranh
Trước tình hình kinh tế khó khăn hiện nay thì các doanh nghiệp cũng như cá nhân luôn phải tìm cách giảm thiểu chi phí thì Ngân hàng đã đưa ra những múc phí hấp dẫn và cạnh tranh cho các dịch vụ của mình nhằm giữ chân các đối tác đã và đang làm việc cũng Ngân hàng cũng như thu hút thêm những khách hàng mới, và quan trọng là luôn đảm bảo được lợi ích của khách hàng và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Bốn là, nâng cao uy tín của ngân hàng
Hoạt động thanh toán quốc tế trong những năm vừa qua gặp vô vàn khó khăn nhưng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triền Việt Nam cũng như Chi nhánh Đông Đô nói riêng đã cố gắng không để những sai lầm đáng tiếc sảy ra, nhờ đó mà uy tín của ngân hàng được giữ vững và nâng cao với các đối tác và khách hàng.
Năm là, góp phần tăng nguồn ngoại tệ
Hàng năm, phí thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế luôn đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho Chi nhánh. Bên cạnh đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển vẫn đang tiếp tục nâng cấp dịch vụ, cải tiến công nghệ, đơn giản hóa quy trình nên đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng.
Sáu là, trình độ thanh toán viên và kiểm soát viên không ngừng được nâng cao Với phương châm luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Đông Đô nói riêng vẫn luôn quan tâm đến chất lượng của thanh toán viên và kiểm soát viên phòng thanh toán quốc tế. Do hoạt động thanh toán quốc tế có liên quan đến yếu tố nước ngoài, nên các nhân viên và kiểm soát viên của phòng thanh toán quốc tế ngoài nắm chắc kiến thức chuyên môn về thanh toán quốc tế thì cần phải có những hiểu biết về các lĩnh vực khác như tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa ... của các nước đối tác, năng lực về ngoại ngữ, công nghệ thông tìn của các nhân viên cũng cần được chú trọng. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Ngân hàng đã mở nhiều lớp đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên, đặc biệt Ngân hàng còn gửi những nhân viên tiềm năng ra nước ngoài để học hỏi thêm kinh nghiệm và nâng cao trình độ để có thể góp phần vào sự phát triển của Ngân hàng