Giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Hoàng

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆPGIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC (Trang 69)

3. 1.4.4 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty:

4.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Hoàng

4.2.1. GP1 Lập bảng danh biểu:

Để phục vụ cho nhu cầu quản lý vật liệu tránh nhầm lẫn, thiếu sót, Công ty cần sử dụng “Sổ danh điểm vật liệu”.

-“Sổ danh điểm vật liệu”: là sổ tập hợp các loại vật liệu của Công ty đã và đang sử dụng. Trong đó theo dõi từng nhóm, từng loại, từng thứ vật liệu một cách chặt chẽ để giúp cho công tác quản lý và hạch toán vật liệu tại Công ty thực hiện một cách dễ dàng hơn và thống nhất hơn. Mỗi loại, mỗi nhóm mỗi thứ vật liệu được quy định một mã riêng sắp xếp một cách trật tự, thuận tiện cho việc tìm kiếm khi cần thiết.

SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU KÝ HIỆU Nhóm Danh điểm NVL 152.1.01 Vải m 152.1.01.01 Vải Lanh 152.1.01.02 Vải dệt kim … … … … 152.1.02 Chỉ Cuộn 152.1.02.01 Chỉ xanh Cuộn . 152.1.02.02 Chỉ trắng Cuộn

4.2.2. GP2: Phế liệu thu hồi.

Phế liệu thu hồi trong thực tế khi tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm, thì tính giá thành sản phẩm được xác định theo công thức:

Zsp = Sp dở dang + Cphí thực tế phát – Sp dở dang – Giá trị phế liệu đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ thu hồi

Vì vậy, hạch toán giá trị phế liệu thu hồi cũng như tận dụng thu sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm. Việc hạch toán vật liệu ở kho và phòng kế toán còn trùng lặp quá nhiều.

4.2.3. GP3: Công ty cần mở sổ chi tiết thanh toán với từng người bán ( sổ chi tiết 2)

Công ty phải mở sổ chi tiết thanh toán với từng người bán để theo dõi từng khách hàng như chế độ kế toán đã ban hành. Do sử dụng một sổ để theo dõi từng khách hàng nên kế toán chỉ ghi sổ chi tiết số 2 vào một lần cuối tháng mà vẫn không theo dõi thường xuyên tình hình thanh toán với người bán. Như vậy, nó sẽ không phản ánh chính xác các nghiệp vụ liên quan đến việc thu mua NVL. Công ty phải mở sổ riêng cho từng người bán có quan hệ thường xuyên, còn với những người ít nhập vật liệu cho công ty thì mở chung vào một sổ.

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA (NGƯỜI BÁN) Tài khoản:... Đối tượng : ... Loại tiền : VNĐ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Thời hạn được chiết khấu Số phát sinh Số dư Số hi ệu Ngày tháng N ợ C ó N ợ C ó A B C D E 1 2 3 4 5 - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ ... ... - Cộng số phát sinh x x x x - Số dư cuối kỳ x x x x

4.2.4. Giải pháp 4: Công ty cần trích lập dự phòng giảm giá NVL

Kế toán phải trích lập dự phòng giảm giá NVL: Trong những năm gần đây tình trạng giá cả trên thị trường thường xuyên biến động nên nhiều công trình bị lỗi do đơn giá dự toán thấp hơn so với thực tế nên việc hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Số dự phòng cần trích lập cho năm tới

=

Số lượng vật liệu tồn kho cuối năm nay

x Đơn giá gốc vật liệu tồn kho - Đơn giá thị trường

KẾT LUẬN

Những công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công tác hạch toán NVL là một khâu quan trọng và phức tạp, đồng thời cũng mang đặc trưng riêng. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành công trình hoàn thành nên phải quản lý chặt chẽ quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản và xuất dùng.

Đặc điểm ngành nghề và điều kiện thực tế của một công ty luôn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán từng khoản mục chi tiết nói riêng. Công ty TNHH Hoàng Lộc đã xây dựng được một hệ thống hoạt động hiệu quả, hợp lý và chắc chắn sẽ ngày càng phát triển.

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Hoàng Lộc với sự quan tâm giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo cùng các anh chị phòng kế toán trong công ty em đã đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế công tác kế toán ở công ty, từ đó có thể củng cố và hoàn thiện hơn vốn kiến của mình. Song với năng lực còn hạn chế do đó quá trình trình bày chuyên đề sẽ không sao tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh, chị trong công ty để em có thể hoàn thiện được chuyên đề của mình và có được một nền tảng kiến thức về chuyên môn vững chắc cho công tác kế toán sau này.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Huyền, ban lãnh đạo công ty cùng tập thể các anh chị phòng kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này và em xin gửi đến cô giáo hướng dẫn cùng tập thể các cô chú, anh chị trong công ty TNHH Hoàng Lộc lời chúc sức khoẻ và thành công.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

+ Sách “Kế toán tài chính” - Trần Xuân Nam - 2010

+ Giáo trình “Lý thuyết kế toán” – ThS. Đồng Thị Vân Hồng

+ Sách “Hướng dẫn học và làm kế toán tài chính” – TS. Hà Xuân Thạch và PGS.TS Võ Văn Nhị

+ Các chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam ( chuẩn mực số 03, thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 )

+ Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của BTC. + Quyết định 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của BTC.

+ Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 hướng dẫn kế toán thực hiện 06 chuẩn mực kế toán ban hành theo QĐ số 234/2003/QĐ-BTC ngày 31/12/2003 của bộ trưởng BTC.

+ Kế toán tài chính Doanh nghiệp phần 1 - Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM

+ Kế toán tài chính Doanh nghiệp phần 2 - Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM

+ Các website về kế toán: http//www.tailieu.vn + http//www.google.com

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆPGIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC (Trang 69)